Cá Voi Và Hồ Nước
Chương 4 :
Ngày đăng: 12:46 19/04/20
Em tỉnh lại trong mơ, đôi cánh thuần một màu trắng sáng lên lấp lóa.
“Tại sao lúc nào anh cũng bảo em có đôi cánh màu trắng thế?” em hỏi.
“Vì em là thiên sứ mà,” tôi đáp.
Em bật cười khúc khích, xua xua tay.
Trong mắt tôi dày đặc sương mù màu trắng.
“Thế tại sao cánh anh lại màu đen?”
“Em quyết bắt anh phải thừa nhận mình là Satan chứ gì?”
Tôi rờ tay lên đầu, cố giấu đi cặp sừng hơi nhú lên. Em lại bật cười.
Đôi cánh đen của tôi, tựa hồ như cũng bị nhuốm lên sắc trắng tinh khiết.
“Nghe xem, hình như có sấm sét.” Em hơi nghiêng nghiêng tai, nét mặt lộ vẻ hoảng hốt.
“Thiên sứ ở trên trời sao lại sợ sấm sét ở trên trời?”
“Xe ô tô chạy trên đường đương nhiên là sợ tai nạn giao thông trên đường rồi.”
“Chị Hai dạy phải lắm.” Tôi chắp hai tay, bày tỏ sự khâm phục.
“Em lại buồn ngủ rồi.” Em thu đôi cánh, gục xuống bàn, má phải gối lên cánh tay phải.
“Vậy ngủ đi.”
“Còn anh?”
“Cánh anh bị biến thành màu trăng trắng rồi, phải đi mua bình sơn Telox đen về sơn lại.”
Em lườm tôi một cái, lắc lắc đầu, rồi nhắm mắt lại.
Một lúc sau, em hơi cựa mình, bất cẩn làm rơi một sợi lông trắng muốt.
Sau đó từ từ thiếp đi.
Ngoài cửa sổ, tiếng sấm nổ ì ùng.
----------
Tôi chẳng rõ mình đã phóng xe bao lâu trong mưa gió mới về được đến ký túc xá, vì lúc đó tôi gần như đang ở trong trạng thái thời gian ngưng đọng, không hề có cảm giác về thời gian.
Tôi chỉ biết lúc về phòng cởi áo mưa, mới nhận ra áo mình đã ướt sũng.
Nhưng nói một cách chính xác, tôi cũng không phải là người nhận ra điều này.
“Sao cậu ướt sũng thế này?” Lại Đức Nhân lấy làm kinh ngạc.
“Sao tới lại ướt sũng được?” Tôi cũng rất kinh ngạc.
“Thần kinh à, mình ướt sũng còn không biết.”
“À!” Tôi sực tỉnh. “Thì ra tớ quên không cài cúc áo mưa.”
Cậu ta lừ mắttôi một cái, không nói gì nữa.
Tôi vội đi tắm nước nóng, thay quần áo khô, rồi quay lại phòng.
“Hẹn hò thuận lợi không?” Lại Đức Nhân ngồi ở bàn viết lách gì đó, chẳng buồn ngẩng đầu lên.
“Rất thuận lợi,” tôi nói.
“Thật là rất thuận lợi không?” Cậu ta đột nhiên dừng bút, quay đầu lại nhìn tôi.
“Thật.” Tôi cười cười.
“Thật không đấy?” Cậu ta đứng dậy khỏi bàn viết. “Không phải cố nén đau gượng cười đấy chứ?”
“Hình như cậu không hề tin lần hẹn hò này rất thuận lợi.”
“Không phải không tin,” cậu ta nói. “Mà chỉ là khó lòng tưởng tưởng.”
Tôi ngồi xuống, chẳng để ý cậu ta nữa.
“Sắt phải rèn lúc còn nóng,” cậu ta nói. “Nếu ngày mai bớt mưa gió, cậu có thể hẹn cô nàng đi xem phim.”
“Hẹn như thế nào?”
