Anh Hùng Tiêu Sơn

Chương 31 :

Ngày đăng: 12:10 18/04/20


Nhật Hồ Độc Chưởng- - ---nh Nam Vũ Kinh



Sáng hôm sau, Thanh-Mai mua thêm chiếc xe ngựa nữa, rồi nàng với Bảo-Hòa ngồi chung cùng lên đường. Hai chiếc xe chạy như bay. Chỉ hơn một ngày, họ đã theo kịp chiếc xe lão Xồi. Lão Xồi hỏi Mỹ-Linh:



- Tiểu cô nương. Cô nương bị tụi nó bắt đi có sao không?



Mỹ-Linh lắc đầu:



- Chúng thấy bọn tôi vô can, nên thả cho đi. Không hiểu sao, chúng gặp ai cũng bắt, cũng khám.



Mỹ-Linh chỉ xe Bảo-Hòa:



- Hai chị này cũng bị bắt trước bọn tôi một ngày. Được chúng thả ra cùng một lượt với bọn tôi. Hai chị cùng muốn ra Thăng-long, sợ thân gái dặm trường, nên xin theo chúng tôi cùng đi cho có bạn.



Nói rồi nàng vẫy tay cho ngựa lên đường. Ngô Tuấn giả bộ ngây ngô hỏi gã béo:



- Này anh, bọn đó định ăn cướp phải không? Anh có tu tiên không mà biết bay? Tôi thấy anh bay lộn trên không coi đẹp qúa.



Gã béo lắc đầu:



- Bọn này ác lắm, chúng định giết bọn tôi. Tôi đánh chúng bằng võ, chứ không phải biết bay đâu.



Hai chiếc xe lại tiếp tục lên đường. Chiều hôm ấy tới Trường-yên. Trường-yên hiện là thủ phủ của Khai-quốc vương tổng trấn từ biên giới Chiêm-thành tới Thăng-long. Trước đây Trường-yên là kinh đô thời Đinh, thời Lê. Từ khi vua Lý Thái-tổ lên ngôi (1009) mới dời ra Thăng-long. Cho nên dân chúng trong trấn đông đúc, buôn bán phồn thịnh, nhà cửa san sát.



Lão Xồi ngồi trên xe, ngắm cảnh phồn thịnh, nói với gã béo:



- Đây thuộc Trường-yên mà đã đông đúc như thế này, e Thăng-long vui vẻ đến đâu. Sau khi việc Thiên-trường xong, chúng ta đi Thăng-long, tha hồ ngắm cảnh.



Mỹ-Linh thấy lão Xồi có rất nhiều bí ẩn, nàng muốn theo dõi tung tích. Nhưng ngặt vì nàng phải về Thăng-long ngay, nên không muốn dây dưa đến việc của bang Nhật-hồ. Nàng cho xe đi trước dẫn đường, xe lão Xồi theo sau. Đến một khách điếm sang trọng, Mỹ-Linh chỉ vào trong:



- Đây thuộc thủ phủ của các châu quận phía nam Đại-Việt, dưới quyền tổng trấn của Khai-quốc vương. Nếu bọn cướp có theo tới. Ông chỉ kêu một tiếng, giáp binh sẽ có mặt liền.



Nói rồi nàng cho đánh xe về phủ Khai-quốc vương. Tới cổng phủ, hai người lính không nhận ra nàng. Chúng cầm đao ngăn lại:



- Các người đi đâu? Có thẻ bài không?



Mỹ-Linh mỉm cười, móc thẻ bài đưa ra. Nàng nói sẽ:



- Đừng có hành lễ. Tôi giả gái quê. Có nhiều người theo dõi.



Hai người thân binh nghe tiếng Mỹ-Linh, họ nhận ra liền. Nếu nàng không nói trước, họ đã hành lễ. Mỹ-Linh cho xe chạy vào trong phủ. Đến đây nàng không cần dấu tung tích nữa. Thấy nàng về, vú nuôi nàng ra đón vào. Bà nhìn Mỹ-Linh giả gái quê, phì cười:



- Công chúa giả trang hay thực. Đến tiểu tỳ cũng không nhận ra, huống hồ người ngòai.



