Bộ Bộ Sinh Liên

Chương 629 : Lương Tử Bên bờ Cao Lương

Ngày đăng: 21:02 19/04/20


Share by: Mộng Hoa Trang



Nếu cẩn thận tính toán, Triệu Nguyên Tá đã nhường vị và Tiêu thái hậu trú chân tại U Châu, tiếp sau đó quân binh nước Liêu tiến quân về phía nam càng ngày càng nhiều, bại binh nước Tống và trú quân vốn có ở biên ải tập chung lại cộng thêm viện quân hậu phương không ngừng viện trợ. Như vậy vùng biên giới nối Ngõa Kiều quan đến Nhạn Môn quan bị vây kín từ đông sang tây, quân Tống sẽ như lâm đại địch, phòng ngự nghiêm ngặt, kiểm tra từng người đi lại, đến mức chim bay cũng khó lọt.



Hơn nữa phòng tuyến này không có rùng rậm núi cao như vùng Lũng Hữu Hà Tây, mật thám đi dò xét có thể trèo đèo lội suối để tránh nơi quan ải. Ở nơi chiến tuyến này lại chỉ có thể dựa vào vài con sông nhánh rộng, nhưng quân doanh đóng trại dày đặc men theo mép sông, thuyền bè nhất loạt đều bị quản chế, đường cầu cũng bị phong tỏa, trên bờ lại đầy quân binh và dân tráng ngày đêm không ngừng tuần tra, quân Liêu có muốn cài gián điệp thông báo tin tức về cũng thực là việc không hề dễ dàng.



Dương Hạo chỉ suy tính đến việc gián điệp hai nước Liêu Tống đưa tin báo sẽ gặp khó khăn lớn trong tình hình đó. Có thể sẽ đẫn đến tin tức bị ngắt đoạn hoặc tin báo chậm chạp chứ không nghĩ đến việc vào cái thời đại này, chưa hề có kẻ thống trị nào đặc biệt quan tâm đến công việc thám báo như hắn, không tiếc bỏ ra số của cải lớn để lập nên một cơ cấu thám báo rộng lớn trải khắp thiên hạ. Đặc biệt lại dựa theo điều kiện thám báo thời này mà sáng tạo ra cách đưa tin bằng bồ câu cốt để phục vụ cho triều chính. Đây thực là việc xưa nay chưa từng có, chỉ mãi đến thời Minh, mới xuất hiện đội quân cẩm y vệ danh tiếng lẫy lừng, năng lực thám báo của họ mới thực sánh bằng cơ cấu do thám của Dương Hạo.



Ở thời bấy giờ, công việc tình báo của hai nước Tống Liêu cũng không mấy phát đạt. Tống Liêu chỉ lập ra một hoàng thành ti, tên gọi đó cũng chính là nhiệm vụ của chức quan, chủ yếu dò xét phạm vi ở một địa phương. Triệu Quang Nghĩa sau khi bị Dương Hạo lừa mấy lần chỉ do tin tức nhận được quá chậm chạp mới bắt đầu tiến hành tăng cường thu thập tin tình báo ở nam tuyến, về phương diện này nước Liêu lại kém hơn hẳn. Nước Liêu vốn không có binh chức chuyên làm nhiệm vụ gián điệp, những nội gián mà họ cử đi thăm dò đa phần là tướng lãnh, binh tướng dưới quyền được quan lớn phó thác, chỉ định đặc biệt đi làm một nhiệm vụ do thám nào đó.



Họ trải qua thời gian dài làm nhiệm vụ nên có thân phận quan trọng nhất định đối với nước Liêu, sứ mệnh họ đảm nhiệm dường như chỉ có một, hoặc là do thám một tướng lĩnh, quan viên nước Tống hoặc lợi dụng thân phận yểm trợ, âm thầm vận chuyển những vật phẩm nước Liêu cần gấp thậm chí là những vật phẩm xa hoa cao quý cho bậc quyền thế sử dụng, rồi thì thông báo những tư tin tình báo lâu dài như các phương diện thiết lập quân sự, kinh tế, chính trị chứ họ không được huấn luyện hay chuẩn bị năng lực tình báo nhạy bén. Lúc này, nước Tống đã phát hiện ra sự thay đổi to lớn, còn nước Liêu lại hoàn toàn không biết.



