Anh Hùng Bắc Cương

Chương 17 : Quân tử lập ngôn

Ngày đăng: 12:12 18/04/20


Quân tử lập ngôn. -- -



Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cùng tự hỏi:



- Không biết tên này lý lịch ra sao? Võ công của y có lẽ không kém gì bọn trưởng lão Hồng-thiết giáo. Hôm trước y giả làm người ngoài, cướp quyển phổ tượng Tương-liệt đại vương. Rồi lại bắt cóc Triệu Thành để đánh lừa mọi người khi Tôn Trung-Luận trao Võ-kinh giả cho Thành. Âm mưu của y giả làm người đối nghịch với Triệu Thành, chỉ có sư bá Trần Tự-An nhìn ra. Bây giờ y đội tên Lý Cương ẩn dưới soái hạm, cùng với Triệu Thành dàn cảnh. Dường như Triệu Thành kính trọng y ngang với Minh-Thiên chứ không phải tầm thường.



Lý Cương tiếp:



- Khi đức Thái-tông còn tại thế, người muốn nhường ngôi cho Vương-gia, mà Vương-gia từ chối, nên vua Chân-tông mới được ngồi vào long ỷ. Ai cũng phục Vương-gia là người không ham phú qúi. Vua Chân-Tông tin tưởng Vương-gia, trao Thái-tử cho Vương-gia dạy dỗ. Nay Thiên-Thánh hoàng-đế vừa là cháu, vừa là đệ tử đã phong chức tước cho Vương-gia đến ngôi cực phẩm, thì Vương-gia không làm vua cũng như làm vua. Mệnh trời đã vào tay Vương-gia rồi. Vương gia lên ngôi vua làm gì, để mất cái đức chẳng hóa ra bán bò tậu ễnh ương ư?



Nguyên-Nghiễm nghe xong, y đập bàn một cái:



- Không có sư đệ, thì ta tự làm hỏng tất cả công trình bấy lâu.



Y đứng dậy ôm lấy Lý Cương:



- Đa tạ sư đệ. Bây giờ sư đệ nói về ba khoản đó đi.



- Khoản thứ nhất, Vương-gia đào ngay kho tàng, rồi đem cất đi. Có vàng trong tay, Vương-gia tha hồ ban thưởng cho võ lâm, Nho sĩ. Họ thấy ở Vương-gia một vị vương tước hào phóng. Ngay cả đối với bọn cung nga, thái giám, cận vệ. Đấy là cách mua nhân tâm. Dù đối với loại giầu có, nhưng giầu là một truyện, được Vương-gia ban thưởng cho một đồng, họ cũng hãnh diện vô cùng.



Mỹ-Linh khen thầm:



- Tên này thiết kế hay thực. Chú hai mình trước đây tư gia có bao nhiêu, tặng anh hùng thiên hạ hết. Vì vậy mà thu phục được nhân tâm. Có điều chú hai tặng người, không phải chủ tâm mua chuộc. Anh hùng qui tâm cũng không hoàn toàn vì tiền bạc.



Lý Cương tiếp:



- Nếu như truyện kho tàng chỉ là huyền thoại, cũng không sao. Vương-gia bỏ hết của cải ra, để rồi nhân tâm thiên hạ theo Vương-gia. Thì vàng bạc, đất đai trong thiên hạ, chỗ nào không phải của Vương-gia.



Triệu Thành gật đầu:



- Sư đệ trí lự tuyệt vời. Thế còn khoản thứ nhì?



- Khoản thứ nhì, khó mà dễ. Hiện triều đình đang bàn truyện thôn tính Giao-chỉ, Tây-hạ, Đại-lý, Thổ-phồn, Tây-liêu. Sĩ dân các nơi đó đâu chịu ngồi yên để bị mất nước? Họ cũng cử người đến Đại-Tống làm tế tác. Nếu như trong triều, ai bàn truyện chống chinh phạt. Tế tác trong bóng tối sẽ ngầm trợ giúp người đó. Ai bàn truyện thôn tính, họ ngầm phá hại người đó. Vừa rồi Lưu hậu cử Vương-gia đi sứ Đại-Việt. Với ý đồ dùng người Việt hại Vương-gia. Vô tình Vương-gia sang đến nơi, làm ồn ào lên. Dù muốn, dù không, võ lâm, nhân sĩ Đại-Việt cũng nhìn Vương-gia bằng con mắt căm thù.



