Ác Hán

Chương 370 : Trường An Loạn (2)

Ngày đăng: 20:23 18/04/20


Văn sĩ áo đen nâng chén rượu lên:



- Tại hạ Trần Cung, tự Công Đài, nói chuyện với tiên sinh một phen, tâm tình tốt hơn nhiều.



- Cố Ung, tự Nguyên Thán.



Trần Cung biến sắc:



- Có phải là Cố Nguyên Thán ở Ngô Quận không?



Cố Ung thở dài đánh sượt:



- Trên đời không còn Cố gia Ngô quận nữa, chỉ còn Cố Nguyên Thán sống tạm bợ trên đời.



Trần Cung hiển nhiên đã nghe tới tao ngộ của Cố gia, mặt có chút thương cảm, hỏi khẽ:



- Tiên sinh muốn đi Quan Trung à?



Quan hệ giữa Cố Ung, Đổng Phi và Quách Gia không phải là bí mật gì nữa. Trần Cung là người rất thông minh, thoát cái đã biết Cố Ung buồn cái gì.



Cố Ung lòng giật đánh thót, theo bản năng nắm chuôi kiếm, cảnh giác nhìn Trần Cung.



- Tiên sinh chớ hiểu lầm, Cung tuy bất tài song không thèm làm cái chuyện lén lút đê tiện đâu.



Cố Ung trầm giọng nói:



- Không biết nay tiên sinh ra sức cho phương nào?



- Giống Cố tiên sinh, đều là cô hồn dã quỷ mà thôi. Ta vốn là người Đông quận, sau được nhờ lệnh cầu hiền của Đổng Trác tới Quang Lộc làm chức tiểu lại. Đổng Trác chết, ta theo bệ hạ bị hai tên Quách Lý đưa tới Trường An .. Sau Hán đế thoát thân, Tây Hán vương chưa tới, ta cũng chạy khỏi Trường An.



Trần Cung giọng bùi ngùi:



- Cung vốn kiếm một cái xuất thân dưới trướng Viên Thiệu, nhưng nhận ra kẻ này lắm mưu mà thiếu quyết đoán, chỉ trọng danh mà không dùng người tài. Nay làm tây tịch trong đại thương Chân gia của Trung Sơn.



*** tây tịch: tên gọi khách hoặc gia sư, thời xưa chủ ngồi ở phía đông, khách ngồi ở phía tây.



Lại là một người không gặp thời. Cố Ung nâng chén cười:



- Trước đó Ung có chút thất lễ, xin phạt ba chén, có điều Ung thấy tiên sinh có đại tài, vì sao không tới Trương An kiếm một xuất thân tốt?



- Ta muốn đến Trường An lắm ...



Trần Cung cười chua chát:



- Bạo hổ sống chết chưa rõ, nếu Bạo Hổ chết rồi, Quan Trung ắt đại loạn, ta tới vũng nước đục đó làm gì? Cố huynh, hai ta mới gặp như đã quen lâu, ta có tặng một lời. Bạo Hổ chưa xuất hiện, chỉ nên bàng quan thôi.



Cố Ung không khỏi trầm tư, lời của Trần Cung sao hắn không hiểu, nhưng không thể cứ đợi không như thế. Đổng Phi ngày nào chưa xuất hiện, ngày đó hắn không thể quyết định, nếu một năm ...



Trần Cung nói:



- Cố huynh đừng gấp, Cung cho rằng, trận loạn Quan Trung này tới cuối năm là rõ rồi.


Ăn xong bữa sáng, điền trang Tô gia tức thì trở nên náo nhiệt.



Con trai Trương Thế Bình tới, nói là hỏi thăm tin tức Tô Song và cha hắn, nhưng Cố Ung thấy, tên Trương gia tử này đa phần là tới bái phỏng hắn, mà Quân Khâu Kiệm trong bữa tiệc cứ cười mãi không tới.



Trần Cung không tới, hơn nữa ba ngày liền không thấy đâu, liền hỏi thăm Tô Du mới biết Chân gia hình như đã gặp phiền toái gì đó.



