Anh Hùng Tiêu Sơn
Chương 25 :
Ngày đăng: 12:10 18/04/20
Công Chúa An Quốc - ---nh Nam Vũ Kinh
Chưởng phong chụp xuống. Bọn Triệu Anh, Ngô Tích nhắm mắt lại, không dám nhìn người anh em kết nghĩa chết thảm.
Thấp thoáng bóng nâu, một người từ bụi cây nhảy ra vung chưởng đánh thẳng vào người Triệu Thành. Chưởng phong cực kỳ hùng hậu. Triệu Thành phải thu chưởng về tự cứu mình. Người kia chuyển chưởng tấn công Vương Duy-Chính. Vương vội xuất chưởng đỡ. Không ngờ người kia thu chưởng về thực mau, tay phát chiêu Cầm-long-công, thân hình Ngô Tích bật lên. Người đó ôm Ngô Tích chạy lên núi.
Triệu Thành hô:
- Mau đuổi theo.
Nhưng khi y hô tiếng đó, người ấy với Ngô Tích đã biến vào rừng hoang vu, không còn thấy bóng dáng đâu nữa. Biết có đuổi theo cũng vô ích. Vương Duy-Chính than:
- Chiêu thức người mặc áo nâu vừa rồi rất quái dị, không giống bất cứ phái nào của Giao-chỉ.
Triệu Thành ngơ ngẩn xuất thần:
- Chúng ta lên đây họp, quỷ không biết, thần không hay. Tại sao người này biết mà phục sẵn? Các ngươi phải cẩn thận. Chúng ta đang ở trong cạm bẫy Khu-mật-viện Giao-chỉ.
Triệu Thành vẫy bọn thủ hạ xuống núi.
Bọn Triệu Thành đi rồi, chị em Thanh-Mai mới dám rời chỗ ẩn thân.
Thanh-Mai bẹo tai Bảo-Hòa:
- Em nhận lệnh của cậu hai, thế mà bí mật không cho chị biết.
Bảo-Hòa cười:
- Không phải cậu hai không tin chị với Mỹ-Linh. Em có thể nói, trên đời này, cậu hai tin chị nhất. Sở dĩ cậu không muốn cho chị biết, vì qui luật hành quân, bảo mật nước mình định như vậy. Nếu cho người thứ nhì biết thì nguy hiểm cho người đó.
Nghe Bảo-Hòa nói, Thanh-Mai đỏ mặt lên. Nàng nghĩ thầm:
- Thì ra chàng cùng Tự-An, Tôn-Đản vẫn theo sát bên mình, mà mình nào hay?
Thanh-Mai hỏi Bảo-Hòa :
- Thế người cứu Ngô Tích ban nãy là ai vậy?
- Em cũng không biết nữa. Chiêu thức võ công của người đó thuộc phái Cửu-chân thời Lĩnh-Nam.
Ba chị em thủng thẳng xuống chân núi. Khi Thanh-Mai, Mỹ-Linh biết Bảo-Hòa nhận lệnh từ Khai-quốc vương, thì mọi việc đề xướng của Bảo-Hòa, hai người nhất nhất tuân theo. Trong khi sơn-trang tưng bừng với lễ cưới trang chủ. Chị em Thanh-Mai ngày ngày lên núi luyện võ công. Bọn Triệu Thành chỉ lưu lại sơn-trang hơn mười ngày thì ra đi.
Đúng ra, khi Bảo-Hòa, Mỹ-Linh đã tự giải được độc tố Hàn-ngọc đan, thì có thể ra đi, không cần thắng Thiếu-Mai như luật lệ của Hồng-Sơn. Nhưng Bảo-Hòa nhận được lệnh lần nữa ở lại sơn trang, để Thanh-Mai học châm-cứu.
Một buổi tối Lê Văn đến Nghinh-tân-các tìm Thanh-Mai:
- Hôm nay bố em đi vắng. Mẹ muốn mời các chị tới thăm nhà Bát-giác, không biết các chị có thuận không.
