Bia Đỡ Đạn Phản Công
Chương 907 : Hành trình cáo biệt cuối cùng 22
Ngày đăng: 04:07 30/04/20
Việc Bách Hợp tới gần quan tài có vẻ như đã chọc trúng vẩy ngược của đám thi nô, khiến một đám thi nô đều lồng lộn nóng nảy. Người đàn ông trung niên kia sợ phá gan phá mật cố gắng theo sau cô, đi một bước, bộ dạng như tới gần tử thần thêm một bước, loại tử khí nặng nề làm người ta thấy tuyệt vọng thấm ra từ quan tài có thể khiến người ta dễ dàng cảm nhận ra được.
Những người tiến vào đồ hình âm dương thái cực đồ ở giữa phòng, nơi đặt cỗ quan tài đều cảm thụ được loại rét lạnh thấm tận xương.
Bộ râu và mái tóc hoa râm của Đường Toàn chậm rãi kết một lớp sương muối màu đen, người đàn ông trung niên kia tu vi thấp nhất, lúc này cả các đốt ngón tay cũng đã xuất hiện hắc khí, bàn tay ông ta đang dùng che miệng có vẻ như không còn nghe theo sai sử nữa, bao gạo nếp vốn kết một lớp sương xanh bên ngoài giờ đã ngả sang màu xám đen.
Thực lực của Bách Hợp mạnh nhất, cảm giác với nguy hiểm cũng là sâu sắc nhất, lúc này mới chỉ bước tới gần đồ hình âm dương, chưa đụng tới quan tài mà cô đã cảm nhận được khí hung lệ rõ ràng như vậy, có thể thấy, thứ nằm trong kia, thực sự không thể trêu vào.
Đi tới gần, mọi người mới phát hiện, cỗ quan tài này lớn ngoài dự liệu, có thể nói không nhỏ hơn bao nhiêu so với quan tài đá ban đầu mọi người đã bị vây nhốt bên trong. Lúc nãy từ xa nhìn vào không nhận ra, lúc này tới gần bên mới phát hiện, quan tài này cho dù có nhét bốn năm người vào vẫn vừa vặn.
Thân vách quan tài không biết là dùng cái gì chế luyện thành, qua nhiều năm như vậy, bị oán khí, âm khí, thi khí ngâm tẩm, thế nhưng không hề có dấu hiệu mục nát, chỉ có phần phía trên màu sắc của chu sa có nhạt đi một chút. Chưa hết, quanh thân vách quan tài còn có chạm nổi một bộ phù điêu hình rồng xoay chuyển quanh, hoặc ngẩng đầu vẫy đuôi, hoặc đảo mắt nhìn quanh thần tình nanh ác, thân rồng cũng bôi chu sa, cũng không vì năm tuổi lâu dài mà mất đi phần nào nhuệ khí, ngược lại, đôi mắt bôi chu sa đỏ rực khiến người ta nhìn thấy mà trong ngực lạnh run, nếu hơi chuyển đầu, quan sát từ góc độ khác đi, cảm thấy như những con rồng này đều sống lại, đang nâng đỡ quan tài.
Những đôi mắt rồng đó, chỉ nhìn vào nó thôi đã thấy có một luồng khí thế hung lệ đập vào mặt, chỉ nhìn thấy nó thôi cũng đủ bị doạ đổ mồ hôi lạnh, cỗ quan tài này quả thực là bất thường.
Thời cổ, những vật trang trí hình rồng không phải người nào cũng có thể dùng, nghĩ lại về các danh tác đã gặp trong cổ mộ này, lại nhìn bầy rồng nâng hòm này. Dù rằng đây không phải rồng thật, nhưng lấy chu sa điểm nhãn, lại tạo ra mấy phần thần vận của rồng thật, loại thủ đoạn như vậy cực kì nghịch thiên. Bách Hợp chỉ nhìn thoáng qua, rồi không nhìn thêm nữa, tránh tiêu hao tinh thần lực của bản thân, cô cúi đầu, tâm tình lại nặng nề thêm một chút.
Bà ta càng gọi càng dồn dập, càng sợ hãi, ông Văn lúc này bị người ta chèn vào tận mép của bệ giếng, khuôn mặt vốn nho nhã giờ sung huyết đỏ bừng, lúc trước ông ta vốn đã bị người ta đánh cho bầm dập, mặt mũi chỗ tím chỗ xanh, lúc này càng bị chen đến độ mặt mũi biến dạng, xem ra sắp chống đỡ không nổi, trong lòng Bách Hợp nhảy lên đánh thót, vội hô một tiếng:
“Khoan đã!” Cô xoay người đi về phía bệ giếng, người đàn ông trung niên và Đường Toàn bị bỏ lại vội cuống quýt đi theo. Bách Hợp lấy từ trong ba lô ra chu sa và giấy vẽ bùa, mau chóng vẽ ra một lá bùa, nhảy lên chỗ mép bệ giếng, ra hiệu cho ông Văn đi ra, tấm bùa trong tay cô dùng tam muội chân hoả đốt cháy lên, rồi dùng tiếp một động tác thô lỗ túm lấy ông Văn, đem tấm bùa đang cháy này nhét vào miệng ông ta.
Ông Văn thực không ngờ mình lại bị đối xử như vậy, lá bùa kia trong lúc vào miệng nóng rát khiến ông ta chảy nước mắt ròng ròng. Bách Hợp lại bóp chặt miệng ông ta nên ông ta không thể phun ra, miệng bị đốt kêu xèo xèo, bàn tay của cô như gọng kềm sắt làm ông ta giãy dụa không được, hai bàn tay lại vịn chặt thành giếng không dám buông, quả thực là quẫn cảnh không biết phải làm sao. Ngồi bên dưới bà Văn nhìn thấy một màn này, nhịn không được gào lên:
“Cô làm gì thế hả?”
“Trước đó ông ta bị người ta đánh bị thương, có mùi máu tanh trên người, mùi máu tanh ở chỗ này có thể kích thích con quỷ trong hòm kia tỉnh lại.” Bách Hợp vốn không buồn để ý bà Văn, nhưng lúc này lại cau có trả lời bà ta một lần:
“Tôi vừa che lại khí tức trên người ông ta, ở đây còn có ai từng thụ thương nữa không?” Cô giải thích xong, lại hỏi thêm một câu. Bà Văn thấy giải thích đó là vì an nguy tính mạng của chồng mình, tuy xót ruột vì thấy chồng chịu khổ, nhưng cũng không dám căn vặn nhiều hơn, chỉ là không tránh được oán hận:
“Đã muốn giúp ông ấy, vì sao không chờ bùa cháy hết rồi hẵng nhét vào miệng, còn nữa, ăn tro đốt bùa là không khoa học, cũng không biết có hữu hiệu hay không…” Bà ta cứ lải nhà lải nhải, Bách Hợp cũng lười giải thích gì thêm, chỉ quay đầu nhìn bà ta một cái. Bà Văn bị nhìn đến mức phát sợ, không dám hó hé nữa.