Bộ Bộ Sinh Liên

Chương 624 : Cửa Ải Cuối Cùng

Ngày đăng: 21:02 19/04/20


Lòng người trong thiên hạ dao động, khắp nơi đều nổi lên tin đồn, sợ rằng triều đình Đại Tống sắp đến ngày điệt vong.



Bách tính nghĩ như vậy cũng là lẽ thường tình, bởi từ cuối triều Đường đến nay, chư hầu nổi lên như nấm mọc sau mưa, quốc hiệu đổi như thay áo. Những quốc gia đã bị diệt vong như Thục, Đường, Hán có nước nào mà không truyền qua đời Nhị Thể Tam Thể bốn năm mười năm, nước Tống tuy đã thống nhất được Trung Nguyên, nhưng tính ra cũng mới duy trì được mười mấy năm, để đạt được thiên hạ quy tâm thì vẫn còn xa.



Kết quả, đầu tiên là U Châu đại bại, ba mươi vạn đại quan bị đánh cho tan tành, phải cấp tốc gùi "Thảo Triệu Cảnh Lệnh" cho Tây Hạ. Kỳ Vương Triệu Đức Phương chính là khổ chủ, những hành vi của Triệu Quang Nghĩa một khi bại lộ trước thiên hạ, chắc chắn sẽ làm mất lòng người. Triệu Quang Nghĩa còn chưa nghĩ ra phải ứng phó ra sao với nguy cơ này thì đã bị người ta lấy đầu ngay trong doanh trại của mười vạn đại quân, Thái tử nhanh chóng kế vị.



Triệu Nguyên Tá sáng ban lệnh chiều đã đổi, tính tình do dự thiếu quyết đoán, có vẻ tin tức phụ hoàng lên cơn bạo bệnh bất thường đã truyền khắp Biện Lương thành. Đừng thấy thâm cung tường cao hào sâu, kỳ thực chẳng có bức tường nào có thể hoàn toàn kín gió. Hơn nữa hoàng thất Đại Tống từ trước tới nay khá gần gũi với dân. Cung cấm cũng không canh phòng nghiêm ngặt bằng những triều khác, những chuyện trong hoàng cung đại nội này sớm đã không thể giấu được bách tính kinh thành.



Hổ báo Đại Liêu thì nhăm nhăm chực chờ tiến công xuống phía nam, Lũng Hữu Quan rơi vào tay người Tây Hạ, Ba Thục nghĩa quân nổi dậy. Đừng nói là người dân bình thường, cho dù là quan lại trong triều cũng vô cùng lo sợ.



Trong khi Tiêu Xước lui binh tại đất Tống, thì cũng đồng thời nhanh chóng lập kế hoạch phản kích, dựa vào sĩ khí đang mạnh liền hợp quân với các lộ binh mã tới cứu viện Nam Kinh, chuyển thủ sang công. Đại Tống trong cơn biển loạn đang phải đối mặt với cục diện quốc nội không yên. Lòng người rối loạn, hai mặt dùng binh đều là cường địch.



Đối với chuyện quân quốc đại sự, Triệu Quang Nghĩa cũng có thể coi là một nhà lý luận quân sự, tuy còn kém xa những huynh đệ khác, nhưng nếu đàm luận chuyện quân sự, ông ta cũng có thể nói năng đâu ra đấy. Thái tử Nguyên Tá ngược lại không hiểu biết chút gì về quân sự, những thứ như Tam Cương Ngũ Thường, Hiếu Thê Nhân Nghĩa lại không thể mang ra mà đánh trận. May mắn là tuy y năng lực chưa tới, nhưng trong triều văn có Trương Bạc, võ có La Khắc Địch. Triệu Nguyên Tá là một người không có chủ kiến, tất cả đều thuận theo hai người kia. Vậy nên tạm thời cũng có thể sắp xếp ổn thỏa.



Trương Bạc và La Khắc Địch, một tên không tu đường tư đức, vô ơn bạc nghĩa, một tên lòng dạ bất chính, sớm đã có ý định phản bội. Tuy nhiên luận tài cán, hai tên này quả thực rất giỏi không có gì để nói, cục diện trước mắt, cho dù trong lòng chúng nghĩ thế nào thì cũng đều phải tập trung tinh thần mà đối phó với giặc ngoại xâm trước, nếu như thật sự để người Khiết Đan tiến vào Trung Nguyên thì không còn là chuyện đùa được nữa.



Sự việc đã đến nước này, hai người Trương - La đành thực tâm mà hợp tác với nhau, qua một hồi thảo luận quyết định đâng tấu lên Hoàng Thượng để Lý Kế Long, Lưu Triều Nhượng, Điền Trọng Tiến lần lượt đảm nhận chức vụ Bộ Thứ của Thương Châu, Doanh Châu, Định Châu, phòng thủ bảo vệ ba quan ải này.