Trong tình thế đó, nếu đặt vào thời kỳ mà mọi sự đều dựa vào tình báo rồi mới đánh trận này, sẽ làm cho người ta khó hiểu nổi, nhưng ở thời bấy giờ là rất bình thường. Từ thời Trương Nghĩa phất cờ nổi dậy, Đôn Hoàng quy thuận nghĩa quân cùng tiến về đông, đánh chiến tới mười một châu của Hà Tây, vương quốc Thổ Phồn sụy đổ, cũng quy thuận nghĩa quân đánh đến gần Hạ Châu, lúc ấy triều đình Đại Đường tọa trấn Trường An ngay đó lại không hề hay biết. Mãi cho đến hai năm sau, Trương Nghĩa phái sứ thần đến Trường An, triều đình Đại Đường biết tin mới vô cùng thất kinh.



Hoặc thời triều Đường thống trị Khuỳnh quốc xưng với triều Đường làm thần quốc, sau khi Đại Đường bị tiêu diệt hơn năm mươi năm sau, các nước chư hầu cùng tồn tại, triều đình không ngừng bị đổi phiên, vua trong chốc lát thành vị dân thường thì họ vẫn không hay biết gì, vẫn cho rằng Trung Nguyên là thiên hạ của Lý Đường. Bởi vậy, hai cực khác nhau, có thể thấy tin tức thời đó thực quá bị bế tắc, tình báo yếu kém quá mức. Triều đình nhiều nước xem nhẹ việc này, khác hẳn so với các quân quốc thời Xuân Thu chiến quốc.



Nước Liêu cũng bố trí tai mắt do thám nước Tống nhưng không phải là nội gián tài giỏi gì, họ chỉ biết làm theo sứ mệnh được giao phó, không hề y thức được việc chính cục thay đổi, Biện Lương nhường vị sẽ có liên quan mật thiết tới chiến cục biên ải, hoặc họ y thức được điều đó nhưng vì biên ải canh phòng nghiêm ngặt, mọi địa đạo đều bị phong tỏa nên không có cách nào truyền tin đến Bắc quốc, thế nên họ cũng trở thành vô dụng.



Nếu men ra biển hoặc đi vòng Nhạn Môn quan từ phía Tây, đi vào nội địa hoang vắng của Tây Hạ rồi phản hồi nước Liêu thì sao? Không có tiếp ứng, không thông địa lý, thêm vào đó quân binh tuần tra các châu lại nghiêm ngặt, mà trong thời kỳ xã hội nông nghiệp, có đợi được họ đi vòng về báo tin cũng rất khó khăn, báo được tin cho chủ nhân thì cũng đến năm thìn bão lụt rồi. Vậy nên Da Luật Hưu Ca tới giờ vẫn cho rằng Triệu Nguyên Tá đương ngự đế, không hề hay biết sự biến đổi to lớn này.



"Trận đánh bên sông Cao Lương, chúng ta trúng kế của Da Luật Hưu Ca lãnh thất bại thảm hại. Nay nếu trẫm đoán không lầm, chúng ta có thể đoán rằng, binh thế Bắc triều đương kiêu ngạo mình lớn mạnh, có thể đánh một trận làm giảm nhuệ khí của địch! Dùng kế của kẻ địch đánh lại chính địch!". Dương Hạo khẳng định.



Dương Kế Nghiệp ngẫm một lúc rồi nói: "Quan gia nói như vậy cũng rất có khả năng, nhưng đây chỉ là suy đoán của chúng ta, kế đó thực không khả dụng, cũng không thể hoàn toàn dựa vào kế đó được. Ta nên chuẩn bị hai kế sách, nếu chứng minh được Bắc triều sớm đã biết động tĩnh nước ta và chúng sẽ không trúng kế thì có thể lập tức thay đổi đối sách, theo khuôn tắc mà đánh thắng một trận".



Dương Hạo nói: "Nên làm như vậy...".