“Thì gọi điện mà hẹn!”
“Tớ không có số điện thoại của nàng.”
“Cô nàng ở ký túc xá à?”
“Thuê phòng bên ngoài.”
“Chỗ ấy có lắp điện thoại không?”
“Chắc là có.”
“Hả?”
“Hả cái gì,” tôi nói. “Tớ có hỏi số điện thoại của nàng đâu.”
“Cậu không biết số điện thoại cô nàng, sau này làm sao hẹn hò tiếp được?”
“Tớ không nghĩ xa đến thế.”
“Hả?”
“Đừng có hả nữa.”
“Sau này cậu còn muốn gặp lại cô nàng nữa không?”
“Tất nhiên là có. Nhưng mà đành tùy duyên thôi.”
“Tỷ lệ cậu ‘tùy duyên’ gặp lại cô nàng ấy, sợ rằng còn thấp hơn tỷ lệ cậu ‘tùy duyên’ bị xe đụng nữa.”
“Nói nhảm cái gì đấy.”
“Cậu không hỏi được số điện thoại của cô nàng, hẹn với chẳng hò thế mà bảo là thuận lợi à?”
“Cả quá trình đúng là rất thuận lợi mà. Chỉ là tớ rất biết điều, không dám vọng tưởng mà thôi.”
“Cậu làm bộ làm tịch cái khỉ gì, tưởng đẹp trai lắm đấy, phong độ lắm đấy à!”
“Hở?”
“Đấy không phải là biết điều, kiểu như cậu giống mấy con bé ngực đã nhỏ rồi còn cứ thích cố bóp cho to ra ấy.”
“Nghĩa là sao?”
“Dớ dẩn.
“Tớ …” Tôi há hốc miệng, không biết nên nói gì tiếp.
“Chỉ hỏi số điện thoại thôi mà, thế cũng là không biết điều chắc?”
Ngoài cửa sổ thoáng vẳng lại một tiếng sấm rền, tôi bỗng có cảm giác như thể tiếng sấm ấy nổ đúng trên đầu mình.
“Thôi bỏ đi.” Cậu ta quay người trở lại, ngồi xuống bàn viết. “Sau này cậu nhất định sẽ hối hận.”
“Không cần sau này.” Tôi nhăn mặt khổ sở. “Bây giờ đã hối hận rồi.”
“Xin chân thành chia buồn cùng cậu và gia đình.” Cậu ta ngoảnh đầu nhìn tôi một cái.
Quả nhiên đời người điều hối hận nhất không phải vì những việc đã làm, mà vì những việc chưa làm.
Tôi thầm chửi mình ngu xuẩn, biết rõ là tương lai sẽ hối hận, tại sao vừa nãy không lấy hết dũng khí ra mà hỏi số điện thoại của nàng kia chứ?
Càng không ngờ cái “tương lai” sẽ hối hận ấy, chỉ cách đúng một tiếng đồng hồ.
Lại Đức Nhân nói không sai, tối làm bộ làm tịch cái khỉ gì, tưởng đẹp trai lắm, phong độ lắm chắc?
Hỏi số điện thoại thôi mà, chết làm sao được?
Tôi vò đầu bứt tai, cơ hồ muốn giật hết cả tóc xuống.
“Bạn nè, tớ có thể hỏi số điện thoại của bạn được không?”ẍ
“Hở?” Tôi buông hai tay đang vò đầu, ngẩng lên nhìn cậu ta.
“Bạn nè, có thể cho tớ số điện thoại được không?”
“Rốt cuộc cậu muốn nói gì hả?”
“Một câu đơn giản thế thôi mà lúc nãy cậu lại không muốn nói.”
“Mặc xác tớ.”
“Bạn nè, nếu bạn không ngại, tớ gọi điện cho bạn được không?”
“Đủ rồi đấy.”
Tôi càng nghĩ càng thấy tức, liền chạy tới cửa sổ mở toang ra, hét lớn: “Trả lại tuổi xuân cho tôi!”
