Ấn Tượng Sai Lầm

Chương 33 :

Ngày đăng: 15:09 19/04/20


Anna bước ra khỏi vòi tắm hoa sen, với tay lấy một chiếc khăn tắm và lau khô người. Cô liếc nhìn chiếc đồng hồ điện tử ở góc màn hình tivi. Mới 12 giờ trưa, giờ mà phần lớn các thương gia người Nhật tới câu lạc bộ của họ để ăn trưa. Không phải là lúc có thể quấy rầy Nakamura.



Sau khi lau khô người, Anna lấy một chiếc áo choàng mỏng treo sau cửa nhà tắm. Cô ngồi xuống cuối giường và bật máy tính xách tay lên. Cô gõ mật khẩu của mình, MIDAS, và truy cập vào tệp lưu trữ thông tin về những nhà sưu tầm giàu có nhất trên thế giới: Gates, Cohen, Lauder, Magnier, Nakamura, Rales, Wynn.



Cô rê con trỏ tới cái tên của ông ta. Nakamura, nhà tư bản công nghiệp.



Đại học Tokyo 1966-1970, Kỹ sư xây dựng. UCLA 1971-1973, Thạc sỹ Kinh tế. Bắt đầu làm việc cho công ty Maruha từ năm 1974, Thành viên ban Giám đốc năm 1989, Tổng giám đốc năm 1997, Chủ tịch năm 2001. Anna lướt xuống phần thông tin về công ty thép Maruha. Bản cân đối thường niên năm trước cho thấy doanh thu của công ty là gần 3 tỷ đôla, lợi nhuận ròng là 400 triệu. Ông Nakamura nắm giữ 22 % cổ phần của công ty này, và theo xếp hạng của Forbes, ông ta là người giàu thứ chín trên thứ giới. Một vợ, ba con, hai gái một trai. Sở thích: gôn và nghệ thuật. Không có thông tin chi tiết về những tật nguyền của ông ta theo tin đồn, cũng không có thông tin chi tiết về bộ sưu tập ấn tượng của ông ta, một bộ sưu tập được nhiều người đánh giá là toàn mỹ nhất trong số các bộ sưu tập cá nhân.



Nakamura đã một vài lần nói về bộ sưu tập này và khẳng định đó là tài sản của công ty. Cho dù hãng Christie luôn giấu kín thông tin về khách mua trong các vụ đấu giá tranh, những ai làm trong lĩnh vực nghệ thuật đều biết rằng Nakamura chính là người tranh mua sau cùng trong cuộc bán đấu giá bức Hoa Hướng Dương của Van Gogh vào năm 1987, khi ông ta bị một người bạn cũ và cũng là đối thủ của mình là Yasuo Goto, chủ tịch công ty bảo hiểm Yasuda Fire & Marine Insurance, người đã trả 39.921.750 bảng Anh để có được bức tranh ấy. Kể từ khi rời khỏi Sotheby, Anna hầu như không cập nhật được thông tin gì về Nakamura. Bức tranh Lớp khiêu vũ của quỷ bà Minette của Degas mà cô đã mua cho ông ta tỏ ra là một vụ đầu tư khôn ngoan, và Anna hy vọng ông ta nhớ rõ điều đó. Cô hoàn toàn tin chắc rằng cô đã chọn đúng người có thể giúp mình thoát ra khỏi tình cảnh khó khăn này. Cô mở vali ra và chọn một bộ vét màu xanh dương cùng một chiếc áo sơ mi màu kem, một chiếc váy ngắn, một đôi giày da có đế thấp; không trang điểm, không trang sức. Vừa là quần áo, Anna vừa nghĩ tới người đàn ông mà cô chỉ mới gặp một lần, và băn khoăn không hiểu cô có để lại ấn tượng gì đối với ông ta không. Sau khi thay quần áo, Anna nhìn lại mình trong gương. Đúng cách ăn mặc mà một thương gia Nhật Bản kỳ vọng ở một thành viên ban giám đốc của hãng Sotheby.



Anna kiểm tra số điện thoại riêng của ông ta trong máy tính. Cô ngồi xuống đuôi giường, cầm điện thoại lên, hít một hơi thật sâu và quay số.