Thanh-Mai cười:
- Mẹ của em thực quá cẩn thận. Bà là sư mẫu của chị, thì bà muốn gọi chị đến hầu lúc nào chẳng được. Tại sao bà khách sáo thế?
Lê Văn nói nho nhỏ:
- Em có cảm tưởng mẹ có liên hệ gì với các chị thì phải. Người luôn luôn theo dõi chăm sóc các chị. Bất cứ bố em nghĩ xấu gì về các chị, bà đều khéo léo bênh vực. Như việc các chị luyện võ tự giải được Hàn-ngọc đan ông biết hết. Ông đòi đuổi các chị đi. Mẹ bảo tại sao lại đuổi? Ai chả có bố mẹ anh em. Ai chả muốn sống gần người thân. Khi các chị thích sống ở đây hơn là về nhà thì hẳn sơn trang phải lấy làm hãnh diện chứ?
Thông-thường, Thanh-Mai quyết định mọi việc. Nhưng từ khi nàng biết Bảo-Hòa giữ nhiệm vụ liên lạc cũng như nhận lệnh từ Lý Long, việc gì nàng cũng hỏi ý kiến Bảo-Hòa. Thấy Thanh-Mai đưa mắt nhìn mình, hỏi ý kiến. Bảo-Hòa nhanh nhẩu:
- Nào chị em chúng mình mau quần áo chỉnh tề lên gặp chủ-mẫu sơn-trang. Nhưng vấn đề xưng hô thì khó đây. Đúng ra,trang chủ ngang vai với Thuận-Thiên hoàng đế, thì Mỹ-Linh với chị phải gọi bằng thái sư bá. Ngặt vì bà xinh đẹp, lại quá trẻ, gọi vậy thực không ổn. Còn chị Thanh-Mai thì, ngôi thứ đã định, chị phải gọi bà bằng sư-mẫu rồi.
Ba chị em theo Lê Văn lên ngôi nhà Bát-giác. Vừa tới đầu cầu, đã thấy Huệ-Phương đứng đón từ trước. Cạnh nàng là Thiếu-Mai. Hôm nay Huệ-Phương trang phục giản dị, quần lụa đen, áo cánh mầu hòang yến, cổ chòang khăn hồng. Nàng cười rất tươi lên tiếng trước:
- Ở không buồn quá, mời ba cô nương lên đây nói truyện cho vui. Nào mời ba vị vào.
Ba chị em hành lễ. Mỹ-Linh lên tiếng:
- Chị em bọn tiểu nữ được phu-nhân gọi, vội lên ngay.
Thị nữ pha trà. Huệ-Phương ngắm nghía ba người, rồi nói:
- Tôi vốn là đệ tử phái Tản-viên, vì vậy học được một ít thuật tướng mệnh. Hôm nay muốn đem ra coi cho ba vị cô nương. Nếu có sai, xin đừng trách phạt.
Lịch sử cổ kim, Đông Tây, bất cứ thời nào, dân tộc nào, phụ nữ cũng thích bói toán, tướng số. Mỹ-Linh chìa tay ra:
__ Xin phu nhân coi cho tiểu nữ một quẻ.
Huệ-Phương lắc đầu:
- Tôi không coi tướng tay, mà coi tướng tướng toàn thân. Từ mắt, da, đi, đứng, ăn, ngồi, nói. Phụ nữ cần coi mắt hơn các bộ phận khác, mắt tối quan hệ. Mặt trời mặt trăng bao trùm vạn vật, thì mắt là mặt trời mặt trăng của thân thể. Mắt trái là mặt trời tượng trưng cho cha. Mắt phải là mặt trăng tượng trưng cho mẹ. Khi ngủ thì thần tập trung tại tâm. Khi thức thì thần hiện ra ở mắt. Coi mắt thì biết thần của con người.
Thiếu-Mai vỗ vai Huệ-Phương:
- Dì Phương này. Tướng-mệnh với y khoa giống nhau quá. Theo sách Lĩnh-nam y-kinh của Khất đại-phu thì « Mắt là quan của gan. Gan tàng chứa huyết dịch. Khi thức, huyết dịch chạy khắp cơ thể. Khi ngủ huyết dịch chuyển về gan. Gan tàng chứa hồn. Khi giận hờn, làm gan bị hỗn loạn. Ngược lại gan hỗn lọan thì hồn bị động. Cho nên mọi giận hờn đều do gan mà ra. Thế nhưng tim tàng thần. Khi ngủ, thần về tim. Khi thức thần hiện lên ở mắt. Phàm xem bệnh thì coi mắt để biết hồn và thần ».