Triệu Thành nghĩ lại hơn năm qua, dọc ngang bên Đại-Việt, gây không biết bao nhiêu oán hờn mà kể. Y nói:



- Sư đệ hiểu cho, khi đi sứ Đại-Việt ta đâu đã nghĩ tới...



- Đệ biết chứ. Bây giờ ta tìm cách nối lại cảm tình với họ. Không những với Đại-Việt, mà với tất cả các nước khác. Điều này dễ thôi. Vương gia gửi mệnh lệnh cho tất cả biên cương đại thần, tướng sĩ, răn dạy họ tuyệt đối không được gây hấn với lân bang. Ngược lại phải mềm mỏng, cư xử với lân bang như anh em. Nơi nào Vương-gia tới được, thân đi tới. Hạ mình tiếp xúc, thù tạc với quan lại, tướng binh của các nước. Điều này khiến Nho thần trong triều, cũng như lân bang hướng về Vương-gia, coi Vương-gia như Chu-Công đời xưa.



Triệu Thành gật đầu, vỗ lên lưng Lý Cương:



- Tiếc rằng khi ta đi sứ, tìm không thấy sư đệ đâu. Ta đành đi một mình. Nay mới ra nông nỗi. Xin sư đệ tiếp.



- Đối với Đại-Việt rất dễ. Như vương gia thấy, tộc Việt hiện phân ra làm tám khu vực. Quảng-Đông, Quảng-Tây hiện thuộc Tống. Đại-lý, Giao-chỉ, là hai nước lớn. Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua, Xiêm-la, là bốn nước nhỏ. Vừa rồi tộc Việt đồng tôn Lý Long-Bồ làm Thiên-tử. Đó là phép cử hiền đời Nghiêu, Thuấn, Vũ bên Trung-quốc. Bồ vẫn để cha làm Vua. Võ lâm Đại-Việt cực đông, hầu hết hướng về Long-Bồ. Vậy Vương-gia cần kết thân với y.



Triệu Thành vỗ đùi đánh đét một cái:



- Điều này chắc chắn ta làm được, dễ dàng là khác. Bồ vốn có chí khí anh hùng. Y không thù ta gì cả. Hơn nữa hiện hai người cực thân với y là Bình-Dương, Thiệu-Thái đang theo ta trên chiến hạm. Ta dùng hai người này làm cây cầu.



Nói rồi y kể truyện vua Bà Bắc-biên sai Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đem rượu đi đón mình ra sao. Lý Cương cười:



- Có thể sự thực như thế. Cũng có thể họ nhìn thấy tư cách anh hùng của Vương-gia, nên bầy ra truyện ấy để làm hòa với Vương-gia.



Triệu Thành gật gù:



- Còn khoản thứ ba?



- Khoản này rất khó. Vương-gia về triều, cần tỏ ra cực kỳ trung thành với Hoàng-đế với Lưu-hậu. Việc gì Vương-gia cũng cáng đáng. Hễ triều thần có ai bị trách phạt, Vương-gia đều khẩn khoản xin ân xá. Quần thần cho rằng Vương-gia rộng lượng. Đến trình độ đó, nhân tâm hướng về Vương-gia hết rồi. Chắc chắn Lưu hậu sẽ tìm cách hại Vương-gia. Bấy giờ Vương-gia hô một tiếng, anh hùng, sĩ dân theo Vương-gia hết như xưa kia dân không theo con vua Nghiêu, mà theo về vua Thuấn. Vương-gia cô lập bà ta dễ dàng.



Triệu Thành trầm tư một lúc, rồi lắc đầu, mà không nói gì. Lý Cương tiếp:



- Chắc Vương-gia đang lo nghĩ về thế lực của Lưu-hậu, e khó thực hiện chăng?



- Đúng vậy. Bà có nhiều cao thủ nằm ngay trong Hoàng-thành.



Lý Cương ngồi ngay ngắn lại:



- Lưu-hậu chỉ mạnh ở Biện-kinh, chứ đối với các nước xung quanh, với các châu lại rất yếu. Mà Lưu-hậu mạnh nhờ thế lực nào? Bàn chung bà chỉ có năm người: Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ, Khiếu Tam Bản, Sử-vạn Na-vượng và Tào Lợi-Dụng. Cả năm người này đều thuộc Hồng-thiết giáo. Mà Hồng-thiết giáo là kẻ thù của bản triều. Loại chúng ra đâu khó?