Hắn xem chừng đã hiểu ra, mỉm cười đáp: "Được thôi, vậy cứ dựa theo cách nghĩ đó, còn hành động thực tế như nào sẽ do ba người Phan tướng quân, Dương tướng quân và Lý tướng quân nghị định, trẫm chỉ yêu cầu các khanh phải nhanh chóng, chậm tức sinh biến!".



Thật nực cười, bên cạnh có Phan Mỹ, Dương Kế Nghiệp lại thêm cả chiến thần Lý Kế Long. Tuy Lý Kế Long mới xuất đạo, kinh nghiệm chiến trận ít ỏi, nhưng lại kiệt xuất hơn bất cứ tướng lĩnh tài giỏi nào bấy giờ bao gồm cả Da Luật Hưu Ca nước Liêu. Ba tướng lãnh kiệt xuất như vậy nhưng bây giờ mới dần danh nổi chót vót, có hai tướng Phan Dương sẽ luôn nắm được toàn cục, không cần lo lắng Lý Kế Long sẽ bồng bột mà gây sơ xuất gì.



Nếu đã như vậy thì cần gì vị hoàng đế như hắn chế định chiến thuật như làm trò cười vậy. Nếu hắn lúc nào cũng vung chân múa tay can thiệp, các triều thân có thể sẽ không nghe theo, không cẩn thận lại trở thành Triệu Quang Nghĩa thứ hai. Sách lược đương nhiên phải chuyên chú, nếu dưới tay đã có nhân tài như vậy chi bằng cứ giao cho họ là được. Nếu đánh không thắng thì có đích thân ra tay cũng vô dụng. Kẻ khác nghi ngờ người mà không dùng, mà việc dùng người là bất nghi. Dương Hạo lại sớm đã định luận được năng lực của họ, đương nhiên biết làm một quân chủ nới tay lòng vòng.



Phan Mỹ và Lý Kế Long không biết tâm ý của hắn, thấy quan gia tín nhiệm như vậy không khỏi cảm kích vô cùng, đâu dám có ý đồ nào khác, chỉ biết có cúc cung tận tụy. Trong chốc lát, một sách lược đã được ba vị minh tướng nhanh chóng vạch ra.
Da Luật Ngân Đức thực có chút kinh ngạc, hắn vội nắm chặt trường thương trong tay khua một tiếng "keng" đâm thẳng vào giáp ngực một binh của đội quân quái lạ này. Một tiếng kêu rít tai kinh người, mũi thương đâm tới áo giáp gây ra một vết xước, sau đó mũi thương cực kỳ sắc nhọn của hắn lại bị trượt dài một vết trên thân giáp trơn bóng đó. Lúc này Da Luật Ngân Đức tận mắt chứng kiến một lưỡi đao vung ra chém đứt phăng đầu ngựa làm đôi, hắn vô cùng hoảng sợ: "Đây là thứ đao gì vậy? Lại lợi hại đến như vậy, sao có thể sắc bén đến mức ấy?".



Hắn vừa đến những câu đó trong đầu, chưa kịp giải đáp đã bị vài lưỡi đao sắc đó ào ạt giáng xuống người, phanh thân hắn ra thành từng mảng thịt đẫm máu.



"Xoạt, xoạt...".



Lưỡi đao kỳ lạ cứ thế sáng loáng mà tiến tới, liên tiếp vung đòn như những cỗ máy nghiền lớn, nhét được cả người lẫn ngựa vào đó mà hỗn độn chém vụn ra, máu tươi bắn tung tóe. Lưỡi đao khiến cho quân địch từ xa đến gần đều hoảng loạn, sự uy hiếp đến rùng mình khác hẳn với những mũi trường thương thông thường, phương cách tấn công không chỉ là trảm đơn thuần, lưỡi đao vừa đâm sâu, vừa cắt xoáy lại thêm cả bổ và trảm.



Đội quân này có phần ưu thế hơn quân đao truyền thống, được bảo vệ bởi lớp giáp dày, tuy động tác đánh ra chậm hơn chút nhưng trong cảnh quân địch bị bao vây hai cánh tả hữu, binh quân dùng thương và tiễn áp chế xung quanh, quân địch có nhanh đến mấy cũng không thể nào đánh lại họ, lúc này đây là một binh đội vô địch.