Thiếu-Mai nheo mắt cười:
- Dì giỏi tướng, bố giỏi về y. Hai khoa gần nhau. Hèn gì cách đây mấy năm bố gặp dì, thì đêm nhớ ngày mong, hồn phách như phiêu bạt phương nào. Từ hôm gặp lại dì đến giờ, bố mới vui vẻ trở lại.
Huệ-Phương cười rất tươi, nàng bẹo má Mỹ-Linh:
- Mắt của công chúa đen như điểm sơn ắt là người thông minh, văn chương bút mặc khó ai sánh kịp. Thông thường thì ít thấy thần thái hiện ra, đôi mắt công chúa như mắt phượng ngủ biểu hiện tâm tính khoan hòa, dễ dung thứ người, đó là thực thần biểu hiện hoàn toàn tâm tính của công-chúa. Còn đôi khi cần quyết định thì ánh sáng chiếu ra loang loáng như mặt trời trông cực kỳ uy nghiêm, khiến ai nhìn cũng kính phục, đó là sắc thần do luyện võ, do học văn, kết hợp thành. Gồm cả khoan hòa, với uy nghiêm, công chúa sẽ có sự nghiệp lừng lẫy. Tiếc rằng Thiên-tử trọng nam hơn nữ, chứ nếu tôi là hoàng-đế, tôi truyền ngôi cho công chúa, thì dân Việt sẽ hạnh phúc kém gì thời vua Trưng?
Huệ-Phương tiếp:
- Đó là nói về thần. Bây giờ nói về bản thần tức gốc con người. Bản thần của công-chúa biểu hiện lúc mắt họat động. Khi công chúa nhìn ưa ngước lên, như nhìn về cõi trời xa xôi nào đó, biểu lộ bản tính đa sầu, đa cảm. Thoáng cái, buồn, thoáng cái vui. Dưới mắt phải có mụn nốt ruồi, ắt phải khuất thân mẫu vào thời thơ ấu. Tuy vậy cuộc đời công chúa không tầm thường đâu. Trong tất cả chúng ta ngồi đây, sau này võ công, văn học công chúa hơn tất cả. Năm nay công chúa gặp vận xấu, nhưng trong cái xấu, có cái tốt.
Mỹ-Linh thấy Huệ-Phương đoán trúng hết, nàng thắc mắc:
- Xin phu nhân cho biết cuộc đời duyên tình sau này sẽ ra sao?
- Duyên tình à. Công chúa đã gặp ý trung nhân rồi đó. Ngặt vì thời cơ chưa đến, thành ra vẫn có trắc trở đôi chút. Công chúa ơi! Khi ông Tơ, bà Nguyệt đã kết dây tình, thì dù hai người ở góc biển chân trời nào rồi cũng gặp nhau, rồi thành duyên trăm năm. Công chúa đang gặp khó...
Bảo-Hòa nhìn Mỹ-Linh, nàng thương hại cô em họ, hỏi:
- Có cách nào thóat ra cái trắc trở đó không?
- Có chứ. Tỷ như người bị bệnh, thì tướng mệnh bắt như vậy rồi. Khi đi tìm thầy trị, tức là mượn tướng ông thầy, phá cái tướng bệnh ấy đi. Duyên tình công chúa trắc trở thực, nhưng nếu công chúa nhờ một người trên, ngang vai với sư phụ, với bố mà công chúa kính yêu nhất, thì gỡ ra được. Tôi nhắc lại phải là người mà công chúa kính yêu nhất.
Mỹ-Linh nhĩ thầm:
- Người mà mình kính yêu nhất thì chỉ có chú hai. Ừ nếu mình thú thực với chú hai thì hẳn người giúp được. Nhưng không biết hiện giờ chú ở đâu?
