Ác Hán
Chương 361 : Tiểu Ôn Hầu (3)
Ngày đăng: 20:23 18/04/20
Mất mặt, quá mất mặt! Còn tưởng mình chống được mấy hiệp, kết quả người ta cho một chùy đã thua. Còn "Tiểu ôn hầu" gì chứ, mất mặt qua mức rồi.
Bữa tiệc đó làm Lữ Hiệt cảm thấy rất không tự nhiên, luôn cảm thấy người xung quanh đang cười nhạo mình.
Thực ra đâu có ai cười nhạo hắn, dù là Triệu Vân có khúc mắc với Lữ Bố cũng không vì nguyên nhân này mà giận lây Lữ Hiệt.
Ít nhất Triệu Vân cho rằng, mình bằng tuổi Lữ Hiệt chưa chắc mạnh bằng hắn, nếu chẳng phải ở Hổ Lao Quan, cùng Lữ Bố tắm máu đánh một trận, e võ nghệ không thăng tiến nhanh như thế.
Nhưng người cao ngạo thì lại thường đâm đầu vào ngõ cụt.
Lữ Hiệt nằm trằn trọc trên giường không sao ngủ nổi, càng nghĩ càng thấy mình không thể ở lại được, canh ba liền ngồi dậy, mặc khôi giáp, xách binh khí, lặng lẽ rời phòng, đi tới lán ngựa.
Hắn quyết định phải du lịch khắp thiên hạ, nếu có cao nhân chỉ điểm thì càng tốt, cha và Đại đô đốc đều trưởng thành trong chiến đấu, còn ta ở U Châu, cha sẽ không cho ta cơ hội, để ta được chiến đấu thực sự.
Không được, ta phải đi con đường thuộc về mình, không thể dựa vào cha, bị người ta gọi là Tiểu ôn hầu.
Lữ Hiệt quyết định xong liền đi trộm một con ngựa, ngựa của hắn bị thương rồi, sợ là khó lên chiến trường, đành "mượn" một con ngựa Tây Vực, khi nào ta nổi danh sẽ trả Đổng thúc thúc 10 con ngựa.
Đúng lúc Lữ Hiệt chuẩn bị dắt ngựa rời cửa bên phủ nha thì một bóng người xuất hiện ngăn đường đi của hắn:
- Tiểu tặc khinh bạc, dám trộm ngựa à?
Đổng Tiết ban ngày thấy Lữ Hiệt chiến bại, vốn định nhờ cha giáo huấn đối phương một bài học, không ngờ bị cha mắng, Tiểu Văn Cơ vô cùng tủi thân.
Từ nhỏ tới lớn cha luôn chiều chuộng nàng, chưa bao giờ trái ý, thậm chí ngay cả chuyện lớn như hôn nhân mà cũng tùy ý nàng. Đủ thấy Đổng Phi sủng ái nàng tới độ nào, Tiểu Văn Cơ tất nhiên rất cao ngạo.
Vậy mà tên Lữ Hiệt dám dùng lời khinh bạc mình.
Trong mắt Tiểu Văn Cơ đó là điều không thể tha thứ, cha thế nào cũng giúp mình hả giận.
Ai mà ngờ.
Tên tiểu tặc đó mặt mũi lấm lét, nhất định không phải người tốt.
Tiểu Văn Cơ không có ấn tượng tốt với Lữ Hiệt, nên ngầm sai người theo dõi hắn. Quả nhiên cha tốt với hắn như thế, nhưng hắn muốn trộm của cha, loại người này không thể khách khí với hắn.
Tiểu Văn Cơ biết Lữ Hiệt võ nghệ cao cường, nên gọi Điển Mãn và Ngưu Cương theo. Mà Điển Mãn và Ngưu Cương lại coi Tiểu Văn Cơ như muội muội, tất nhiên không ưa gì Lữ Hiệt.
Khi Tiểu Văn Cơ chặn đường Lữ Hiệt thì hai bọn họ nấp trong chỗ tối, chỉ cần Lữ Hiệt có hành động, sẽ xông ra đánh Lữ Hiệt một trận. Mọi người võ nghệ tương đương, Điển Mãn một mình đánh ngang Lữ Hiệt, thêm vào Ngưu Cương là thắng chắc.
Tất nhiên Lữ Hiệt cũng phát hiện chỗ hai người kia ẩn nấp.
Ban ngày bị Đổng Phi một chiêu đánh bại, kết quả người ta thịnh tình khoản đãi, nhưng mình trộm ngựa của người ta. Lữ Hiệt lòng hổ thẹn, giọng cũng ấp úng:
- Không phải trộm ... Ta chỉ muốn, muốn ....
Nhưng muốn mãi mà không nói được tiếp. Đúng vậy, không được chủ đồng ý không phải trộm là sao? Nói tới chữ "trộm", mặt Lữ Hiệt càng đỏ, càng thêm ấp úng.
