Các Trận Chiến Làm Thay Đổi Thế Giới
Chương 8 : Trận CHALONS - ATTILA tàn phá xứ Gaul
Ngày đăng: 12:34 19/04/20
1/Các bên tham chiến:
Không có sự cuồng nộ khủng khiếp và hung bạo nào có thể sánh với Attila the Hun. Ngay tại thế kỉ 20 này thì đối với người Đức cái tên Attila là cái tên ghê sợ nhất. Attila thủ lĩnh vĩ đại của người Huns là hình ảnh của kẻ cướp phá các thành phố và tàn sát trẻ em. Trong thời của mình, Attila dc gọi là "t hiên tai của chúa ", việc tàn phá sứ Gaul trước trận đánh Chalons năm 451 đã trở thành một phần trong các truyền thuyết lưu truyền thời trung cổ.
Trận Chalons là một trong những trận hiếm hoi chứng kiến sự đối đầu giữa hai kì nhân,một bên là Attila hung tơn và cuồng bạo và một bên là Aetius cao quý, dc xem như " người cuối cùng của La Mã". Vào năm 451,Aetius đã là vị tướng lừng danh nhiều năm và là cố vấn chính trị của hoàng đế Đông La Mã,Valentinian III. Suốt 40 năm qua,La mã thoái trào mạnh mẽ nhất là ở phía Đông và hơn ai hết Aetius đã làm tất cả để suy trì sự hùng mạnh và thịnh vượng của đế chế.
2/Tình thế trước trận đánh:
Mặc cho các nỗ lực của Aetius,khi Attila vượt sông Rhine ông ta đe dọa nghiêm trọng sự tồn vong của đế chế. Đông La mã đang chịu sự cướp phá của người Visigoths, Vandals, Suebi, Alamanni, Burgundians và các rợ khác. Visigoths đã có một vương quốc độc lập tại Aquitaine, và Vandals chiếm Bắc Châu Phi với thủ phủ tại Carthage. Roman cai trị tại nhiều phần của Gaul và Tây Ban Nha đã chỉ còn phụ thuộc trên danh nghĩa. Mặc dù Aetius đã chiến đấu chống lại các đợt sóng tấn công, ông đã không giữ nỗi trước các đợt sóng xâm lấn mạnh hơn bao giờ hết từ phía Tây Alaric và Visigoths đã cướp phá thành phố Rome trong năm 410.
Phần hấp dẫn nhất của trận Chalons chính là khung cảnh cuộc xâm lấn mạnh bạo của Attla vào xứ Gaul, mà mỗi phần nhỏ trong đó bản thân nó đã là một phần của trận đánh. Mặc dù nhiều dữ kiện thật khó tin nhưng các kết quả thật sự thuyết phục,nhất là trong bối cảnh thế kỉ thứ 5.
Người Huns vốn là một giống dân bí hiểm và khủng khiếp. Họ xâm nhập biên giới La Mã vào thế kỷ thứ 4, cỡi trên những chiến mã, họ đến từ những thảo nguyên châu Á, gieo rắc nỗi kinh hoàng lên cả các rợ Gecman và người La Mã. Một số học giả tin rằng ban đầu họ định thâm nhập Trung Hoa nhưng sau đó chuyển hương tấn công vào La mã. Khi họ đến biển Đen và chinh phạt người Ostrogoth,dồn người Visigoth từ sông Danube vào đế chế La mã gây nên cuộc khủng hoảng dẫn đến thất bại khó tin của Hoàng Đế Valens tại trận Adrianople trong năm 378.
Những người Hun ban đầu sử dụng chiến thuật truyền thống của các kị sĩ bắn cung, giống như những quái thú đến từ bóng đêm xuất hiện trên thế giới. Sử gia La Mã Ammianus Marcellinus, viết vào cuối thế kỷ thứ tư, mô tả tỉ mĩ về trang bị và chiến thuật của họ như sau:
Có lúc Italia hoàn toàn bị xâm chiếm song thật sự cái thế của Attila yếu hơn là Roman nhận biết. Chắc chắn là bởi hàng loạt các tổn thất ông ta đã trải qua trong trận Chalon một năm trước đó. Có một câu chuyện nổi tiếng dc lưu truyền rằng, Giáo hoàng Leo đã đến gặp Attila tại Bắc ý chỗ ngã ba hai con sông Po và Minicio, thuyết phục ông ta rời Italia bằng tài hùng biện và trao tặng những chiếc áo choàng quyền quí của giới tăng lữ. Theo một trong những truyền thuyết mầu nhiệm nhất trong lịch sử Cơ đốc giáo, thì thánh Peter và Paul đã hiện ra trước mặt Attila và đe dọa sẽ cho ông ta cái chết ngay lập tức nếu từ chối lời thỉnh cầu của Giáo hoàng Leo.
