Ba Lần Đi Thi Thái Tử Phi
Chương 67 : Song túc song tê (nhị)
Ngày đăng: 15:20 18/04/20
Tư Mã Dục mang đàn ông vào Đông cung, so với việc A Ly mang vào không cùng một tính chất. Chỉ có điều phải qua hai ba ngày, anh mới tìm ra được thời gian nhàn rỗi, mang theo Dung Khả đến gặp A Ly.
Trải qua ba kiếp, đây vẫn là lần đầu tiên anh mang theo dân thường bước vào Đông cung. Riêng việc mang đàn ông đến gặp A Ly, cũng là lần đầu tiên.
A Ly thật sự không tưởng tượng được, anh còn có bạn tri giao khác mà cô không được biết.
Lúc nghe người ta đến bẩm báo cũng có chút ngờ vực không tin, nhưng vẫn cứ sai người chuẩn bị trái cây trà bánh thật tốt, vào Tây điện bố trí một lượt.
Không lâu sau, Tư Mã Dục mới cho người truyền lời lại, ấp a ấp úng nói, “Điện hạ nói rằng, vị bằng hữu này của người dung mạo rất khó coi, có chút xấu hổ không muốn gặp người”.
Đầu A Ly đầy vạch đen:…. Chả phải anh muốn để cô gặp sao!
Hạ nhân vội giải thích, “Ý tứ của điện hạ là, thỉnh nương nương bố trí, để, để khỏi phải dọa sợ nương nương ạ”.
A Ly:… Người này không biết xấu xí đến mức độ nào đây.
Thực ra thời đại này không riêng gì mỹ nam, xấu nam cũng sẽ xấu theo một phong cách riêng. Điều này cũng do thẩm mỹ của thời đại mà thôi, Phan lang xuất hành bị ném quả đầy xe, Tả Tư bắt chước thì lại bị từ già lẫn trẻ phun nước bọt đầy người. Nói trắng ra đây là tính chất của thời đại, chân danh sĩ tự phong lưu(*), cũng có những người xấu xí phải trải qua và chịu đựng gian khổ mới có tiếng tăm được, dùng phong độ để thuyết phục mọi người, đến cuối cùng được mọi người truyền tụng chính là danh tiếng tốt đẹp thiện lương, đến mức những mỹ nam mặt mũi trắng bóc đứng trước mặt anh ta cũng phải tự ti mặc cảm.
(*) tốt đẹp ra sao thì bản thân mình biết.
Quan trọng chính là vẻ đẹp bên trong, bên trong đó nha!
Bởi vậy A Ly đối với cái chàng trai tự ti vì xấu xí này, không khỏi nảy sinh cảm giác đồng tình cùng thương cảm. Với anh ta mà nói, có thể làm khách quý cùng ngồi chuyện trò với Thái tử, cũng đã là điều không thể tưởng tượng nổi rồi.
Vì vậy cho người bố trí, lại bảo những người dư thừa ra hết bên ngoài, chính mình tự tay lau dọn ly trà trơn bóng.
Không bao lâu sau, hai người kia đã tới.
Cách một tầng sa trướng, không nhìn rõ khuôn mặt, nhưng chỉ đoán sơ qua khí chất và vóc người, người nọ cũng không kém Tư Mã Dục bao nhiêu, nghe giọng nói, nhìn cử chỉ, cũng hết sức nho nhã thong dong, rất có phong độ của danh sĩ.
Đứng cùng Tư Mã Dục ở một nơi, đều là những chàng trai đẹp đẽ hài hòa làm bao người ca thán.
A Ly trầm ngâm.
Sau khi hàn huyên, đều tự ngồi xuống. A Ly mới được biết, vốn là nghe nói thân thể cô yếu ớt, mới cố tình đến để bắt mạch cho cô.
Nên cũng không muốn che giấu, đẩy nửa ống tay áo, phủ lên một tấm khăn mỏng, rồi đưa từ dưới mành ra.
Người nọ liền bắt đầu đưa tay bắt mạch. Từ dưới tấm mành nhìn lên, ngón tay kia trắng trong như ngà, từng ngón thon dài, chính là bàn tay trời sinh để chơi đàn. A Ly nghi hoặc — có hai bàn tay như thế này, thì hình hài có thể xấu đến mức nào được chứ?
Sau đó chợt nhận ra người nọ ra vẻ vô tình cố ý dùng ngón trỏ gõ gõ vẽ vẽ vài điểm khác nhau trên mặt bàn. A Ly ngẩn ra.
Tận đến lúc anh ta lặp lại lần nữa A Ly mới dám tin —- là mã Morse, rõ ràng là mã Morse(*).
(*) Mã Morse: hay mã Moóc-xơ là một loại mã hóa ký tự dùng để truyền các thông tin điện báo. Mã Morse dùng một chuỗi đã được chuẩn hóa gồm các phần tử dài và ngắn để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu chấm, và các kí tự đặc biệt của một thông điệp. Các phần từ ngắn và dài có thể được thể hiện bằng âm thanh, các dấu hay gạch, hoặc các xung, hoặc các kí hiệu tường được gọi là “chấm” và “gạch” hay “dot” và “dash” trong tiếng Anh.
Được phát minh vào năm 1835 bởi Samuel Morse nhằm giúp cho ngành viễn thông và được xem như là bước cơ bản cho ngành thông tin số. Từ ngày 1 tháng 2 năm 1999, tín hiệu Morse đã bị loại bỏ trong ngành thông tin hàng hải để thay vào đó là một hệ thống vệ tinh.
