Bắc Tống Phong Lưu
Chương 82 : Đại Oa Thái (p3)
Ngày đăng: 07:22 30/04/20
Thực ra món Lý Kỳ làm, chính là món Đại Oa Thái. (Đại Oa Thái (大锅菜.): Một món canh thịt lợn thập cẩm)
Đây là một món rất bình thường trong suy nghĩ của người hiện đại.
Nhưng trong suy nghĩ của Lý Kỳ, đây là món đáng giá để nghiên cứu.
Làm Đại Oa Thái, thực ra không cần quá nhiều kỹ xảo. Nhưng lại rất nghiêm khắc trong việc yêu cầu những kiến thức cơ bản. Đầu tiên nó sẽ cho biết đầu bếp đó quen thuộc với nguyên liệu như thế nào. Dù Đại Oa Thái là món thập cẩm, nhưng không phải là một tổ hợp tùy ý. Phải có sự nghiên cứu cẩn thận. Tiếp theo là kiểm tra kỹ thuật thái rau củ. Làm món Đại Oa Thái, không nên thái rau quá dày hoặc quá to. Nếu không, nhiều nguyên liệu như vậy trộn lẫn vào nhau, một là rất khó chín đều. Hai là hương vị của các nguyên liêu sẽ không bổ sung cho nhau được. Cuối cùng là kiểm tra trình độ phân phối gia vị. Đây cũng là điểm khó khăn nhất. Với số lượng nguyên vật liệu nhiều như vậy, muốn chiếu cố chu toàn, tuyệt đối không phải là việc dễ dàng. Dù cho có là Lý Kỳ, cũng rất khó làm được hoàn mỹ.
Giống như những đầu bếp làm Đại Oa Thái ở căn tin trường học, quả thực là vũ nhục món Đại Oa Thái. Chỉ là một món canh suông, không có hương vị gì cả. Có người vì để tăng khẩu vị của món này, mà đổ dầu từ cống ngầm còn nhiều hơn cả nước. Lúc ăn cơm, nhìn cái nồi canh đen sì, có mấy ai có thể ăn vào?
Thực sự có thể so với thức ăn cho lợn.
Cũng khó trách, rất nhiều sinh viên tình nguyện ăn cơm chiên trứng còn hơn là ăn món Đại Oa Thái.
Món Đại Oa Thái dù không thể so sánh với bào ngư vây cá, nhưng lại là một món ăn rất phù hợp với khẩu vị của đại chúng. Dù sao không phải người nào cũng có thể ăn được bào ngư hay vây cá. HƠn nữa giá trị dinh dưỡng của Đại Oa Thái còn cao hơn rất nhiều món ăn. Ít nhất, có thể nói, đây là một món ăn toàn diện.
Mặc dù là một món ăn, nhưng Lý Kỳ cũng phải chia ra ba lượt để xào. Bởi vì nếu cho toàn bộ vào xào một lần, thì không có chỗ để mà xào.
Xào xong hai lần đầu, hắn múc cho các vị đại nương và đám nhỏ mỗi ngươi một bát. Để cho bọn họ ăn trước. Cái gì nam tôn nữ ti, Lý Kỳ chẳng quan tâm.
Bánh bao mà Bạch Thiển Dạ đặt đã được mang tới vừa nãy. Cho nên đám hài tử kia ngồi xổm một góc, tay cầm bánh bao lớn, tay cầm bát canh ăn. Người nào người nấy ăn rất say sưa.
Mấy vị đại lão gia còn chưa được ăn, nước miếng đã chảy ròng.
Bạch Thiển Dạ sững sờ, sau đó nháy mắt ra dấu với Hạnh Nhi, ý bảo không cần nữa.
Điền thợ mộc cũng phát hiện ngữ khí của Lý Kỳ lộ vẻ không vui, mặt già liền đỏ lên, vội vàng hướng Lý Kỳ nhận lầm.
Lý Kỳ cười cười, tỏ vẻ không sao. Tuy nhiên trong lòng hắn vẫn có chút khó chịu. Hôm nay liệu có thể no bụng không đã là một câu hỏi. Vậy mà đã nghĩ tới rượu rồi. Ngươi tưởng ngươi là đại gia à?
Cũng không phải Lý Kỳ tiếc tiền. Chỉ là mọi việc phải có chừng mừng. Ngươi muốn gì, cũng phải nhìn hoàn cảnh xung quanh đã. Nói sau, vừa rồi hắn còn cùng đám người Điền thợ mộc nói, chiều nay theo hắn tới Túy Tiên Cư. Nếu để cho Ngô Phúc Vinh nhìn thấy hắn dẫn theo một đám người say trở về, thì chú ấy sẽ nghĩ như thế nào.
Sau khi cơm nước xong, nghỉ ngơi một lúc, Lý Kỳ liền bắt đầu dạy đám hài tử một số lễ nghi phục vụ vượt thời đại.
Rất rõ ràng, hắn muốn biến Túy Tiên Cư thành một quán ăn hiện đại hóa.
Về điểm này, Lý Kỳ đã sớm tính toán. Hắn không muốn làm như Phỉ Thúy Hiên. Bảy tám tiểu nhị, giống như đám ruồi mất đầu chạy loạn khắp nơi. Thỉnh thoảng lại vang lên tiếng gọi to ầm ĩ. Như vậy nếu đặt ở thời đại của hắn, cho dù tiệm đó có món ăn ngon cỡ nào, cũng không có khách hàng tới.
Đối với một quán ăn mà nói, phục vụ chu đáo là điều không thể thiếu.
Đầu tiên, Lý Kỳ dạy cho bọn họ một số tri thức về đón khách. Chẳng hạn như phải mỉm cưỡi, cách nói chuyện, cùng thần thái khi tiếp xúc với khách hàng.
Tiếp theo lại dạy cho bọn họ vài động tác, thế đứng, thế ngồi, cùng cử chỉ.
Hai chủ tớ Bạch Thiển Dạ lúc đầu nhìn Lý Kỳ dạy những tư thế kỳ lạ kia, đều có chút buồn cười. Nhưng càng nhìn, hai người càng không cười nổi. Chỉ còn lại sự rung động. Nếu dùng một từ hiện đại để mô tả sự rung động đó, thì chính là Chức nghiệp hóa.