Chịu sự thuyết phục của vị tân giáo hoàng, Attila cho rút quân đội của mình khỏi Italia. Có lẽ chẳng có ảnh hưởng gì từ Giáo hoàng leo mà chủ yếu là vì đội quân của Attia đã cạn nguồn cung cấp, việc đó ảnh hưởng đến quyết định của thủ lãnh người Hun. Đã có nạn đói xảy ra ở Italia vào năm 450-51, và việc cung cấp hậu cần ko phải thế mạnh của các đội quân rợ. Ngoài ra, bệnh dịch hạch đã quét qua đội quân của Attila trong khi Đông hoàng đế Marcian cho một đạo quân vượt sông Danube tấn công vào đầu não lãnh thổ người Hun. Tất cả các yếu tố này cộng thêm trận thua tai hại tại Chalon một năm trước đó lí giải tại sao mà Attila có thể lắng nghe dc những lí lẽ hùng biện mang đầy tính nhân đạo của Giáo hoàng Leo.
Trong một diễn biến, Attila bỏ qua cho Rome và rút lui khỏi Italia. Hai lần liên tiếp trong vài năm, mối đe dọa từ người Huns đã buộc Đông đế quốc phải quì gối. Có lẽ Rome là bữa buffer thịnh soạn giành cho những người Hun gốc á và các rợ Gecman, những người quyết định vận mệnh của lịch sử phương Tây thời trung cổ. Aetius đã bị nhiều người Italia đổ lổi vì ko tiêu diệt Attila và người Hun ở xứ Gaul, tuy nhiên "người Roman cuối cùng" thực chất đã góp phần đáng kể vào sự lụi tàn của quốc gia người Hun. Việc đó đó đã diễn ra theo lịch sử.
Trong những năm tiếp theo sau khi lui từ Ý, Attila chết một cách đúng kiểu dân rợ. Ông ta cưới một cô vợ mới, trẻ đẹp, một thiếu nữ tên là Ildico mặc dù ông ta đã có một số bà vợ. Đám cưới diễn ra với tiệc tùng và rượu chè be bét. Vị vua của người Hun dẫn cô dâu mới lên giường trong cơn say mèm. Sáng hôm sau người ta phát hiện ông ta đã chết ngập trong cơn say, chảy cả máu mũi. Còn cô dâu mới thì sợ run cả người bên cạnh giường.
Đế chế của người Hun tiêu tan nhanh chóng theo cái chết của vị thủ lĩnh. Trong năm 454, người Ostrogoth và các giống rợ Gecman khác nổi loạn chống lại người Hun, và con trai của Attila, người vốn hay gây sự với bọn họ, ko chống đỡ nổi cuộc khủng hoảng. Như lời cáo phó, người Hun đã bị "cuốn theo chiều gió".
Ngay cả trong những ngày cuối cùng của đế quốc La mã ở phía tây, vị tướng quyền uy Aetius vẫn kiến tạo được một đạo quân lớn phòng thủ xứ Gaul. Trong thời gian cầm quyền của ông ta ở thập niên 430,40 và 50, Rome đã đánh mất rất nhiều, đặc biệt là với người Vandal ở Bắc Phi, tuy nhiên nó vẫn còn đủ mạnh để ngăn cản tham vọng của Attila. Đương nhiên, đã có sự ghen ghét và đối kị giữa ông ta và hoàng đế Valentinian III.
Thành công của ông ta trong việc chống lại người Hun và đối xử với người Visigoth ở xứ Gaul đã khiến ông ta không còn cần thiết. Vào năm 454, Hoàng đế Valentinian III tự tay giết chết ông ta bằng chính thanh gươm của mình. Một trong những cố vấn của Hoàng Đế cho biết: "Bạn đã cắt rời tay phải của bạn với tay trái." Năm sau, hai người của Aetius giết chết vị hoàng đế, và như vậy vào năm 476, ko còn hoàng đế nào nữa ở phương Tây, Aetius thật sự là " Người cuối cùng của La mã ".