Triệu Thành lắc đầu:



- Sư đệ không biết đó thôi. Lưu hậu mưu cùng ta mưu chiếm Nam-phương, rồi bà giả tin tưởng, trao cho ta quyết định mọi sự, rồi sai ta đi sứ, với ba điều lợi cho bà. Một là bà muốn mượn tay võ lâm Đại-Việt giết ta, nếu ta có thoát khỏi họ cũng thù oán ta. Hai là ta thành công, thì cũng gây thù chuốc oán với các nước thuộc tộc Việt. Ba là trong khi ta vắng nhà, bà thay đổi hết những chức quan về thị vệ, ngự lâm quân. Lúc ta trở về sẽ trở thành cô thế.



Lý Cương hỏi:



- Thế vương gia đối phó ra sao?



- Sư phụ với Đông-Sơn đạo sư đã bàn với ta, nên tương kế tựu kế. Ta vờ vui vẻ lên đường. Khi qua Quảng-Tây mang theo Dư Tĩnh là cháu Lưu-hậu. Việc gì ta cũng bàn với Dư. Vì vậy Lưu-hậu không đề phòng, Dư dùng hệ thống tế tác đặc biệt, mật gửi tấu chương về cho Lưu-hậu. Vì vậy Lưu-hậu không đề phòng ta.



Lý Cương hỏi:



- Việc Ngô Tích chắc cũng do Vương-gia bầy ra để lừa Lưu-hậu.



- Đúng thế. Dư Tĩnh bàn với ta: Nhân gái Việt đẹp, bầy ra vụ Ngô mê gái, hầu có người nằm trong lòng Khu-mật-viện Đại-Việt, thông tin cho mình. Dư ngu thực. Giữa ta với Ngô có tình sư huynh sư đệ, lại đồng môn, mà Dư không biết đến lẽ đó. Bề ngoài ta bàn với Dư, Ngô diễn màn kịch tại Vạn-thảo sơn-trang. Nhưng thực sự ta nhờ Ngô khi về với Đại-Việt, tìm cách gặp riêng Lý Long-Bồ, chuyển đề nghị liên minh ta với Bồ.



Lý Cương gật đầu:



- Trí lực Vương-gia không tầm thường. Thế Bồ đã giúp mình được gì rồi?



- Bồ cho con gái Hồng-Sơn đại phu cùng với Lê Ngọc-Phách chuyển cho ta một kế hoạch loại Lưu-hậu. Lê tiểu thư, Ngọc-Phách cùng ta gặp nhau ở hạm đội Động-đình, mà Dư tưởng rằng ta bắt hai người ấy dịch sách thực. Này sư đệ, nếu người là ta, người sẽ loại Lưu-hậu bằng cách nào?



- Lưu-hậu là người của Hồng-thiết giáo tiềm ẩn trong cung, mưu cướp ngôi, rồi cùng Nhật-Hồ lão nhân lập ra Thiên-hạ Hồng-thiết. Chỉ cần sao lộ ra việc này, anh hùng thiên hạ xúm vào hạ bà ngay.



Nguyên-Nghiễm cười:



- Sư đệ hay thực. Bồ sai Bình-Dương, Thiệu-Thái theo ta, khuyên ta cướp ngôi vua, như vậy Dư Tĩnh sẽ tâu về triều. Lưu-hậu nắm được cớ hại ta. Bà trở thành kiêu căng, không úy kị gì nữa. Bà phong chức tước cho đám bộ hạ Hồng-thiết. Như vậy bà công nhiên khai chiến với cả triều đình. Chúng ta lấy Nho trị dân, bà dùng Hồng-thiết. Thế là cả thiên hạ chống bà.



- Bà đã phong chức tước cho những ai?



- Tôn Đức-Khắc đang từ chức vụ tổng-quản Thị-vệ, tước hầu, bà thăng lên:



Thái-sư thiếu phó, Đồng-trung thư môn hạ bình chương sự, Kinh-hồ Tiết-độ sứ, Tổng-lĩnh thị-vệ, cùng Ngự-lâm quân, tước Ngô-quốc công. Lê Lục-Vũ đang từ Tổng-lĩnh Ngự-lâm quân, tước hầu, thăng lên Thái-tử thiếu bảo, Nam-thiên kinh lược sứ, Tả-vệ thượng tướng quân, Việt-quốc công.