Quân Liêu sợ hãi như hổ tuyết gặp lửa, bị quân Tống bao vây áp chế đến mức loạn cả quân trận, nháo nhác hỗn độn. Da Luật Hưu Ca uất hận ngụt trời, vì nhất thời khinh địch, vốn tướng địch lấy đâu ra được lượng lớn kỵ binh như vậy, lại có thêm cả một đao trận kỳ quái kiên cố đến vậy? Đường quay về bắc đã đứt, bất đắc dĩ, Da Luật Hưu Ca hắn đành phải lệnh tàn quân còn lại tiếp tục xông lên mở đường máu, hoảng loạn mà chạy trốn theo hướng tây.



Đường huyện phía tây giờ vẫn đang do hắn nắm giữ, trước đây mấy tuần hương quân hắn vẫn đang áp đảo quân Tống, đánh cho quân Tống phải thủ thế cuộn mình, bây giờ lại phải chọn đường tháo chạy, mượn tường thành Đường huyện mà chống lại quân Tống, sau đó mới có thể mưu tính hậu kể.



Tàn binh bại tướng cứ thế hoảng sợ mà nhắm thẳng phía tây tháo chạy, khó khăn lắm mới chạy tới soa khẩu Gia Sơn. Lúc này lại trông thấy phía trước cờ hiệu tung bay, kỳ thực sớm đã có một đội quân đợi ở đó. Tả ngạn sừng sững một đại kỳ, viết rõ một chữ "Lý", chỉ là đề chữ "Lý" nhưng không phải là cờ hiệu của Lý Kế Long tướng trấn thành Định Châu. Hữu ngạn cũng cắm một đại ky, bên dưới đại ky tung bay là một bị lão tướng hai mắt đỏ ngầu, hung tợn trừng mắt nhìn đám quân Liêu lao đến như bọn lang sói đáng hận. Người này chính là Lưu Đình Nhượng, lão tướng duy nhất sống sót còn cả đoàn quân của ông đều bị diệt sạch trong trận đánh Quân Tử quan.



Da Luật Hưu Ca không rảnh để quan tâm hai cánh binh này là của ai, ánh mắt của hắn chỉ trực nhìn vào đám kỵ binh chính diện trước mặt. Người ngựa quân địch phía chính diện đều cao lớn hùng tráng, thân ngựa cùng một sắc, cao hơn quân Liêu hẳn một cái đầu. Kỵ binh đều mặc giáp kín đáo, giáp ngựa cũng như thế mà trùm kín, trông giống như một đám mãnh thú dữ tợn kinh khủng.



Một áp lực vô hình cứ thế sừng sững dựng lên, vồ vập đè nặng xuống đầu quân Liêu.



Nguy hiểm!



Một lời cảnh báo bồng vang lên trong đầu Da Luật Hưu Ca.



Thình thịch! Thình thịch!



Tiếng trống trận như xé gió, lão tướng Lưu Đình Nhượng lệnh cho thương trận phía trước, tiếng hét lớn đội lên. Đội kỵ binh thân nặng khải giáp nhanh chóng gương cao đại thương, thúc ngựa tiến lên. Lúc đầu chỉ chậm rãi nhẹ nhàng, sau đó nhanh chóng tăng tốc rồi lấy đà thúc ngựa tốc hành. Cả một khoảng đất xung quanh đều bị rung chuyển, tiếng ầm ầm long trời cứ thế ập tới. Lúc này dù có Dương Hạo ở đây, hắn có quát lớn một lệnh "Thu binh" thì bọn họ cũng không dừng lại được.



Ba mươi vạn đại quân thảm bại tại Sông Cao Lương, trận chiến Quân Tử quan tiêu diệt sạch cả một đội quân, giờ đây dưới sự chứng kiến của vô số cô hồn binh lính, những đồng quân đại trượng phu lực lưỡng đang hùng hổ xông lên phía trước uy vũ mà đòi mạng trả mạng, đổ máu một lần nữa.



Dương Hạo vung tay hô to: "Qua sông! Qua sông!".