Vốn dĩ trước đó, đứng trước nguy cơ Lý Kế Long thọ mệnh một mình thống lãnh quân biên thùy. Nhưng lần này không phải là xuất chinh mà là phòng thủ, cho nên mỗi một quan ải trọng yếu cần có một chủ tướng mới có thể căn cứ vào tình hình địch ta mà kịp thời ra quyết định bất cứ lúc nào, nếu để một mình Lý Kế Long một mình nắm tất cả binh quyền là sợ rằng sẽ nhỡ mất việc lớn, chứ hoàn toàn không phải cố ý phân tán binh quyền của ông ta.



Khi bắt đầu giao chiến, hai bên đều có những điểm mạnh yếu khác nhau, quân Tống tuy sĩ khí không cao, nhưng có lợi thế địa hình cho nên quân Liêu cũng không chiếm được bao nhiêu phần thắng thế. Tin tức quân tình truyền đến Đông Kinh, bách tính dần dần cũng an lòng, cảm thấy quân Tống tuy đã từng bại trận nhưng người Liêu có vẻ cũng không đáng sợ như trong tưởng tượng.



Tổng chỉ huy của quân Liêu Da Luật Hưu Ca là một thống soái thực sự, nhưng trước mắt vẫn chưa có ai có thể nhận ra sự bất phàm của y. Nước Tống khi tự kiểm điểm lại nguyên nhân Bắc phạt thất bại lần này, tuy ngoài mặt không ai nói, nhưng trong thâm tâm ai cũng cho rằng do tiên đế dùng binh sai lầm dẫn đến đại bại, Da Luật Hưu Ca lần này giành thắng lợi đa phần chẳng qua là gặp may mắn mà thôi.



Thực ra cục diện giằng co trước mắt căn bản đã vượt ra ngoài sự dự tính của Da Luật Hưu Ca. Y vốn dĩ không coi trọng những sự thắng bại nhỏ bé này, mục tiêu của y là quân chủ lực của Tống quốc, điều y muốn là hạ thành tiến thẳng vào Trung Nguyên. Nhưng đây là việc không thể vội vã được, y đang đợi cơ hội, đồng thời cũng đang tự tạo ra cơ hội. Cơ hội đó, cuối cùng cũng đã tới.



Sau khi hai bên giằng co được mấy ngày, Điền Trọng Tiến tạm thời ổn định được tình hình liền bắt đầu thử quay sang triển khai phản kích. Điền Trọng Tiến lui binh ra khỏi Kỳ Câu Quan, liên tiếp đánh bại mấy lộ quan Liêu, thậm chí thu hồi lại được Trác Châu. Thực ra Điền Trọng Tiến không hề mạo hiểm tấn công tùy tiện, chủ động xuất kích là ý của triều đình, bên ngoài thì nói là phải chặn địch ngay từ bên ngoài biên giới, nhưng nguyên nhân thực sự là do trước mắt lòng quân cùng như lòng dân đều đang dao động, quân Tống rất cần một trận thắng để vãn hồi tất cả.
Trận Quân Tử Quan, Lưu Đình Nhượng dưới sự liều chết bảo vệ của bộ tướng thoát khỏi vòng vây, chỉ dẫn theo khoảng chục kỵ binh chạy về đất Tống, mấy vạn quân đều bị tiêu diệt, tin tức truyền về Đông Kinh Biện Lương. Triệu Nguyên Tá nghe như sét đánh bên tai, ngơ ngác ngồi trên ngự tọa, mặc cho quần thần nói gì, chỉ một mực im lặng không nói. Sau cùng đột nhiên đứng dậy, hạ chiếu cho dù bằng bất cứ giá nào, toàn quân phát kích phản công. Trương Bạc và La Khắc Địch vội vã khuyên ngăn.



Sau đó, Da Luật Hưu Ca thừa thắng xông lên, một lần nữa bao vây Trác Châu, khổ chiến mấy ngày mấy đêm. Thành Trác Châu bị hạ, quân Tống trong thành bị ép đầu hàng, được Da Luật Hưu Ca tập hợp lại thành bảy doanh binh mã, phân tán vào đội ngũ của quân Liêu, cùng nhau hướng xuống phía Nam, trên đường công phá Kỳ Châu, Tân An, Tiêu Lang sơn trại, lại chiếm được Dịch Châu. Tin tức truyền tới Biện Lương, Triệu Nguyên Tá hoảng hốt, lại ra lệnh cho các quan ải đóng cửa thành cố thủ, không cho phép xuất chiến.