Đào phu nhân gật đầu:
- Đúng đấy, trong lịch sử võ-lâm, chỉ có người chế ra là Vạn-tín hầu biết xử dụng 36 chiêu âm. Sau này tổ phụ của phu quân ta, tức Bắc-bình vương mới có cơ duyên luyện thành. Một người nữa tự luyện thành tên Chu Tái-Kênh, vợ Khất đại-phu thời Lĩnh-Nam. Khẩu quyết con tuy biết, nhưng không biết thuật ngữ, luyện khó thành. Nếu con cứ cưỡng luyện sẽ bị tẩu hỏa nhập ma mà chết.
Thị nữ vào báo:
- Thưa công chúa, phò mã về.
Ai cũng biết phò mã đây tức Trung-nghiã hầu Đào Cam-Mộc. Nhân vật khét tiếng, võ công vô địch thiên hạ. Ông là đệ nhất công thần đã từng giúp Thuận-thiên hoàng đế dựng nghiệp, dược gả công chúa An-quốc chọ Tất cả đứng dậy đón. Đào phò mã bước vào nhà, ông cười lớn:
- Công-chúạ Mừng công chúa gặp các cháụ Ái chà, con bé Mỹ-Linh lớn đẹp thế này rồi đâỵ Kìa Bảo-Hòa, làm gì mà mặt tái xanh thế kia? Chắc lại bị dì thử nghiệm võ công hẳn?
Ông chìa ngón tay chỏ hướng đỉnh đầu Bảo-Hòa điểm đến véo một tiếng. Bảo-Hòa cảm thấy như người bị ném vào thùng nước nóng. Bao nhiêu cái mệt mỏi biến mất.
Ông nói tiếp:
- Từ hôm các cháu rời Vạn-hoa trang, ta không được tin tức gì, vội sai thất đệ dò lạ Không ngờ thất đệ của ta bị Bảo-Hòa dùng Phục-ngưu thần chưởng đánh bạị Y trở về thuật lạị Công chúa không tin. Bây giờ công chúa tin rồi chứ?
Công chúa An-Quốc (Đào phu nhân) nói với Đào hầu:
- Tôi chờ ông về xin cho cháu món qùa đây?
Đào hầu xua tay:
- Xin gì? Tất cả trang trại này có gì cháu thích, ta cho hết, chỉ trừ có công chúa là ta giữ lại mà thôi. Chết ta cũng không cho.
Công chúa An-Quốc ghé tai Đào hầu nói nhỏ. Hầu gật đầu:
- Quý quá. Quý quá.
Ông cầm tay Bảo-Hòa:
- Con đi theo bác vào đây.
Bảo-Hòa không biết ông bà cho nàng vật gì, nhưng cũng dứng lên theo vào trong. Bên trong có bàn thờ, ứơc trên 70 bài vị. Ông chỉ bài vị:
- Đây là bài vị tổ tiên nhà tạ Ta vốn giòng dõi Bắc-bình vương thời Lĩnh-nam .Trước khi ngài tuẫn quốc, giao cho vợ chồng sư đệ nuôi hai người con tên Tử-Khâm và Tường-Qui.
Bảo-Hòa nhớ ra:
- Hai vị đó tên Đào Nhị-Gia và Vương Sa-Giang.
- Đúng. Vì vậy giòng họ Đào mới truyền đến nay. Về khẩu quyết những thuật ngữ luyện Lĩnh-Nam chỉ cùng Phục ngưu thần chưởng âm nhu ta còn lưu giữ. Nhưng chiêu thức lại không biết. Công chúa muốn ta tặng cháu. Vậy cháu hãy quỳ xuống lễ tổ đi.
Bảo-Hòa quỳ xuống lễ. Đào-hầu ghé tai nàng đọc khẩu quyết. Ông bắt nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Khi biết chắc nàng thuộc lầu, ông mới ngừng.
Bảo-Hòa lễ tạ, rồi theo Đào-hầu ra ngòaị Không ai hiểu nàng đã được tặng quà gì.
