Cảnh Lộ Quan Đồ

Chương 1181 : Du Nhạc Lộc tự

Ngày đăng: 17:45 30/04/20


Lão Từ kéo Đỗ Long sang một bên, thấp giọng hỏi:



- Cái đĩa ấy… là cậu cố tình làm hả?



Đỗ Long giả ngây ngô nói:



- Tuy cháu thấy cái đĩa đó có vấn đề nhưng cháu cũng không biết tại sao nó bỗng nhiên bị rạn.



Lão Từ có chút không vui nói:



- Cậu còn giấu tôi? Nếu không phải cậu giở trò, cái đĩa làm sao tự nhiên rạn men được?



Đỗ Long nói:



- Thật là không phải cháu, cái đĩa ấy có lẽ vốn đã bị rạn rồi. Vừa đúng lúc cháu cầm lâu, nóng nở lạnh cothì rạn ra thôi.



Nguyên nhân đồ gốm rạn men là bởi vì hệ số giãn nở khi gặp nóng của phôi gốm và men khác nhau. Cho nên, trong khi nung hoặc sau khi ra lò đều sinh ra hiện tượng rạn men. Rất nhiều đồ gốm trên bề mặt có rất nhiều mảng rời rạc, đó chính là do men rạn tạo ra. Trong số đó có gốm rạn men Ca Diêu là nổi tiếng nhất. Đồ gốm Ca Diêu vừa ra lò có thể rạn men đến vài năm liền.



Còn như đồ gốm hoàn hảo, tự rạn men cũng là chuyện thường thấy. Bởi vì độ biến dạng và độ co giãn của phôi gốm vượt quá ứng lực kết dính của gốm. Dưới tình trạng nóng nở lạnh co, rất dễ rạn men. Thông thường, tình trạng này là vấn đề về công nghệ. Nguyên liệu làm phôi mà các xưởng làm nhái nhỏ lẻ sử dụng không đúng thì sẽ dễ bị rạn gốm. Nhưng với tiêu chuẩn sản xuất cực cao như gốm Quân Diêu thì căn bản không thể xuất hiện.



Cách nói của Đỗ Long làm Lão Từ bán tín bán nghi. Vừa rồi trong lúc Đỗ Long đang xem đồ vật, ông cũng đang ở bên cạnh theo dõi, cũng không thấy Đỗ Long làm gì mà cái đĩa ấy đã rạn ra. Ngoài cách nói của Đỗ Long, Lão Từ cũng chẳng nghĩ ra cách nào có thể làm cho món đồ gốm đang yên đang lành bỗng nhiên rạn nứt cả.



Chỉ chốc lát, chuyên gia mà Vương Đạt Đào mời tới đã có mặt. Ông ta thận trọng bưng cái đĩa “Quân sứ tiểu điệp ”lên nhìn một lúc, sắc mặt càng lúc càng trở nên khó coi, trên trán cũng rịn mồ hôi lấm chấm. Vương Đạt Đào thấy thế không cần chuyên gia nói cũng biết đáp án.



- Cái …. cái… đồ gốm … Quân Diêu này có lẽ không được lâu như vậy .... chất liệu cũng không.... tốt như vậy…. nóng nở lạnh co… nên mới bị rạn.



Chuyên gia vừa toát mồ hôi , vừa ấp a ấp úng nói.



Sắc mặt Vương Đạt Đào rất khó coi. Mọi người đều tưởng gã nổi đóa lên rồi. Nhưng gã chỉ thở dài một tiếng, vỗ vỗ vai vị chuyên gia kia, nói:




- Cậu Đỗ, bức tranh chữ này có vấn đề sao?



Đỗ Long lắc đầu nói:



- Không có vần đề gì, chẳng qua là tôi không ngờ ở đây lại có thể được nhìn thấy bức tranh chữ quý giá của tiên sinh Tây Nhai.



Người Đỗ Long nói là Lý Đông Dương, nhà văn học lớn, đại học sỹ nội các Thủ Phụ. Lý Đông Dương giỏi thơ văn thư pháp. Bức tranh chữ này của Vương Đạt Đào chính là “Du Nhạc Lộc tự”.



“Nguy phong cao khám Sở Giang Vu



Lộ xuất dương tràng đệ kỷ bàn.



Vạn thụ tùng sam song kính hợp,



Tứ sơn phong vũ nhất tăng hàn.



Bình sa thiển thảo liên thiên viễn,



Lạc nhật cô thành cách thủy khán.



Kế Bắc Tương Nam câu đáo nhãn,



Chá cô thanh lý độc bằng lan.”



Không những thơ hay, chữ cũng đẹp. Sử dụng chữ triện mà Lý Đông Dương sở trường nhất, thanh tú, nho nhã đúng như thái độ đối nhân xử thế của Lý Đông Dương - thanh cao, lễ nghĩa, tao nhã hơn người.



Vương Đạt Đào có chút quái lạ, Lý Đông Dương tuy nổi tiếng , nhưng chữ và thơ của ông ta ở thời Minh không được coi là đỉnh cao, trong lịch sử cũng không được xếp hạng gì. Tại sao Đỗ Long lại có hứng thú với thơ của ông ta như vậy?