Ác Hán

Chương 444 : Nhị Tử Phân Gia

Ngày đăng: 20:24 18/04/20


Trước khi công bố nhân tuyển thị lang, thậm chí không một ai nghe thấy cái tên này. Nguyên nhân đơn giản, đầu năm nay Hám Trạch mới tới Trường An, hơn nữa cầm thư giới thiệu của Hồ Chiêu, trong thư nói người này có đức hạnh, là Trọng Thư đương thời.



Trọng Thư là Đổng Trọng Thư.



Đổng Trọng Thư (179 TCN - 117 TCN) là nhà triết học duy tâm thời Tây Hán, một đại diện tiêu biểu của Nho học.



Đó không phải danh xưng ai cũng dám gọi, Hồ Chiêu gọi Hám Trạch là Trọng Thư, đủ nhìn ra trình độ người này ra sao.



Đương nhiên Đổng Phi dùng Hám Trạch không phải vì thư giới thiệu của Hồ Chiêu, trong Tam Quốc Diễn Nghĩ, Chu Du và Hoàng Cái dùng khổ nhục kế, Hám Trạch tới Tào doanh đưa tin, khiến Tào Tháo mắt mưu. Hám Trạch xuất hiện không nhiều, nhưng một lần như vậy là đủ rồi.



Hám Trạch xuất thân hàn môn chính cống, nhiều đời làm nông, từ nhỏ hiếu học, vì nghèo bán thân làm thuê, chỉ cầu được đọc sách viết chữ, khiến người đương địa khen ngợi.



Hám Trạch chốn chiến loạn tới Lộc Môn Sơn cầu học, không ngờ bị Cẩm phàm doanh Cam Ninh bắt cóc, đưa vào trong núi.



Hồ Chiêu nói chuyện với Hám Trạch một phen, cảm thấy người này học vấn bất tục, vì thế viết thư đảm bảo đưa tới Quan Trung. Một người như thế, Đổng Phi tất nhiên không bỏ qua.



Về Bàng Lâm là nhân vật nhỏ, nhưng có một ca ca nổi tiếng, chính là Bàng Thống.



Nói thực Đổng Phi chưa bao giờ nghe nói tới đệ đệ của Bàng Thống.



Bàng Lâm tuổi mới nhược quan, bái sư Tư Mã Huy, học xong đúng lúc trận chiến Lạc Dương được định đoạt, nhận lời mời của huynh trưởng, tới Kinh Triệu. Chuyện này làm Bàng Đức công phẫn nộ vô cùng, nhưng không thể làm được gì.



Vốn Bàng Đức công định Bàng Lâm đi quy thuận Lưu Biểu để hòa hoãn quan hệ giữa Lộc Môn Sơn và Kinh Tương, dù sao căn cơ Bàng gia ở Kinh Tương.



Trước đó Bàng Thống theo Đổng Phi, Lưu Biểu ngoài không nói gì, nhưng lòng không vui. Giờ hay rồi, Bàng gia xưa nay không để ý tới hồng trần lại có hai người tới Quan Trung, dù Lưu Biểu không có ý kiến, thế tộc Kinh Tương cũng nhất định dị nghị với Bàng gia.



Đương nhiên điều này chẳng liên quan tới Đổng Phi.



Y còn thấy, tốt nhất là Bàng gia không sống nổi ở Kinh Tương nữa, chuyển nhà tới Quan Trung. Vì thế Đổng Phi ngầm hạ lệnh Sa Ma Kha chú ý.



Có điều Lưu Tiên thì ...



Gần như quá nửa tông thất Trường An chửi bới Lưu Tiên, trước kia lập trường rõ ràng như vậy, sao chỉ vào Đại lý tự một chuyến là thay đổi.



Đây là sự phản bội, phản bội trắng trợn.



Nhưng phản bội đấy, tông thất các ngươi làm gì được nào? Đường đường là thị lang Lương vương phủ, bổng lộc 700 thạch, ai dám trêu vào?



Người chửi bới Lưu Tiên không ít, nhưng chẳng lẽ không có đố kỵ?



Cùng tháng, Lưu Biện hạ chỉ ban hôn, gả con gái danh sĩ Miện Nam cho Đổng Phi, phong Chiêu Dương phu nhân.



Thế là thành Trường An trở nên náo nhiệt.



Đổng Phi kết hôn là chuyện nhỏ, nhưng với những sĩ tử Trường An mà nói đây là cơ hội.



Không ngờ Lưu Biện ban hôn không lâu, trong Thục xảy ra chuyện lớn, chuyện này di dời sự c hú ý của thiên hạ, cả Hát thất vì chuyện này mà biến hóa lớn.



Lưu Chương chết rồi.



Chú: Bàng Lâm theo Ngụy phong Liệt hầu.