Công chúa An-quốc chỉ mọi người giới thiệu với Đào-hầu. Hầu hỏi Lê Phụng-Hiểu :
- Lê tướng quân xuất thân từ phái võ nào vậy? Ai là sư phụ của tướng quân?
Lê Phụng-Hiểu chỉ vào Quách Thịnh:
- Thưa phò-mã, tiểu nhân được học võ với sư phụ đâỵ Nhưng bản lĩnh còn kém lắm.
Đào-hầu cười:
- Con người ta cần có bản chất đạo đức. Còn võ công kém thì luyện tập sẽ thành, đâu khó gì. Kỳ này tướng quân lập được công lớn. Khai-quốc vương ắt trọng thưởng. Tướng quân thử đứng dậy đi mấy bài quyền ta xem nào.
Phụng-Hiểu kính cẩn bái tổi, rồi đi một bài quyền căn bản. Đào-hầu gật đầu khen:
- Căn bản thì vững lắm, nhưng như vậy khi xung phong hãm trận e chưa đủ. Cần học thêm. Ở đây ai cũng có thể dạy tướng quân được. Ta cho tướng quân chọn thầy.
Phụng-Hiểu không suy nghĩ, đến trước Bảo-Hòa qùi xuống lạy bốn lạy:
- Trăm lạy tiên cô. Ngàn lạy tiên cô. Xin tiên cô nhận con làm đệ tử.
Bảo-Hòa thấy Phụng-Hiểu chân tình, nàng phất tay, một kình lực nhu hòa nâng Phụng-Hiểu dậy. Nàng nói:
- Được rồị Cô nhận người làm đệ tử.
Một thiếu niên đứng hầu hạ gần đó cũng đến trước Bảo-Hòa:
- Đệ tử Lý Nhân-Nghĩa. Hôm trước đã được hầu tiên cô. Mong tiên cô nhận tiểu nhân làm đệ tử.
Bảo-Hòa nhận ra thiếu niên cho ngựa ăn hôm trước tại Vạn-hoa trang. Nàng để cho Nhân-Nghĩa lạy đủ bốn lạy, rồi nói:
- Được hôm nay cô thu thêm người làm đệ tử.
Trong tâm tư hai người cứ nghĩ Bảo-Hòa là tiên nữ giáng phàm. Bây giờ họ được là đệ tử tiên, thì mừng lắm, đứng hai bên Bảo-Hòa khoanh tay hầu.
Bảo-Hòa thắc mắc hỏi Đào-hầu:
- Thưa bác. Phụng-Hiểu làm trương tuần của xã Vạn-thảo, mà sao bác lại gọi là tướng quân?
Công chúa An-Quốc bẹo tai Bảo-Hòa:
- Để cô dạy khôn cho. Tất cả những gì cô bầy ra đón bọn Triệu Huy đều do cậu hai thiết kế. Những gì diễn ra trong xã Vạn-thảo cũng thế. Con nhìn lại xem Quách tướng quân đâu có cụt taỵ Người dấu tay vào trong áo đấy chứ?
Bảo-Hòa á lên một tiếng:
- Thì ra cậu hai bố trí cho Quách, Lê tướng quân đến xã Vạn-thảo chờ bọn cháu!
- Đúng thế. Quách hiện giữ chức đại tướng quân. Còn Lê giữ chức chiêu thảo sứ. Hai vợ chồng con hát thì vợ là đệ nhất danh kỹ Thăng-long. Chồng làm bác sĩ hoành-văn quan ở bộ Lễ. Cô hàng bún riêu là người nhà ta.
Công chúa lên tiếng gọi:
- Tường-Vi đâu!
Một thiếu nữ từ trong nhà bước ra. Bảo-Hòa nhận ra nàng chính là cô hàng bún riêu Thanh-Trúc. Tường-Vi hành lễ với Mỹ-Linh, Bảo-Hòa:
- Công chúa, quận chúa xơi bún riêu có ngon không?
Mỹ-Linh hỏi:
- Thế đám thợ săn?
- Đều là người trong Vạn-hoa sơn trang cả. Thú cũng do trang ta nuôi. Chú hai cháu sai ta làm đó.