“Hai, Shacho-Shitso desu”, một giọng nói cất lên trong máy.



“Xin chào, tên tôi là Anna Petrescu. Ông Nakamura có thể còn nhớ tôi là người của nhà đấu giá Sotheby”.



“Cô muốn được phỏng vấn à?”.



“Ờ, không, tôi chỉ muốn nói chuyện với ông Nakamura”.



“Xin chờ một lát, để tôi xem ông ấy có thể nói chuyện với cô không”.
Cô ta phán đoán rằng cuộc gặp giữa Petrescu và Nakamura có thể sẽ kéo dài. Thậm chí nếu ông ta không đủ tiền để mua bức tranh, ông ta vẫn muốn biết nhiều điều liên quan đến nó.



Sau khi sang bên kia đường, Krantz nhìn chằm chằm vào cửa hàng Dao Kéo như một đứa trẻ nhìn món quà Giáng sinh đến sớm. Nhíp, bấm móng tay, kéo dành cho người thuận tay trái, dao nhíp, kéo thợ may, dao rựa, kiếm Nhật cổ. Krantz cảm thấy mình đã sinh nhầm thế kỷ. Cô ta bước vào trong và được đón chào bằng những hàng dao đủ loại dành cho công việc bếp núc, những loại dao đã làm nên sự nổi tiếng của ông Takai, hậu duệ của một kiếm sỹ Samurai. Cô ta nhìn thấy ngay chủ nhân của cửa hiệu đang mài dao cho khách hàng trong góc. Krantz muốn được bắt tay với ông, một người mà cô ta đánh giá là một nghệ nhân đại tài, nhưng cô ta biết mình không có thời gian để làm điều đó.



Vừa để mắt theo dõi cánh cửa ở mặt tiền của công ty Maruha, cô ta vừa bắt đầu xem xét kỹ những dụng cụ được làm bằng tay, sắc và nhẹ, với cái tên NOZAKI được khắc chìm ở cả hai mặt lưỡi.



Từ lâu Krantz đã áp dụng nguyên tắc không bao giờ mang vũ khí giết người mà cô ta ưa thích lên máy bay, vì vậy cô ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua một sản phẩm của địa phương ở bất kỳ nơi nào mà Fenston phái cô ta tới để giúp ông ta khoá tài khoản của một khách hàng bất hạnh nào đó.



Krantz bắt đầu cẩn thận lựa chọn trong những âm thanh khích lệ của các loại dụng cụ nhỏ treo trên trần. Cô ta nhìn qua đường, chưa thấy bóng dáng Petrescu đâu. Cô ta quay trở lại với công việc lựa chọn của mình, bắt đầu bằng những loại dao nhỏ - gọt hoa quả, thái rau, cắt bánh mỳ, thái thịt. Cô ta xem xét kỹ trọng lượng, độ cân đối và kích thước của lưỡi dao. Không quá 8 inch, không dưới 4 inch.



Vài phút sau, cô ta đã có ba ứng viên tiềm năng. Cuối cùng, cô ta quyết định chọn loại dao dài 14cm, đã từng giành được giải thưởng mang tên Global GS5, loại dao được cho là có thể thái bít tết dễ dàng như cắt dưa hấu.



Cô ta đưa con dao cho một cô gái bán hàng. Cô gái mỉm cười - cổ bé quá - và gói con dao lại rồi đưa cho Krantz. Cô ta trả bằng tiền yên. Đôla có thể gây sự chú ý, và cô ta không có thẻ tín dụng. Một cái nhìn cuối cùng về phía ông Takai trước khi cô ta miễn cưỡng rời khỏi cửa hàng, đi sang bên kia đường và đứng vào một chỗ khuất.



***



Trong khi chờ Petrescu xuất hiện, Krantz bóc lớp giấy gói ra và cố cưỡng lại ý muốn được thử món đồ mới của mình. Cô ta đút con dao vào lớp lót đặc biệt trong chiếc quần bò của mình. Rất vừa, giống như đút một khẩu súng vào bao.