Tả Giai Tư muốn nói là “Đố phụ(*)” —- chị dâu của cô rất thích cố tình gây sự, những khi la lối khóc lóc sẽ đánh trách nha hoàn, mắng chửi người không có bổn phận, có khi còn kéo cả hàng xóm vào mắng chửi là đồ hồ ly tinh. Trong lòng Tả Giai Tư từ sớm đã mặc định hình tượng “đố phụ” chính là cô ta, từ lúc còn nhỏ đã mang hình ảnh một người để làm cảnh giới cho chính mình, cô đã lập lời thề sẽ không bao giờ trở thành kiểu người như chị dâu của mình.
(*) Đố là ghen ghét, đố kỵ, “đố phụ” chính là kiểu đàn bà hay ghen tuông bừa bãi.
Cô từng nghe qua một vài câu chuyện, Nga Hoàng và Nữ Anh(*) là một trong những giai thoại đó, trong dân gian cũng còn nhiều người có tỷ muội là của hồi môn. Cô yêu quý A Ly, nếu cùng A Ly chung một chồng, mỗi ngày trôi đi cũng sẽ tốt đẹp.
(*) Nga Hoàng và Nữ Anh là những nhân vật huyền thoại, sống vào thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc. Hai người đều là con gái của đế Nghiêu và cùng chung một chồng là đế Thuấn. Nga Hoàng là chị được làm chính thất còn Nữ Anh là em thì làm thứ thiếp, tuy nhiên hai chị em không bao giờ cãi vã, ăn ở đoàn kết đoan trang hiền thục nhường nhịn nhau từng cử chỉ hành động khiến người ngoài đều phải mến mộ.
Song cô không dám nói ra.
Trong lòng cô, A Ly chính là cô gái tốt nhất mà cô từng gặp được. Nếu như cô cũng biết ghen tuông, thế thì bản thân chữ “ghen tuông” cũng không còn là điều đáng để ghê tởm nữa.
“Nhưng bọn muội tiến cung đều là để hầu hạ Thái Tử mà”. Cô chỉ nói thế.
A Ly đành cười to chứ chẳng biết làm sao, “Dựa vào bản lĩnh của bọn họ sao. Tỷ chỉ coi muội là em gái, không muốn muội vì tình huống thực tế mà bị tổn thương. Muội có hiểu không hả?”.
Tả Giai Tư không phải không hiểu chuyện. Chỉ là cô có hơi phiền não, tình hình thực tế hiện nay giữa cô với A Ly rất dễ xảy ra thương tổn. Cô có chút giận chó đánh mèo muốn trút xuống đầu Thái tử, không khỏi nghĩ rằng, nếu cả hai người đều không phải lấy chồng thì tốt lắm thay.
Nhưng cô cũng phải đáp, “Vâng”.
Cô không hề là người không biết thế sự như thế.
Trước khi cô vào Đông cung cũng từng có người nói với cô rằng, “Mai này phú quý, chớ quên ta”. Cô biết tiền đồ mai sau của phụ nữ chốn Đông cung là như thế nào. Cùng với đó cô cũng hiểu, phú quý đều là tranh đoạt mới có, Đông cung cũng chẳng phải một con đường bằng phẳng.
Cô tiến nhập Đông cung là thân bất do kỷ (không còn lựa chọn nào khác), cô cũng không thèm muốn chi thứ phú quý này nọ. Chỉ là đột nhiên gặp A Ly, mới sinh ra chút ít tư tâm mà thôi.
A Ly hiểu nổi lòng của Tả Giai Tư, chuyện này cô đã xử trí hết sức vụng về.
Song vẫn luôn phải nói rõ trắng đen, đó chính là tình cảm của cô với Tả Giai Tư.
Nhân chuyện này, tổng lược A Ly cũng đã xuống tinh thần gần như không dậy nổi.
Có điều với những cô nàng kia cô vẫn phải thu xếp cho thật tốt.
Thời điểm chỉ định thị nữ cho bọn họ, A Ly đã chán đến đến mức chả buồn xem danh sách, chợt thấy một người tên là “Quế Hương”, bỗng nhiên trong đầu như lóe lên tia điện, phút chốc giật mình tỉnh táo.
Cô vẫn nhớ rất rõ, ở kiếp đầu tiên, bản thân cô đã tự tay sắp xếp người này làm thị nữ cho Tả Giai Tư —- quả thực không sai, là phần thưởng Thái hậu ban đến lâu không được dùng. Đương nhiên, ban đầu cô cũng có chủ ý nhằm vào Tả Giai Tư, song đã trải qua hai lần dằn vặt, không chút vui vẻ nào. Bất cứ chuyện gì cô cũng không làm nữa, người điêu ngoa xảo trá như này, rồi lại bởi vì phần thưởng của Thái hậu, bèn cứ để đó để dưỡng chiêu đi đã.
Mà Tả Giai Tư cũng nói, huynh trưởng của cô là do Hội Kê Trường sử để ý tới mới chuyển nhà. Trường sử là người trong Vương phủ.
Cuối cùng A Ly cũng nhớ ra, Dữu Tú cháu gái của Thái Hậu chính là Hội Kê Vương phi. Tả Giai Tư lại nói vì một ít cơ duyên cô mới phải gia nhập Đông cung, còn có thể là cơ duyên gì ngoài Hội Kê vương muốn nhân cơ hội mang một thiếu nữ làm tay chân để đưa vào Đông cung?
Lần tiến cử này dĩ nhiên không thể chọn những khuê tú gia đình giàu có, nhưng xuất thân của Tả Giai Tư cũng không tránh khỏi quá hèn mọn.
Chắc là phải điều tra một chút mới tốt.