Tôi là Ê-ri

Chương 17 :

Ngày đăng: 19:44 19/04/20


Lúc mới đến, tôi nhìn thấy một con kỳ đà (người Thái tin rằng con vật này luôn mang lại sự xui xẻo, tai ương) đang bò vào nhà chị ấy nhưng hình như nó bị người ta chém ở giữa lưng tạo thành một viết thương nham nhở. Thấy thế tôi kêu lên kinh ngạc:



“Ôi kỳ đà bò vào nhà!”.



Người lớn trong nhà bảo tôi không được phép kêu lên như thế vì sẽ rất xui xẻo. Nhưng vì không biết nên tôi đã lỡ kêu lên mất rồi. Bạn trai của chị Lếc thấy chị ốm nặng cũng không về nhà nữa. Bố mẹ chị kể lại hắn gói ghém quần áo bỏ đi nơi khác ở lâu rồi. Tội nghiệp chị đã bị hắn bỏ rơi!



Tôi và chị Ổ không cầm được nước mắt khi thấy tình trạng bệnh tật của chị Lếc. Chúng tôi vừa khóc vừa hỏi:



“Sao bác không thử đưa chị đến gặp các vị hòa thượng trong chùa nhờ khám cho?”.



Bố mẹ chị nói rằng họ không quen biết vị hòa thượng nào ở đây cả vì họ cũng chỉ mới đến Pattaya. Tôi và chị Ổ phải đi mời hòa thượng ở chùa Chaya Mongkol ở Pattaya Klang về làm lễ cúng tại nhà. Vị hòa thượng này biết nói tiếng Campuchia. Khi thấy những hành động kì lạ của chị Lếc, vị hòa thượng tỏ ra rất lo lắng. Ngài ngồi nhìn chị Lếc một lúc rồi nói tiếng Campuchia với chị, đại loại là hỏi người đó là ai, đến từ đâu, tại sao lại làm hại cơ thể của chị Lếp như vậy?




Ngày ấy, kỹ thuật làm hộ chiếu chưa tiên tiến như bây giờ, người ta chỉ đính ảnh vào trong quyển hộ chiếu rồi đóng dấu chìm lên ảnh một lần nữa. Vì thế, muốn làm giả chỉ cần bóc ảnh cũ ra rồi dán ảnh của người khác vào thay thế là xong. Phương pháp làm đơn giản nên có rất nhiều người đã sử dụng hộ chiếu giả. Và nếu có tiền chi riêng cho nhân viên xuất nhập cảnh từ trước thì việc đi lại càng trở nên dễ dàng hơn.



Thời gian đó, ông chủ lấy hộ chiếu của người nào không rõ, sau đó sai chúng tôi bóc ảnh cũ của họ ra rồi lấy ảnh của chúng tôi dán thế vào. Chính tôi là người đã tự tay bóc và dán ảnh mới vào. Chúng tôi chờ tìm đủ hộ chiếu cho tất cả mọi người, mất khoảng mười ngày. Sau đó, ông chủ nói sẽ đưa chúng tôi đến làm quen với các nhân viên phòng xuất cảnh của Malaysia để chúng tôi có thể nhớ mặt họ. Khi đóng dấu hộ chiếu, chúng tôi sẽ chỉ đóng dấu ở chỗ của họ mà thôi vì họ đều là chỗ quen biết với ông chủ. Ông chủ nói sẽ đưa chúng tôi đến một khách sạn ở Malaysia và sẽ hẹn gặp các nhân viên ở đó. Chỉ nghe đến đây là tôi đã đoán được chuyện gì sắp xảy ra. Ông chủ muốn tất cả bảy người chúng tôi phục vụ bọn nhân viên này. Ông chủ hứa sẽ trả tiền công cho chúng tôi, không để chúng tôi làm không công. Thật may, tôi khá thân thiết với vợ ông chủ trong suốt thời gian đến ở nhà họ. Bà chủ cũng là người Thái còn ông chủ là người Malaysia gốc Hoa.



Vợ của ông chủ hay nhờ tôi trông con bà. Đứa bé cứ quấn lấy tôi nên tôi có nhiều cơ hội được nói chuyện với bà chủ. Tôi nói:



“Chị ơi, em không ngủ với bọn nhân viên này được không? Em không thích kiểu làm việc thế này?”.



Tôi không thích người trong cùng một đường dây lại làm chuyện đó với nhau cho dù có được trả tiền. Phong cách làm việc của tôi là vậy, cũng giống với trường hợp của Hia Khăm, ngươi đã đưa tôi sang Hồng Kông. Bà chủ gật đầu với tôi ngay lập tức. Bà nói lại với ông chủ xin cho tôi không phải đi phục vụ nhóm nhân viên đó. Ông chủ cũng đồng ý, nhưng nhắc tôi phải nhớ mặt người sẽ đóng dấu hộ chiếu cho mình, phải nhớ mặt anh ta như thế này, có râu như thế kia, sẽ ngồi ở ô số tám. Ngày mai, tôi sẽ phải vào xếp hàng số tám để đóng dấu hộ chiếu. Tôi đồng ý với ông và nghĩ tôi có thể nhớ mặt được gã nhân viên này. Hắn rất giống với những người Ấn Độ theo đạo Hồi ở Malaysia.