Mỹ-Linh nắm lấy tay người vú:



- Vú ơi. Xa vú mấy tháng nhớ quá. Vú có nhớ con không? Vú chuẩn bị chỗ ở cho mấy người khách quí.



Rồi nàng giới thiệu từng người một. Nàng nói với Thiệu-Thái:



- Vú Hậu đấy. Vú nuôi em từ nhỏ. Khi em lớn rồi, vương mẫu cho tiền để vú về quê ở. Vú thương em lắm, vú không nỡ đi. Vì vậy khi rời Thăng-long về đây em mang vú theo.



Thiệu-Thái vốn tính chu đáo hỏi:



- Thế gia đình vú thì sao?



Mỹ-Linh ép đầu vào vai vú Hậu:



- Chồng vú qua đời rồi. Vú có một con gái bằng tuổi em. Em đem theo luôn.



Mỹ-Linh giới thiệu mọi người với vú Hậu. Nghe giới thiệu đến Thanh-Mai, vú Hậu kinh hãi, vội qùi xuống rập đầu binh, binh:



- Tiểu tỳ Trịnh Thị-Hậu kính cẩn ra mắt vương phi.



Thanh-Mai vội đỡ bà dậy, kinh ngạc hỏi:



- Ủa, tôi sư tỷ của Mỹ-Linh, chứ đâu có phải vương phi, mà vú lại hành đại lễ như thế này?



Vú Hậu cười:



- Truyện vương gia với vương phi, quan, quân khắp trấn này ai mà không biết. Vương phi ơi, người ta bảo lòng dạ vương gia sắt đá, không ai lọt mắt xanh của người. Nhưng tiểu tỳ biết dù người bằng gỗ, gặp vương phi lòng cũng mềm ra như bún.



Thanh-Mai biết chàng đã giới thiệu truyện tình hai người với vú Hậu. Vì vậy nàng không chối nữa. Nàng cầm tay vú Hậu, tỏ ý thân thiện.



Mỹ-Linh nói với Bảo-Hòa:



- Để em gọi con gái vú ra cho chị coi nghe. Chúng em bằng tuổi nhau, chơi với nhau từ nhỏ. Có điều nó không chịu học võ công.



Nàng hướng vào trong gọi:



- Ninh ơi. Chị về này.



Một cô gái tuổi khoảng mười sáu, mười bẩy trong nhà chạy ra. Cô không đẹp, nhưng dáng người xinh xinh. Ninh trông thấy Mỹ-Linh thì chạy ra ôm lấy nàng:



- Chị đi vắng, hai con chó nó nhớ chị qúa, nó khóc hoài. Hai con mèo cũng làm biếng ăn cơm.



Ninh hướng vào trong hú lên một tiếng. Hai con chó trắng như tuyết chạy ra chồm lên mừng Mỹ-Linh.



Mỹ-Linh hỏi vú Hậu:



- Chú tôi về qua đây lâu chưa?



- Có. Quốc-vương về đây mười ngày rồi lại đi Thăng-long ngay. Quốc vương dặn thế nào vương phi cũng về qua cùng với công chúa ,quận chúa , thế tử.



Dù võ công cao. Dù kiến thức uyên bác. Thanh-Mai vẫn là cô gái. Nghe vú Hậu thuật chàng dặn bà đón mình như vợ chính thức. Nàng đỏ mặt lên.



Mỹ-Linh biết vú Hậu dùng tiếng vương phi để gọi Thanh-Mai. Vì trong con mắt vú Hậu, khi trai gái nhìn nhau trao đổi khóe mắt, coi như vợ chồng. Huống hồ Thanh-Mai với Khai-quốc vương tâm đầu ý hiệp. Truyện vương gửi hoa cho Thanh-Mai, bà biết hết.