Đường đường con trai Ác hổ lại đi trộm ngựa, lời này mà truyền ra ngoài chẳng phải mất mặt? Đừng nói bản thân, ngay thể diện của cha cũng mất hết.
Lữ Hiệt tuy võ công xuất chúng, nhưng chưa va chạm với đời mấy. Bằng tuổi này, Đổng Phi và Lữ Bố có ai là chưa trải qua trăm trận.
Đổng Phi là tên quái thai không nói, cứ nói Lữ Bố đi, tuy chỉ là một võ phu, trải qua vô số trắc trở. Chứ đâu như Lữ Hiệt, từ nhỏ sống trong lồng kính, nâng niu trăm bề, hiểu biết bên ngoài quá ít.
Đổi lại là Lữ Bố, nhất định sẽ trừng mắt lên:
- Ta trộm đấy, sao nào?
- Cha nói, Hoàng bá phụ là tiểu nhân vật, nhưng có phẩm chất làm người ta kính trọng ... trong cuộc đời mỗi người, không nhất định phải kinh thiên động địa, nhưng thế nào cũng phải để lại cái gì đó.
- Ta không hiểu.
Lữ Hiệt uống rượu lắc đầu.
- Tiểu tặc, ngươi có biết không, ta rất coi thường ngươi.
Đột nhiên Tiểu Văn Cơ chỉ mặt Lữ Hiệt mắng:
- Chỉ có cái vẻ ngoài đẹp mã, võ nghệ cao, nhưng là kẻ nhu nhược.
Lữ Hiệt tự nhiên bị mắng chẳng hiểu ra sao:
- Vì sao ngươi mắng ta?
- Ngươi cho rằng ra ngoài xông pha, luyện được võ nghệ cao là thiên hạ kính trọng ngươi à? Ta nói ngươi đang trốn tránh thì có.
- Trốn tránh? Vì sao ta phải trốn tránh?
Lữ Hiện đỏ mặt tía tai cãi lại:
- Ngươi trốn tránh ngươi không đánh lại cha ta, trốn tránh sự thực tài không bằng người.
- Ta ...
Lữ Hiệt muốn tranh luận, lại không biết nói thế nào:
Cái miệng của Tiểu Văn Cơ không kém gì các danh sĩ, chưa nói gia học uyên thâm, kinh nghiệm cũng vô cùng phong phú:
- Tiểu tặc, ngươi có biết cha ta và cha ngươi tuy cũng là "hổ", nhưng khác nhau lớn nhất ở đâu không?
- Ta ... Ta không biết.
- Được, ta nói cho ngươi biết, năm xưa cha ta gặp phải trở ngại, tuyệt không từ bỏ, dù là trong tuyệt cảnh luôn vui vẻ. Ngươi xem, cha ta từ khi xuất đạo tới này, chuyện nào không làm người thiên hạ vỗ tay khen ngợi. Người không nghĩ cho bản thân, mà điều người làm vì mọi người bên cạnh. Cha ngươi chỉ có cái danh Ác hổ, nhưng đã có công tích gì? Khi cha ta ở Tây Vực huyết chiến với dị tộc, cha ngươi vì tư lợi, thôn tính chư hầu, mệt dân hao của.
Tiểu Văn Cơ nghiêm mặt nói:
- Cho nên võ nghệ cha ngươi có cao hơn cha ta mười lần chăng nữa thì ta vẫn xem thường. Còn cha ta dù có sức trói gà không chặt thì ta vẫn lấy làm kiêu ngạo. Tiểu tặc, chỉ cầu võ dũng một người dù có vang danh thiên hạ, cũng chẳng qua là một kẻ độc tài mà thôi.
Tiểu Văn Cơ khi mắng người rất độc ác, làm Lữ Hiệt không ngẩng đầu lên được.
- Ngươi nói láo, cha ta không phải kẻ độc tài.
- Không phải à? Vậy ta hỏi ngươi, từ khi cha ngươi nắm châu mục tới nay đã làm được gì? Thôn tính Liêu Tây, tàn sát bách tính, chuyện đại trượng phu khinh bỉ. Ta lại hỏi ngươi, khi cha ngươi khó khăn, mấy người nguyện ý ra tay giúp?
Lữ Hiệt định nói ra tên Tào Tháo, nhưng từ khi Lữ Bố khai chiến với Viên Thiệu tới nay, Tào Tháo không hề viện trợ gì. Đa phần chỉ nói mồm hoặc ứng phó bề ngoài cho có, không hành động thực tế:
- Còn cha ngươi thì sao?
- Cha ta không cần giúp, vì người có năng lực giải quyết.
Tiểu Văn Cơ đứng dậy nói lớn:
- Tiểu tặc, khi cha ta xuất binh Quan Trung, cờ đi tới đâu, bách tính ra đường hoan nghênh. Hoàng bá phụ có thể trong mười ngày phá 16 huyện Vị Nam là vì chỉ cần cờ phất lên là có người đầu hàng. Nghĩ kỹ đi, được người ta tôn kính, không phải võ công cao là được, mà xem ngươi làm gì ?