“Bạn nè, vì tuổi xuân của mình, có thể gọi điện thoại cho bạn được không?”
“Đừng nói nữa!”
“Tuổi xuân như con chim nhỏ bay đi không trở về … tưng tứng từng tưng …”
“Hát cũng không được!”
Tôi ôm cục tức nhảy lên giường, trằn trọc lật người mãi cũng chẳng có tư thế nào khiến tâm trạng bình tĩnh lại.
Cảm giác muốn gặp Người đẹp số 6 lại lần nữa vô cùng bức bối, cùng với đó là nỗi ân hận cũng không kém phần mãnh liệt.
Tuy đã biết tên họ và khoa Người đẹp số 6 đang học, nhưng nếu chạy đến giảng đường đợi nàng tan học, rất có thể nàng sẽ thấy bị quấy rầy, mà tôi cũng sẽ coi thường chính bản thân mình.
Chỉ sai sót một chút thôi, ắt sẽ phá hoại tanh banh đoạn hồi ức đẹp đẽ này.
Viết thư được không?
Tôi mở bừng hai mắt, tựa hồ như đã thấy ánh bình minh.
Sau đó chủ nhân sẽ nài nỉ giữ lại, khách lại khéo léo chối từ, cuối cùng khách nhất định không chịu ở lại dùng cơm.
Nếu như khách nói: “Thế thì tôi ở lại dùng cơm với anh chị vậy.”
Tôi nghĩ chủ nhân hẳn sẽ lúng túng chẳng biết phải làm sao nữa.
Nếu tôi cứ thế này chạy đến Provence, liệu có trở thành loại khách kiểu ấy không?
“6 giờ 5 rồi đấy, cậu chuẩn bị đi đi chứ còn gì,” giọng Lại Đức Nhân vang lên sau lưng tôi.
“Này.” Tôi ngoảnh đầu lại. “Không được đọc trộm thư người khác.”
“Lại còn có cả em gái cùng khoa nữa kìa.” Cậu ta không để ý đến tôi, ngón tay chỉ vào màn hình máy tính.
“Nhưng mà …” tôi nói, “tớ sợ nàng chỉ mời khách sáo thôi.”
“Cô nàng có khách sáo không?”
“Chắc là có,” tôi nói. “Nàng vốn là người rất khách khí.”
“Vậy cậu tính sao?”
“Tớ định trả lời thư nàng, bảo rằng sắp đi thì có việc gấp gì gì đó chẳng hạn.”
“Nếu không phải mời khách sáo thì sao?”
“Chắc không?”
“Nếu nàng cứ dõi mắt tìm kiếm trong mưa gió, ngơ ngẩn chờ đợi sự xuất hiện của cậu thì sao?”
“Đừng ngốc thế chứ.”
“Nếu nàng không đợi được cậu, liền khóc lóc vật vã trên bậc thang ướt sũng thì sao?”
“Này.”
“Nếu nàng mời cậu chân thành, chẳng lẽ cậu lại giả chết để đáp lại lời mời thành khẩn ấy?”
“Cái …”
“Nếu nàng muốn khách sáo, thì sẽ nói: Xin lỗi lần này không được rồi, hy vọng lần sau mình có thể đi ăn với nhau.”
“Đúng rồi!” Tôi vỗ vỗ trán.
“Sau còn không đi cho mau?”
“Đúng thế.”
Tôi lập tức đứng bật dậy, cầm mũ bảo hiểm chạy ra ngoài.
“Này,” Lại Đức Nhân nói, “có bão đấy nhé.”
Tôi chần chừ mất hai giây, rồi cầm theo áo mưa, nói: “Bạn thân mến, tối nay không cần chờ cơm tớ đâu nhé.”
“Đồ điên.” Cậu ta ngồi xuống trước máy tính.
Tôi nhanh chóng khoác áo mưa lên, mở cửa phòng ký túc.
“Không cần tiễn tớ đâu,” trước khi đóng cửa, tôi nói thêm.