Vú Hậu nói:



- Tôi cầu trời, cầu Phật cho Quốc-vương cưới cô Thanh-Mai thì hay biết mấy. Đức vua với hoàng hậu phiền lòng về việc này không ít. Thông thường các hoàng tử tuổi mười ba đã có vợ .Đây Quốc-vương tuổi hai mươi mấy rồi, vẫn cứ lo làm việc hòai. Bây giờ gặp vương phi, vừa được người, được nết, tài hoa như vậy, thực hiếm có trên đời.



Mỹ-Linh bảo Ninh:



- Em cho mời viên an phủ sứ Trường-ỵên đến cho chị ngay.



Ninh nói:



- Viên an phủ sứ cũ đổi đi rồi.Viên an phủ sứ mới được vương gia bổ nhiệm thay thế tuổi đã lớn. Để em đi gọi.



Một lát an phủ sứ tới. Mỹ-Linh bật lên tiếng kinh ngạc, bởi ông là Tôn Trung-Luận. Tôn Trung-Luận hành lễ. Mỹ-Linh mời ngồi, rồi hỏi:



- Tình hình trong phủ có gì lạ không?



- Khải tấu công chúa không. Mấy hôm nay Khu-mật-viện có lệnh theo dõi bọn Nùng với bọn Tây-hạ từ Chiêm đi ra Bắc. Khác với tụi Tống từ Bắc vào Nam.



Mỹ-Linh đưa mắt nhìn Thiệu-Thái. Nàng tường thuật sơ lược những gì liên quan đến bang Nhật-hồ, cùng Chu-sa độc chưởng cho ông nghe, rồi dặn:



- Đám này đến Đại-Việt không biết có mục đích gì. Dường như họ không có ác ý với mình. Vì vậy chỉ theo dõi thôi.



Tôn Trung-Luận đi rồi. Vú Hậu dọn cơm đãi khách. Mỹ-Linh kể cho vú Hậu nghe, trong chuyến du hành vừa rồi nàng được ăn không biết bao nhiêu miếng ngon dân tộc. Vú Hậu bật cười:



- Những món đó là món ăn dân dã, ai cũng biết nấu. Vì công chúa chưa ăn bao giờ nên lạ miệng mà thôi, vú cũng biết làm. Công chúa muốn ăn lúc nào mà chẳng có.



Ninh ghé tai Mỹ-Linh:
Mỹ-Linh nhìn tấm áo da, không có chữ, cũng chẳng có hình vẽ. Nàng hỏi:



- Bí quyết ở trong này ?



Đỗ Lệ-Thanh cầm con dao cắt đôi quả chanh, rồi vắt nước lên lớp da trong áo. Mụ dùng tay chà cho nước chanh ướt hết vạt trước. Lập tức trên lớp da hiện ra những hàng chữ li ty. Mụ nói:



- Muốn luyện thành công Chu-sa chưởng, ít nhất phải mất 10 năm. Nhưng trong người thế tử hiện có một trăm năm Thiền-công, thì luyện rất mau.



Thiệu-Thái, ghé mắt đọc:



Thần công Chu-sa chưởng, bí lục.



Phần dưới chép:



Chu-sa thần công thuộc loại âm nhu. Nó còn có tên khác như Mai-hoa công hoặc Hồng-sa công. Phương pháp luyện có hai phần. Phần thứ nhất luyện công khi nào nội lực thực mạnh, dùng thuốc tẩm vào bàn tay.



Chàng đọc xuống dưới:



Võ-lâm cứ nghĩ Chu-sa thần công chỉ để đánh người thực sai lầm. Chu-sa thần-công có hai thực nghiệm. Một là dùng chưởng lực đẩy chất độc đánh đối thủ. Hai là dùng thần công hút bất cứ loại độc nào để cứu người.



Thiệu-Thái mừng thầm:



- Như vậy thực tốt quá. Ta học thần công này, để cứu người chẳng tốt sao ?