- Theo ý thuộc hạ, có lẽ người xưa xây mộ không đề danh hiệu các ngài, mà xây năm ngôi mộ năm dạng, ứng với biểu hiệu đương thời mỗi ngài. Nay thời gian qua lâu, không còn ai nhớ được nữa.



Trong khi Thiệu-Thái, Đào Nhất-Bách cùng Đỗ Lệ-Thanh phỏng đoán này nọ, Mỹ-Linh cố moi óc tìm hiểu xem năm hình này ngụ ý gì? Nhưng càng nghĩ càng thấy không có căn cứ nào cả. Nàng tự nhủ:



- Cứ như trong mật thư của phái Mê-linh ghi chú, thì sau khi thành đại nghiệp, vua Trưng sai công chúa Yên-lãng Trần Năng cùng Nghi-hoà công chúa Trần Quế-Hoa, Trần Quỳnh-Hoa lên hồ Động-đình đào kho tàng Tần-Hán mang về. Khi tới Khúc-giang, gặp đoàn cao thủ của Mã thái hậu đuổi rất gắt. Công chúa Yên-lãng cho chôn vào một chỗ bí mật. Niên hiệu vua Trưng thứ ba, khi biết thế nước chông chênh. Vua Trưng sai sứ lên truyền lệnh cho Khúc-giang ngũ hùng cùng công chúa Thánh-Thiên đào kho tàng Tần-Hán mang về Giao-chỉ. Sứ giả tới Nam-hải đúng lúc Khúc-giang ngũ hùng bị đánh thuốc độc chết. Công chúa Thánh-Thiên bị đại quân Lưu Long vây gấp, người đành giả xây mộ cho Khúc-giang ngũ hùng, mượn mộ ghi khắc chi tiết nơi chôn cất kho tàng. Cho nên hơn nghìn năm qua, ai cũng tưởng mộ năm ngài, nhưng thực sự lại ghi dấu vết mà thôi.



Hương đã tàn, nàng bảo Thiệu-Thái:



- Anh hạ lễ xuống, cùng Đỗ phu nhân, Đào trưởng lão thụ lộc đi. Em ăn chay, cho em mấy quả chuối được rồi.



Nàng lấy nải chuối, ngồi riêng ra một tảng đá suy nghĩ. Tần ngần nàng mở bọc đem bộ Dụng binh yếu chỉ ra đọc. Trong trí óc, nàng nhớ lại một truyện: Hồi ở Thăng-long, mới tìm được bộ binh thư này, Khai-Quốc vương với nàng đem ra nghiên cứu. Cả hai đã vướng phải một đoạn, mà không sao hiểu được. Nàng nhớ mang máng rằng dường như trong đó có nói tới hình dạng năm ngôi mộ.



Nàng mở ra đọc. Không khó nhọc, nàng tìm ra đoạn ấy ngay:



" Khi ta viết đến chương cuối bộ binh thư này, là lúc được chỉ dụ vua Trưng phải rút khỏi Nam-hải. Ta cho người liên lạc với Khúc-giang ngũ hùng để bàn kế lui quân. Thì, ôi thôi, năm vị đều bị đầu độc. Ta thân tới Khúc-giang tế năm vị, đệ tử cho biết gia đình năm vị đem xác chôn một nơi cực mật. Ta nhân đó xây mộ cho người.



Xây mộ xong, ta khấn năm vị hãy phù hộ cho tộc Việt bền vững, giầu có hơn nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán. Con cháu sinh sản tròn, vuông dưới ánh mặt trời, luôn tươi như soan năm cánh..."



Khúc mắc ở câu cuối. Hồi ấy đọc đoạn này, Khai-Quốc vương cho rằng lối hành văn sáo ngữ, cùng lời chúc tụng của tổ tiên xưa như thế. Nên cả hai chú cháu bỏ qua. Bây giờ nhìn hình dạng năm ngôi mộ giả, nàng thấy có liên quan tới bài tựa này.