Lại Đức Nhân hoàn toàn không để ý đến tôi, chẳng thèm ngoảng đầu, cũng không nói một lời.
Lúc nhảy lên xe, tôi nhìn đồng hồ, khoảng 6 giờ 20 phút, có lẽ sẽ đến muộn mất.
Thôi mặc kệ, đến rồi hãy hay.
Tuy là ngày bão, nhưng bên ngoài không có gió mấy, dù cũng có một chút mưa nhỏ.
Có thể là do ảnh hưởng của vòng ngoài cơn bão, ên mới có mưa lâm thâm.
Đường Sùng Học khá xa trường, vả lại tôi cũng không thông thuộc khu ấy lắm, phải mất một lúc mới tìm được ngõ 188.
Con ngõ quanh co ngoằn ngoèo, trong ngõ lại có ngách, trời thì vừa tối, vừa mưa, tôi cứ vòng qua vòng lại trong ngõ, mãi không tìm được Provence ở đâu.
Tôi càng tìm càng nôn nao, nhịp tim đập nhanh, hai tay cầm lái bắt đầu hơi run run.
Cuối cùng, tôi đành dừng xe cạnh một bức tường nơi ba ngách nhỏ giao nhau, cố lấy lại bình tĩnh, tiện thể cũng nghỉ ngơi một chút luôn.
Khi tôi ngẩng đầu lên bầu không chuẩn bị hét lớn: trả tuổi xuân lại cho tôi, thì bỗng nhìn thấy trên bức tường vẽ một cánh đồng hoa oải hương dưới bầu trời xanh, chữ Provence viết theo phiên âm tiếng Trung ở ngay bên dưới bầu trời xanh ấy.
Tôi mừng quá, vội vàng đỗ xe, cởi áo mưa, tiện tay vắt luôn lên ghi đông.
Thực ra chỗ này rất gần đường Sùng Học, chỉ cần rẽ vào ngõ là thấy ngay.
Vừa nãy tại cuống quá, hơn nữa cây cối bên ngoài cửa tiệm mọc rất sum suê, che mất mấy chữ đó, nên tôi mới không nhìn ra.
Nhìn quanh quất bốn phía, chỗ này là một ngã ba, tường ngoài của mấy căn nhà đều có hình vòng cung.
Tôi bước đến trước cửa, cánh cửa gỗ nhỏ toát lên một chút phong vị cổ tích, bên trên viết chữ Provence.
Provence?
Tôi chợt phì cười, vừa nãy mắt tôi chỉ chăm chăm tìm tên phiên âm tiếng Trung của nó.
Cũng may trên bức tường tử tế kia còn viết tiếng Trung, không thì e rằng có chết tôi cũng chẳng tìm ra nổi chỗ này.
Dùng tiếng Anh đặt tên cửa tiệm đúng là có phong độ hơn hẳn, dù tên là “Good morning” hay “Come again”, người ta cũng cảm thấy mới lạ và thú vị.
Còn nếu đặt tên tiếng Trung, thì sẽ là “Chào buổi sáng” hay là “Trở lại đây”, vậy bạn có muốn bước vào hay không?
Không nghĩ ngợi lung tung nữa, tôi đã muộn mất 15 phút rồi.
Định đưa tay đẩy cánh cửa gỗ ra, mới vươn ra được một nửa, tôi đã rụt tay về, lại bắt đầu thấy do dự.
Nếu chỉ có mình Người đẹp số 6 ở đó còn đỡ, vấn đề là còn cả hai cô em học khoá dưới mà tôi không quen biết.
Huống hồ, bây giờ chắc họ đang vui vẻ vừa ăn vừa trò chuyện, tôi đột nhiên lù lù xuất hiện thế này, liệu có phải là phá đám không?
Tuy hiểu rằng do dự thêm một giây là sẽ muộn thêm một giây, nhưng tôi vẫn không thể không do dự.
“Bạn đến rồi.”
Cánh cửa gỗ mở ra, Người đẹp số 6 bỗng xuất hiện trước mắt.
