Điền Viên Cẩm Tú

Chương 7 : Thu hoạch lớn ở trấn trên

Ngày đăng: 17:31 30/04/20


Vừa bước vào, Tử La đã cảm nhận được sự phồn hoa của thị trấn này. Người đến người đi, kẻ bán hàng rong kiếm sống, người mua hàng chọn lựa sản phẩm, khung cảnh vô cùng sầm uất.



“Trấn trên náo nhiệt quá!” Tử La cảm thán.



“Đúng vậy! Nước Đại Tề chúng ta hình thành được hơn tám mươi năm, càng ngày càng ổn định. Hoàng đế hiện tại đã tại vị được khoảng hai mươi năm, triều chính liêm minh, vì vậy cuộc sống của mọi người cũng càng ngày càng tốt.” Tử Thụ nghe Tử La nói xong thì tiếp lời.



Tử La biết đại ca Tử Thụ đã từng được học trong trường tư thục của thôn suốt hai năm, sau này cha mất mới phải nghỉ học ở nhà, thế nhưng huynh ấy không hề bỏ bê sách vở, cứ có thời gian lại đi mượn sách đọc thêm. Tử La biết đại ca thích đọc sách, chỉ vì sinh ra trong nhà nông, gia đình gặp chuyện nên mới phải bỏ học mà thôi. Bây giờ nghe đại ca nói, nàng vẫn thấy đại ca rất thông tuệ, có thể hiểu được tình hình kinh tế chính trị thời đại này.



Qua lời của cậu, Tử La biết đây là nước Đại Tề, một triều đại không có thật trong lịch sử. Vương triều này mới được hình thành không lâu, đang ở thời kỳ khá phát triển, hoàng thượng anh minh. Vậy cũng được, xuyên việt đến thời bình vẫn tốt hơn thời loạn, xã hội ổn định mới có lợi với kế hoạch làm giàu của Tử La.



Bây giờ, nhóm Tử La đang đứng ở nơi tập trung bán hàng rong, chỗ này không có nhiều cửa hàng, nhưng có rất nhiều quán nhỏ, cũng có rất nhiều người ăn mặc kiểu nông dân giống họ bày quầy, bán nồng phẩm.



Lúc này, Trần thẩm nói: “Ta và thúc thúc các cháu muốn bán trứng gà và rau xanh ở đây, mấy đứa cứ đi mua đồ đi. Hai canh giờ nữa lại tập hợp ở đây, chúng ta sẽ cùng đi mua lương thực nhé?”



“Dạ được, bọn cháu đưa A La đến đại phu trước, mua vài thứ rồi lại về đây. Bọn cháu đi trước nhé.” Tử Vi nói. “Ừ, cẩn thận đường xá.”



Tạm biệt hai người Trần thẩm xong, Tử Vi và Tử Thụ liền đưa Tử La đến đại phu. Tuy Tử La cảm thấy không cần, nhưng hai người kia lại rất kiên quyết, sợ tiểu muội lần trước rơi xuống sông còn chưa khỏi hẳn. Thôi vậy, để đại phu kiểm tra cũng khiến hai người yên tâm hơn.



Đến tiệm thuốc, đại phu bắt mạch cho Tử La xong thì nói: “Con bé không bị bệnh nặng đầu, nhưng hình như trước đó đã từng nhiễm lạnh nên cần phải điều trị tận gốc. Hơn nữa, sức khỏe con bé lại khá yếu, phải cố gắng bối bộ.”



“Vậy xin hỏi đại phu, tiểu muội nên bồi bổ gì ạ?”



“Cũng không cần đặc biệt lắm đầu, ví dụ như cho con bé ăn nhiều trứng gà, thịt gà hoặc cái gì đó bổ một chút, trẻ con đang trong thời kỳ phát triển mà. Cũng có thể ăn thêm chút táo đỏ, cẩu kỷ và một số dược liệu có tính ấm nữa.”



“Vậy xin hỏi đại phu có thể kể một đơn thuốc cụ thể không?” Tử Thụ hỏi.



“Cái đó thì không cần, có lẽ các cháu cũng không phải con nhà giàu có, như vậy đi, ta sẽ bảo dược đồng gói cho các cháu nửa cần táo đỏ và cẩu kỷ để nấu canh cho tiểu nha đầu này.” Đại phu nói.