Chợt tia sáng loé lên:



- Phải rồi, trong bài nói bền vững giầu có hơn Chu, Tần, Hán tức kho tàng từ đời Chu qua đời Tần, đời Hán. Đào được kho tàng lên ắt giầu có xúc tích. Còn câu dưới có đủ hình năm ngôi mộ: tròn, vuông. Ánh sáng mặt trời là gì nhỉ? Mặt trời tức Nhật tương ứng với hình chữ nhật. Tươi như hoa soan, tức hình trái soan. Năm cánh tức hình ngôi mộ năm cạnh kia.



Nàng lại nghĩ:



- Như vậy, ta hiểu rõ ý nghĩa hình dạng năm ngôi mộ rồi. Thế nhưng hình dạng khác nhau để chỉ gì? Tròn, vuông, chữ nhật, trái soan, năm cạnh. Nếu theo thứ tự, mộ ngài Nhất-Gia hình tròn. Ngài Nhị-Gia hình vuông, ngài Tam-Gia hình chữ nhật, ngài Tứ-Gia hình trái soan, ngài Ngũ-Gia hình năm cạnh.



Nghĩ mãi không ra, nàng gấp bộ kinh thư bỏ vào bọc. Bên kia, Thiệu-Thái cùng Đào Nhất-Bách ăn uống đã xong.



Trời về chiều. Gió lạnh thổi nhè nhẹ qua những cây thông, bật thành tiếng reo vi vu. Những đàn cò đi ăn bắt đầu đo cánh bay về tổ.



Mỹ-Linh vẫy tay, cùng mọi người lên ngựa.



Thình lình Đào Nhất-Bách lên tiếng:



- Chúng tôi cùng nhau tế lăng bậc tiền bối. Người là ai, mà lại rình rập? Có mau xuất hiện không?



Nói rồi y phi thân vào bụi cỏ gần đó, chụp lưng một người nhấc bổng lên. Thì ra một lão già. Lão kêu réo ầm lên:



- Tôi nằm đây chờ các người cúng xong, sẽ ra lấy lộc ăn. Các người keo kiệt mang đi hết rồi, còn hành tội tôi ư?



Người khuân vác mướn nói với Đào Nhất-Bách:



- Quan khách không nên mạnh tay với người này. Y vốn làm nghề quét chợ. Lão tên Luyện. Từ trước đến nay trẻ con, ăn mày thường rình rập quanh lăng, đợi khách tới cúng. Khi khách vừa đi khỏi, chúng ùa ra hạ lễ xuống ăn. Lệ này thành quen.



Đào Nhất-Bách vội buông lão xuống, miệng nói:



- Xin lỗi.



Rồi y bảo người khuân vác trao cho lão già đó phân nửa con lợn luộc, cùng với xôi, hoa quả. Lão Luyện cảm ơn rối rít, mở tay nải ra đựng lộc.



Đỗ Lệ-Thanh móc túi trao cho Luyện một xâu tiền rối bảo:



- Tôi ở bên bờ sông gần chợ. Nếu lão cần tiền, thực phẩm, tới đó, tôi sẵn sàng tặng cho chút ít mà tiêu.



Lão Luyện cúi rạp người cảm tạ, hai tay lĩnh tiền bỏ vào túi.



Mỹ-Linh móc bạc trả công cho người khuân vác, rồi bốn người lên ngựa trở về trấn. Con thuyền của Lạc-long giáo thuộc đạo Quảng-Đông vẫn đậu ở bến chờ đợi. Bốn người xuống thuyền. Thuyền rời bến ra giữa sông.



Mỹ-Linh vỗ vai Đỗ Lệ-Thanh:



- Đỗ phu nhân tinh ý thực. Đêm nay tên Luyện kia thế nào cũng phải tìm phu nhân lậy dập trán ra xin tạ tội.



Đào Nhất-Bách kinh ngạc:



- Công chúa dạy sao?



- Cái tên Luyện kia nếu không là người của Khu-mật viện Tống, ắt của môn phái, bang hội hoặc nước nào, tiềm ẩn làm người quét chợ. Y rình rập quanh lăng Ngũ-hùng đã lâu. Võ công y cực cao thâm, mà định lực của y cũng không tầm thường. Y bị Đào trưởng lão nhắc lên, mà tuyệt không có phản ứng.



