Bắc Tống Phong Lưu
Chương 947 : Trật tự mới (1)
Ngày đăng: 07:36 30/04/20
Mặc dù Lý Kỳ nói về thương nghiệp rất hùng hồn, nhưng hắn không thể không thừa nhận là lương thực xưa nay vẫn là căn bản của các vương triều cổ đại, không có vương triều nào dám coi nhẹ vấn đề này, như vậy có thể thấy tầm quan trọng của lương thực, đồng thời giá lương thực cũng trực tiếp ảnh hưởng tới vật giá, thậm chí là cả hệ thống kinh tế.
Thương Vụ Cục đã giành được quyền điều tiết tiền tệ, tuy nhiên, nếu như Thương Vụ Cục không thể nắm được giá lương thực, thì về căn bản sẽ không thể điều tiết một cách vĩ mô kinh tế toàn quốc.
Thế nhưng, do triều Tống không hạn chế việc thôn tính đất đai, dẫn đến đất đai của địa chủ ngày một nhiều. Hay nói cách khác, bọn họ có thể tùy ý đẩy giá lương thực lên cao, lại thêm sự thất bại của cải cách Vương An Thạch khi trước, đã cànglàm hiện tượng này trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là cái Thanh Miêu Pháp kia, vốn là trọng điểm của cải cách, có lợi cho dân cho nước, nhưng do việc chấp pháp không nghiêm, lợi tức quá cao, dẫn đến việc quan phủ các nơi bắt ép dân chúng vay tiền triều đình bằng hình thức vay nặng lãi. Kết quả là dân chúng trả không nổi lãi, đành phải bồi thường đất đai cho địa chủ, khiến cho đất đai trong tay địa chủ tăng lên chóng mặt, đây thực sự là làm phúc phải tội.
Kể cả là đối với triều đình thì như vậy cũng cực kì bất lợi, có nhiều quan lại bao che cho nhau, nhân lúc triều đình cần gấp lương thực, đã đánh tráo hàng rởm thay hàng tốt, dùng giá cao lừa đảo triều đình, làm cho quốc khố trống không.
Thực ra không chỉ có Lý Kỳ, phàm là người thực hiện cải cách, đều phải chú trọng tới vấn đề lương thực, điều này là không thể tránh khỏi, đó cũng là mấu chốt của việc cải cách có thành công hay không. Nhưng nói đến lương thực, thì đó lại làcái lợi mà các đại thần triều đình tranh giành nhau, tuy nhiên, bất luận thế nào, Lý Kỳ phải giải quyết cho tốt vấn đề này.
Cho nên hắn coi đây là điều kiện bắt buộc cho mình khi nhậm chức lại từ đầu. Hắn lấy đó làm cái cớ, bắt ép phe bảo thủ Tống Mặc Tuyền đưa ra vấn đề lương thực trước, như vậy có thể giảm bớt một phần lớn trở ngại, giúp hắn có thể giải quyết mọi việc đơn giản nhẹ nhàng hơn.
Tống Mặc Tuyền đứng ra nói trước:
- Khởi bẩm Hoàng Thượng, vi thần cho rằng triều đình nên hạ lệnh khống chế chặt chẽ giá lương thực, nhất định phải phải ngăn xu thế này lại.
Thường Bình Thương là kho lương được chính phủ Trung Quốc cổ đại thiết lập nhằm điều tiết giá lương thực, dự trữ lương thực phòng mất mùa, để đáp ứng cho nhu cầu của quan lại và dân chúng. Chủ yếu vận dụng quy luật giá trị để điều tiết cung ứng lương thực, phát huy cao nhất tác dụng ổn định giá trị thị trường lương thực. Khi giá lương thực trên thị trường thấp, tiến hành mua lượng lớn lương thực với giá cao thích hợp, không chỉ giúp cho các kho lương Đại Cốc Thương, Nhất Thái Thương và Cam Tuyền Thương của triều đình dồi dào lương thực, mà kho lương các quận biên giới cũng tràn đầy. Khi giá lương thực thị trường lên cao, lại bán ra với giá thấp thích hợp. Biện pháp này vừa tránh được hiện tượng “giá gạo thấp dân buồn”, cũng phòng ngừa hiện tượng “giá gạo cao dân lo”, có tác dụng tích cực đối với việc bình ổn thị trường lương thực và củng cố chính quyền phong kiến, ở một mức độ nào đó phản ánh lợi ích và nguyện vọng của quần chúng nhân dân.Tống Huy Tông ồ một tiếng, rồi nói:
- Ngươi nói cụ thể xem.
- Vâng.
Lý Kỳ nói tiếp:
- Về phần Thường Bình Thương, tin là các vị ở đây còn rõ hơn thần, vậy thần không nói nhiều thêm nữa, cái mà thần nói là Thường Bình Thương kiểu mới, đó là do triều đình dựa vào điều kiện cung ứng và điều kiện giá cả nhất định, cho các điền chủ vay tiền với lương thực làm thế chấp. Nhưng khoản cho vay này là khoản cho vay có ý nghĩa khích lệ, không thể đòi người đi vay bồi thường. Cũng có nghĩa là, khi lương thực bội thu, giá lương thực trên thị trường hạ xuống, điền chủ có thể lựa chọn trả lương thực cho triều đình, triều đình không được đòi thêm giá chênh lệch trong đó, như thế nông dân mới không phải chịu lỗ, không ép giá thì giá lương thực tự nhiên sẽ không hạ, còn triều đình thì sẽ có thể lấy đó là cơ hội tốt để dự trữ lươngthực cho mình, khi mất mùa, giá lương thực thị trường cao hơn khi vay vốn, nông dân có thể bán lương thực ra thị trường, giành được nhiều lợi nhuận hơn, sau đó trả vốn vay và lãi suất cho triều đình, thì sẽ không bị ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân, triều đình cũng sẽ giành được lợi nhuận, còn có thể lấy lương thực thu hoạch vào mùa bội thu để điều chỉnh vĩ mô, tránh việc có kẻ tích trữ lương thực đầu cơ, nhất cử lưỡng tiện. Quan trọng hơn là luật này có thể khích lệ nông dân trồng trọt, đồng thời có thể bảo vệ ruộng đất của họ một cách tốt nhất, không để bị kẻ khác thôn tính.
Thái Kinh nghe xong sáng rực mắt, nhưng lại thấy kinh ngạc, nói:
- Đây---đây đều là do ngươi nghĩ ra?