Tử Thụ vội vã cảm tạ đại phu, sau đó mua táo đỏ và cẩu kỷ, hết hai mươi văn tiền.


Tử La cũng nói luôn: “Thẩm, A La không thích đường, ăn đường sẽ bị đau răng, trước kia thẩm giúp nhà chúng cháu nhiều như vậy, A La giúp thím một lần là điều nên làm. Ca ca cháu có nói, làm người phải biết biết báo đáp ân tình. Sau này nếu chúng cháu có khả năng nhất định phải bảo đáp tất cả những người đã giúp đỡ bọn cháu.”



Trần thẩm và Trần thúc nghe vậy cũng cảm động không thôi. Trẻ con nhà nghèo đã sớm phải quản lý nhà cửa, mấy huynh muội nhà này còn bé đã hiểu chuyện đến thế, về sau nhất định sẽ rất có tiền đồ. Quan trọng hơn cả là bọn chúng biết cảm ơn người khác.



“Được, thẩm không mua cho A La nữa, sau này A La có chuyện gì thì cứ tìm thẩm nhé.”



Bọn họ tiếp tục đi đến cửa hàng lương thực. Chưởng quầy thấy có khách đến nền nhanh nhảu đón chào: “Khách quan muốn mua gì?”



“Chưởng quầy, lương thực bán thế nào?” Trần thúc hỏi.



“Bột cao lương và bột gạo lức là hai văn tiền một cân, bột gạo thổ và bột ngô là ba văn tiền một cân, bột gạo trắng và gạo thổ là bảy văn tiền một cân, còn gạo ngon thì mười văn một cân, khách quan muốn loại nào?”



“Thụ ca nhi muốn mua thế nào?” Trần thúc hỏi Tử Thụ. Tử Thụ nghĩ ngợi một lúc rồi nói: “Lấy năm mươi cần bột cao lương, hai mươi cân bột ngô và bốn cân gạo ngon đi.”



“Được, của khách quan hết hai trăm văn tiền.” Lương thực được đóng gói rất nhanh, chưởng quầy ở bên cạnh vừa tính toán vừa nói.



Trả tiền xong, ra khỏi hàng lương thực, mấy người đi qua một hàng bán gà con. Tử La thấy vậy liền nói với nói với Tử Vi: “Đại tỷ, chúng ta mua mấy con gà về nuôi có được không, như vậy mọi người cũng sẽ được ăn trứng gà.”



Tử Vi nghĩ một lúc, thấy cũng đúng, nói: “Được, nhưng A La phải giúp cho gà ăn nhé.”



“Vâng, muội và Tiểu Lục sẽ cho gà ăn.” Tử La thoải mái nói.



Tiếp đó, mấy người lại bắt thêm mười con gà con, mỗi con bốn văn tiền. Trần thẩm chọn giúp, nói là có chín con gà mái, một con gà trống. Tử La cũng không biết thẩm ấy phân biệt thế nào.



Trên đường về, Tử La tính xem đã dùng hết bao nhiêu tiền: Ở tiệm thuốc tiêu hết hai mươi văn, mua thịt hai mươi bảy văn, thế chấp ở hàng thêu hết năm mươi văn, mua lương thực hai trăm văn, mua gà bốn mươi văn. Hết tổng cộng ba trăm ba mươi bảy văn, trong khi các nàng chỉ có hai lượng bạc.



Quan sát đến trưa, Tử La biết một lượng bạc tương đương với một nghìn văn tiền, mà một văn tiền ở đây có giá trị gần bằng một đồng tệ ở hiện đại. Tử La nghĩ, nhất định nàng phải nghĩ ra những cách kiếm tiền khác, nếu không thì chỗ tiền này sẽ tiêu hết rất nhanh. Chỉ dựa vào việc thêu thùa của đại tỷ và nuôi mười con gà chắc chắn không kiếm được bao nhiêu, huống hồ Tử La còn muốn để Tử Thụ và Tử Hiên đi học ở trường tư thục nữa.



Tử La nghĩ, việc nàng cần làm đúng là giống gánh nặng đường xa lắm.