Lưu Chương đang tuổi tráng niên, vừa tới bất hoặc không lâu, thân thể cường tráng, thường ngày chẳng có bệnh gì, sao lại chết chẳng có dấu hiệu nào báo trước thế?



Người ta nói ông ta tính tình ôn hòa, nhân từ. Có người nói ông ta nhát gian, chẳng làm được việc lớn.



Tóm lại, nếu Lưu Chương chỉ là tông thất bình thường, nói không chừng trở thành danh sĩ, có điều ông ta là con Lưu Yên, định sẵn không thể tránh khỏi chư hầu chinh phạt. Ông ta lại chẳng kế thừa quyền mưu và khí phách của Lưu Yên, nên chẳng làm được gì.



Về cái chết của Lưu Chương thì mỗi người nói một kiểu.
Nói thực Giả Long rất ngứa mắt với Bàng Thống.



Dù sao hắn ít tuổi, còn điều đệ tự yêu quý của ông ta là Trương Nhiệm khỏi Vô Nan quân. Tới cái tuổi như Giả Long, luôn mong có người thân bên cạnh, Trương Nhiệm là người thân nhất của ông ta.



Đúng lúc này ngoài cửa có quân tốt vào báo:



- Trưởng sử đại nhân đã về.



Một tháng không gặp, Bàn Thống trông rất nhếch nhác, y phục tả tơi quá đáng, làm người ta phì cười. Chân chỉ đi một cái giày, chân kia đi dép cỏ, đúng là tên ăn mày đích thực.



Hắn vừa vào đại trướng thì Cam Bí cười phá lên:



- Sĩ Nguyên, ngươi làm cái gì mà trông thảm thế?



Bàng Thống tuy mệt mỏi nhưng tinh thần vô cùng phấn chấn, ngồi xuống cầm lấy gáo nước quân sĩ đưa cho, làm một hơi hết sạch:



- Lão tướng quân, chúng ta phải vào Thục rồi.



Đám Giả Long nghe thấy đồng loạt đứng dậy:



- Sĩ Nguyên có cách phá Hà Manh rồi à?



Bàng Thống cười lắc đầu:



- Ta không có cách phá Hà Manh Quan, ta nó là biết đột nhập vào Ba Thục, đoạt lấy Thành Đô rồi.



Giả Long nhíu mày, kiên nhẫn nói:



- Hãy nói ra nghe xem.



Chẳng trách ông ta có vẻ mặt ấy, từ xưa tới nay vào Xuyên có mỗi một con đường, không qua Hà Manh Quan thì đi lối nào.



Bàng Thống thở lấy hơi, kệ Giả Long tỏ ra khó chịu, đứng dậy nói:



- Người đâu mang bản đồ lên đây.



Có quân tốt đem một tấm bản đồ bàng da trâu treo lên, tiếp đó Ký kích sĩ ngăn cản người không liên quan tới gần đại trướng, Diêm Phố và Cam Bí đều không nhịn được nghĩ :" Tên sửu quỷ này bày trò gì đây?"



Bàng Thống không nói, dùng bút cứng chấm mực, vẽ một đường lên bàn đồ. Đường này không xuyên qua Hà Manh Quan, mà vòng qua đường nhỏ Âm Bình tới Đức Dương đình, rồi tới thẳng Thành Đô.



Đám Giả Long hít một hơi khí lạnh.



Bàng Thống nói:



- Chúng ta không đi Hà Manh Quan mà vòng qua Đại Kiếm Quan, vào Quảng Hán. Nửa năm qua ta từng hỏi han rất nhiều sơn dân bản địa, từ con đường này có thể tới được Giang Du. Giang Du là trọng trấn Ba Thục, nay Nhị Lưu đánh nhau, chắc không phái binh trú ở nơi này. Chúng ta chiếm Giang Du, phái tinh nhuệ đánh Phù huyện, tạo thành thế giáp kích Thành Đô. Thủ quân Tử Đồng, Lãng Trung ắt sẽ tới cứu viện. Khi đó thủ vệ Hà Manh quan trống rỗng, lão tướng quân dẫn binh công kích, Hà Manh Quan sẽ bị phá. Thành Đô chỉ đợi ngày nắm trong tay.



- Nhưng vấn đề ở chỗ, ai thèm chú ý tới chỗ này?



Giả Long rất hiểu Ba Thục, lắc đầu:



- Quá nguy hiểm, quá nguy hiểm.



- Lão tướng quân, xưa nay hành quân đánh trận có lý nào không nguy hiểm? Vương Thượng thận trọng, Mạnh Đạt lắm mưu, cố công thì quân ta tổn thất thảm trọng. Hơn nữa tốn thời gian quá lâu, nếu Thục Trung vì thế ổn định lại thì thời cơ tốt sẽ qua.



Giả Long nhíu mày:



- Đường nhỏ Âm Bình đều núi cao trùng điệp, nếu quân Thục phái hơn trăm người giữ chỗ hiểm yếu, cắt đường về thì e ...