La Khắc Định cho rằng, thế địch đang mạnh, đối đầu chính diện là điều không nên. Nhưng tình hình cụ thể còn phải xem thế địch mạnh yếu ở từng quan ải, triều đình ra lệnh đồng loạt tất cả các ải không được xuất chiến thì không được thỏa đáng, khiến cho Triệu Nguyên Tá giận dữ đùng đùng, cũng may Trình Vũ, Cô Diễm, Tống Kỳ cùng với các sủng thần thân tín của Triệu Quang Nghị lần lượt tấu thưa rằng lời của La Khắc Địch nói có lý, Triệu Nguyên Tá mới không trị tội của y. Tuy nhiên vẫn làm theo lời của y, hạ chiếu thư cho tướng lĩnh các biên ải.



Ra khỏi ngọ môn, đã có ngựa chờ sẵn, La Khắc Địch xoay người nhảy lên ngựa, ngửa đầu lên trời mà thở dài, nước Tống đến cục diện như ngày hôm nay, y cảm thấy cũng chưa đến mức không thể vãn hồi. Nhưng vị hoàng đế này... Sáng nắng chiều mưa, hỉ nộ vô thường, tâm trạng thay đổi nhanh như trẻ con. Nói khóc là khóc nói cười là cười, rõ ràng là không hiểu việc quân sự nhưng cứ nhất định thích nhúng tay vào, hơn nữa một khi lên cơn cố chấp thì tuyệt nhiên không nghe ý kiến của bất cứ một ai, hoàng đế là đầu não của quốc gia, hành sự sao có thể khinh suất ngang ngạnh như thế?



Hai đạo chiếu thư trước sau chỉ cách nhau có mấy ngày, mệnh lệnh lại hoàn toàn trái ngược, chỉ dựa vào điểm này đã đủ để làm tiêu tan dũng khí của quân sĩ biên ải. La Khắc Địch y làm gì có đủ khả năng thay trời đổi ngày. Triệu Quang Nghị đoạt được ngôi vị một cách không quang minh chính đại, con trai của hắn lên ngôi tính hợp pháp đương nhiên cũng có vấn đề. Nhưng trước mắt giang sơn Đại Tống đang nằm trong tay vị thiên tử trẻ tuổi thần trí không tỉnh táo này. Y có thể không quan tâm đến Triệu Quang Nghĩa phụ tử hai đời quân vương, nhưng giang san của người Hán sao có thể để lọt vào tay bọn người man di Khiết Đan, thân làm người chỉ huy quân đội nước Tống, y thực không biết nên làm sao cho phải?



"La đại nhân...".



Phía sau có tiếng chân ngựa chạy đến, nhìn mũ mão của người trên ngựa có thể thấy đây là một võ tướng, vừa nhìn thấy La Khắc Địch người nọ liền ghim ngựa hành lễ.



La Khắc Địch quay đầu nhận ra đó là ai, liền nhanh chóng đáp lễ: "Địch đại nhân".



Vị Địch Mộc Ti này tuổi khoáng bốn mươi, vốn là một vị tướng lĩnh trung cấp trong cấm quân, trước đây quân hệ với Tấn Vương Triệu Quang Nghĩa không gần không xa, nhưng so với rất nhiều tướng lĩnh cao cấp hồi đó không qua lại với thân vương thì có thể nói là thân thiết hơn rất nhiều. Triệu Quang Nghĩa thanh trừ không còn lấy một lão tướng nào, hắn cũng là từ đó được nâng đỡ, được thăng lên hàng tướng lĩnh. Người này bình thường trầm tĩnh, cẩn thận đường hoàng, La Khắc Địch cũng có vài phần kính trọng.



"Đại nhân có phải đang rầu rĩ vì chuyện chiến sự ở biên ải?".



La Khắc Địch cười khổ sở: "Ngoài quan ải hiện giờ Trần Binh Hoàng Quan không lùi không tiến, không biết là có ý đồ gì. Giang Nam biến động không yên, lòng người kinh thành bất an! Tình hình như thế La mỗ thật là lực bất tòng tâm".



Địch Mộc Ti mỉm cười nói: "Đại nhân vũ dũng, hạ quan hiểu rất rõ. Nhưng việc quân lần này là nguy cơ nghiêm trọng nhất của triều ta từ khi lập quốc đến giờ. Cũng thật là làm khó cho đại nhân, thực ra... Đại nhân một mình rầu rĩ ở đây thì có được tác dụng gì. Sao không đi thỉnh giáo một phen?".



La Khắc Địch nói: "Thỉnh giáo, bản quan có thể thỉnh giáo với ai?".