“Bạn…” Tôi giật thót mình, không thốt nổi nên lời.
“Chỗ này chắc hơi khó tìm, mình sợ bạn không tìm được, nên tính ra ngoài đợi.” Người đẹp số 6 bước ra cửa. “Không ngờ vừa mở cửa đã thấy bạn rồi.”
“Mình…” Tôi vẫn không nói được.
“Bạn tìm lâu lắm phải không?” nàng hỏi.
“Cũng không lâu lắm.” Cuối cùng tôi cũng định thần lại. “Thực ra lúc mình đến thì cũng đã muộn rồi, xin lỗi nhé.”
“Người nói xin lỗi là mình mới phải chứ.” Nàng nhoẻn miệng cười. “Hẹn gấp thế, mong bạn đừng trách.”
“Không, không không.” Tôi lấy làm ngượng ngùng. “Bạn khách khí quá.”
“Không bị mưa ướt chứ?”
“Không,” tôi nói. “Mình mặc áo mưa mà.”
“Vậy tốt quá.”
Sau đó chúng tôi đều không nói gì, cũng quên cả đi vào trong tiệm, mà còn cùng bước đi theo hướng ngược lại.
Đi qua chỗ vườn hoa nhỏ hình tam giác, cây cối um tùm tươi tốt phía trước cửa, quay ra chỗ bức tường có vẽ cánh đồng hoa oải hương kia.
Có lẽ tại bức tranh ấy gây ảo giác, tôi phảng phất như ngửi thấy trên người nàng toả ra một mùi hương nhè nhẹ.
Giống như mùi hoa oải hương, khiến người ta cảm thấy thư thái tinh thần, tỉnh táo đầu óc.
“Mình muốn hỏi bạn một chuyện,” Tôi phá vỡ bầu không khí im lặng.
“Gì thế.”
“Bạn biết mình sẽ đến à?”
“Ưm.” Nàng gật gật đầu.
“Lại là dự cảm thình lình không hiểu ở đâu ra kia phải không?”
“Có thể coi là dự cảm,” nàng nói, “nhưng không phải thình lình không hiểu ở đâu ra.”
“Sao lại thế?”
“Vì mình tin là bạn sẽ đến.”
Nàng bật cười khúc khích, gương mặt rạng rỡ lạ thường.
Tuy cũng là ngày bão, nhưng lần này chỉ có gió nhè nhẹ, mưa lất phất; nơi này không có hàng hiên, chỉ có vườn hoa đầy hoa cỏ nở rộ; nhà hàng cũng khác, hơn nữa lần này dùng bữa còn phải trả tiền; người đến muộn đổi lại là tôi, không phải là nàng.
Có lẽ thứ gì cũng đều thay đổi, cũng sẽ thay đổi.
Nhưng duy chỉ có ánh mắt và nụ cười của nàng là vĩnh hằng bất biến.
“Tú Cầu.”
“Ừ,” tôi trả lời. “Người đẹp số 6.”
“Chúng ta vất vả đội mưa đội gió đến đây để ngắm bức tranh vẽ trên tường kia hả?”
“Không. Chúng ta đến đây để ăn tối.”
“Vậy thì đi vào thôi.”
“Ừ.”
Chúng tôi quay lại, lúc đến cửa nhà hàng, tôi đẩy cánh cửa gỗ ra để nàng vào trước.
Lúc đi qua, nàng nhoẻn miệng cười với tôi, nụ cười rất vui vẻ, không phải kiểu cười khách sáo.
Trong khoảnh khắc ấy, tôi cảm thấy như có một cơn gió mát thổi qua lòng mình, cuốn đi hết mọi do dự và bất an.
Cũng vì cơn gió ấy, tôi bất chợt liên tưởng đến mùa thu.
Đúng là tôi sinh ra trong mùa thu rồi, không thể sai được, bởi Người đẹp số 6 đã khiến tôi cảm nhận được một sức sống hoàn toàn mới.