Tô Du nói:



- Chân Dật có một người con gái năm nay mười sáu tên là Chân Lạc, nàng hoa dung nguyệt mạo, đẹp vô ngần. Thủa nhỏ có đại sư từng xem tướng mạo cho nàng, nói đời này nàng phú quý không kể siết. Hà hà, Chân Lạc từ nhỏ thích đọc sách, rất có tài, tính hình hiền lành lương thiện. Có điều do quá xuất chúng, nên năm 12 tuổi bị con thứ của Viên Thiệu là Viên Hi nhìn trúng, hơn nữa hai người bốn năm trước định hôn sự..



- Đây phải là chuyện tốt chứ?



- Chuyện tốt sao?



Tô Du cười lắc đầu:



- Cố công không biết, Chân gia nhiều đời kinh doanh lương thực, lương thực nửa phương bắc do Chân gia khống chế. Viên Thiệu nhìn trúng thế lực này, nên mượn cớ thông gia để thôn tính Chân gia. Đương nhiên nghe nói Viên Hi cũng vô cùng thích Chân Lạc, chỉ có điều Chân Dật không muốn đem cả gia sản to lớn giao cho Viên Bản Sơ.



- Bốn năm trước Chân Dật dùng cớ con còn nhỏ thoái thác, nay Viên Thiệu nắm giữ Hà Bắc, tất nhiên không hi vọng mạch máu của mình bị người ta khống chế, cho nên khẳng định tăng tốc thôn tính Chân gia. Chuyện U Châu đã được dẹp. Đại công tử Viên Đàm phụng lệnh tới thay Viên Hi trấn thủ Đại quận, Viên Hi về, chuyện trọng yếu nhất là thành thân với Chân Lạc, từ đó ....



Từ đó làm sao Tô Du không nói, nhưng trong lòng ai cũng rõ. Chẳng trách hôm ấy nhìn Trần Cung đầy bụng tâm sự, thì ra là việc này.



Có điều chuyện này không ai giúp được gì, thế lực Chân gia tuy lớn, nhưng so với Viên Thiệu quá nhỏ nhoi.



Trương Tuân nhìn vô cùng tinh minh, mặt có vẻ buồn bã nói:



- Hôm nay Viên gia thôn tính Chân gia, e ngày sau hai nhà chúng tôi khó bảo toàn.



Tô Du nhìn Trương Tuân, tựa hồ có lời muốn nói, nhưng miệng mở ra rồi lại thôi.



Lúc này có trang đinh vào báo:



- Đại thiếu gia, ngoài trang có Chân gia nhị công tử Chân Quảng và Trần Cung tiên sinh cầu kiến.



Cố Ung nghe vậy nghĩ bụng:" Sao hôm nay náo nhiệt thế?"



Chân gia nghe nói không phải là thế gia kinh thương bình thường mà là xuất thân quan lại, tổ tiên từng làm tới thái bảo, sau gia đạo đi xuống. Chân Dật từng làm tới chức Thượng Thái lệnh, quan không lớn, có lẽ do Chân Dật không mê quan, nên nhanh chóng từ quan không làm nữa.



Chân Dật từ quan rồi lấy Trương Thị con gái đại tộc Trung Sơn làm thê tử, kế nghiệp gia tộc tổ tiên.



Trương gia này không phải là Trương gia của Trương Thế Bình, mà là vọng tộc chân chính của Trung Sơn, từng xuất hiện đại nhân vật là gián nghị đại phu Trương Quân bị Hán Linh đế bãi quan.



Trương Thế Bình chỉ là chi xa của Trương gia mà thôi.



Chân Dật có ba trai năm gái, con trưởng Chân Dự, con thứ Chân Quảng, con út Chân Nghiêu. Năm con gái lần lượt là Chân Khương, Chân Thoát, Chân Đạo, Chân Vinh và Chân Mật. Chân Mật vốn tên Chân Lạc, vì nàng xinh đẹp lại đoan trang điềm đạm, không thích nô đùa, nên gọi là Chân Mật.



Mật, trong Ngọc Thiên giải thích thế này. Mật là tĩnh cũng tức là mặc.



Ý tứ là cô gái này tính tình rất yên tính, hướng nội, không thích nói chuyện.



Đây là biệt danh Trương Quân tặng Chân Lạc, từ đó phản ánh tính tình của nàng, cũng chính vì thế mà Chân Lạc nổi tiếng.