Chàng đọc xuống dưới:



Cho cát khô vào trong một thùng. Hàng ngày dùng tay đâm. Không cần biết bao nhiêu lần, khi nào mệt thì nghỉ. Cứ như vậy luyện hàng ngày. Trong vòng 5 tới 10 năm, tay cách xa thùng cát hơn thước xỉa mạnh khiến cho cát bay lên. Như vậy là được một thành.



Bên dưới ghi:



Trong khi luyện, khí trầm đơn điền , rồi vận khí ra Thủ tam âm kinh đâm xuống. Khi rút tay ra, dẫn khí ngược trở lên.Thiệu-Thái vận khí thử, thấy không khó gì cho lắm, chàng tiếp tục đọc xuống dưới, luyện thử, cũng chỉ mấy khắc là xong. Chàng dọc tiếp:



Đến đây công lực đã được ba thành. Bắt đầu luyện với thuốc. Người nào bẩm tính thông minh luyện trong 10 năm sẽ thành.



Đỗ Lệ-Thanh chắp tay:



- Mừng cho thế tử đã luyện xong hai phần khó nhất. Bây giờ phải luyện với thuốc.



Mụ cầm bút viết phương thuốc:



Hoa thủy trùng 1 lượng.



Hắc chi ma 2 tiền.



Qui vĩ 2 tiền.



Xuyên liên 8 phân.



Hòang bách 1 tiền.



Kinh giới 3 tền.



Trắc bách 1 lượng.



Dương khởi thạch 2 tiền.



Thiết sa 4 tiền.



Phòng phong 3 tiền.



Ban thích trùng 5 lượng.



Ngân hoa 2 tiền.



Bạch tật lê 3 tiền.



Thạch ??? 8 lượng.



Bạch truật 2 tiền.



Bạch tín 1 tiền.



Hồng nương tử 5 tiền.



Ngô công 2 con.



Can khương 1 lượng.



Não sa 5 tiền.



Hồng hoa 1 tiền.



Nguyên sâm 5 phân.



Bắc tế tân 3 tiền.



Bạch tân bì 3 tiền.



Đinh thí trùng. 5 tiền.



Tiểu nha qui 2 tiền.



Chỉ thiên tiêu. 8 lượng.



Tổng cộng 28 vị.



Mụ nói với Mỹ-Linh:



- Xin công chúa ban chỉ truyền y sĩ soạn cho hai lần phương thuốc này.



Trong dinh Khai-quốc vương có nhiều y sĩ dùng trong quân. Mỹ-Linh sai tỳ nữ đi lấy thuốc. Phút chốc đã mang về. Mụ kiễm điểm lại, bỏ vào nồi, cho vào ba chục bát nước đun. Mụ dặn dầu bếp:



- Để chính tôi đun mới được. Vì độc chất này ghê gớm lắm. Người ngửi phải e nguy lắm thay.



Mụ thân vào bếp đun thuốc. Một lát mang thuốc ra. Hơi thuốc bốc lên ngào ngạt. Mụ nói:



- Xin thế tử ngâm hai tay vào thuốc rồi tiếp tục vận khí luyện như trước.



Thiệu-Thái ngâm hai tay vào thuốc, vận khí. Chàng cảm thấy chất thuốc ngấm vào trong người thực mau. Bỗng mấy con thạch-sùng trên trần nhà rơi xuống đất lộp bộp. Chúng dãy mấy cái rồi nằm im.



Mỹ-Linh kinh hãi:



- Cái gì vậy ?



Đỗ Lệ-Thanh đáp:



- Thưa công chúa, những con rắn mối này ngửi phải hơi độc, tạng phủ chúng nát ra mà chết.



Thiệu-Thái luyện một lúc, chậu nước thuốc trở thành trong veo. Đỗ Lệ-Thanh giải thích:



- Bao nhiêu chất độc, thế tử hút vào hai ban tay cả rồi.



(Xin đọc tiếp bộ Thuận Thiên Di Sử)