Thiệu-Thái đờ người ra:



- Mỹ-Linh, sao em biết võ công y cao?



- Khi y bị nhắc lên, cổ áo co lại, lộ ra làn da lưng trắng mịn, khác hẳn với da mặt dăn deo khó coi. Rõ ràng y còn trẻ. Lúc y lĩnh lộc, gồm nửa con lợn với xôi chuối đâu có nhẹ? Thế mà y quảy lên vai, chỉ dùng ngón tay út móc vào tay nải.



Nàng hỏi Đỗ Lệ-Thanh:



- Chắc phu nhân nhận ra y trá hình làm ma, làm quỷ, phu nhân phóng thuốc vào xâu tiền rồi cho y. Y ngu thực, không nghi ngờ gì tiếp lấy. Đêm nay y lên cơn đau đớn cho biết thân.



Mỹ-Linh để Thiệu-Thái bàn luận việc Lạc-long giáo. Nàng xin vào trong khoang thuyền nghỉ. Viên thuyền trưởng dành cho nàng một khoang, trang trí cực kỳ thanh nhã. Trên cái án thư, đặt chiếc đỉnh, đốt trầm hương bay nghi ngút.



Mỹ-Linh đóng cửa khoang. Nàng quan sát quanh khoang thuyền xem có kẽ hở nào khả dĩ người ta dòm trộm không. Khi biết chắc hoàn toàn an ninh, nàng mở tập sách mật của phái Mê-linh, do sư thái Tịnh-Tuệ trao cho hôm truyền chức chưởng môn. Tập sách này nàng đọc gần như thuộc lòng. Nhưng bên trong có nhiều điều chưa thấu đáo.



Phần thứ nhất chép lịch sử các phái võ thời Lĩnh-Nam, từ khi vua Trưng tuẫn quốc cho tới thời Đinh. Phần thứ nhì chép diễn tiến sự thống nhất phái Long-biên, Hoa-lư, Cửu-chân thành phái Mê-linh. Phần thứ ba chép các biến cố của phái Mê-linh từ khi thành lập cho đến khi sư thái Tịnh-Tuệ nhận chức chưởng môn.



Mỗi lần cầm tập sách ra, lòng nàng lại nao nao bồn chồn:



- Sư thái Tịnh-Tuệ tin tưởng Vương-mẫu mình lắm, bà mới dành cho ưu ái được sao chép mật thư này. Nhìn nét chữ hoa mỹ bay bướm, mình cũng biết vương mẫu có hoa tay. Cũng chính vì vậy, mà bọn Tống bắt cóc vương mẫu mình, hầu so sánh tuồng chữ. Không biết bọn Tống Triệu Thành hay Lưu hậu bắt cóc Vương-mẫu mình?



Chợt nàng bật cười:



- Mình thực lẩm cẩm. Rõ ràng bọn Lưu hậu bắt Vương mẫu rồi, còn gì nữa mà nghi ngờ? Nếu bọn Triệu Thành bắt, ắt chúng giam bà trên chiến hạm, mình đã thấy rồi. Vả lại nếu y bắt được Vương-mẫu mình, đâu cần bủa lưới bắt Lê Thiếu-Mai với thầy đồ Ngọc-Phách để dịch sách.



Nàng đọc sang phần thứ tư, chép lịch sử kho tàng Tần-Hán, Âu-Việt. Kho tàng Âu-Việt hiện chôn ở vùng quanh núi vua Bà, sách chép bằng chữ Khoa-đẩu, lại toàn bằng hơn ba trăm thuật ngữ. Hôm sư thái Tịnh-Tuệ truyền chức chưởng môn, đã đọc cho nàng. Vì vậy bất cứ ai đọc phần này cũng không hiểu nổi. Duy người biết thuật ngữ đó mới mò ra được. Nàng nghĩ thầm:



- Kỳ này về Đại-Việt, mình triệu tập hết các đại môn phái, rồi sai đào lên, bỏ vào công khố Đại-Việt.



Phần thứ năm chép lịch sử kho tàng Tần-Hán, cùng chỉ chỗ cất. Phần này nàng hiểu lờ mờ. Nhất là trong đó có đoạn thơ không ra thơ, văn chẳng ra văn:



Tự cổ Ân, Chu trị thiên hạ,



Vàng ngọc, bốn phương tụ tập về.