Cao Quan
Chương 340 : Là chị hay là chị dâu?
Ngày đăng: 00:57 20/04/20
Giọng của Phùng Thiến Như hơi có một chút ghen tuông. Từ lúc Bành Viễn Chinh quen biết Phùng Thiến Như đến nay, trong suy nghĩ của hắn, cô là một cô gái hiền thục đoan trang, bao dung rộng lượng, hắn không nghĩ là cô cũng hờn ghen giống bao cô gái bình thường khác.
Trong lòng Phùng Thiến Như quả thật có phần không thoải mái, mặc dù chỉ là một chút, nhưng nó đã ảnh hưởng tới lời lẽ của cô.
Khi cô nhìn thấy kỹ thuật khiêu vũ có thể nói là tuyệt diệu của Bành Viễn Chinh và Hầu Khinh Trần, lại thấy vẻ mặt gần như là say mê của của cô ta, trong lòng cô không khỏi ghen tị.
Phụ nữ, nhất là phụ nữ đang cuồng nhiệt trong tình yêu, đều khá nhạy cảm, cũng khá có ý thức bảo vệ lãnh địa của mình. Theo bản năng, cô coi Hầu Khinh Trần là "kẻ xâm lược", có một sự uy hiếp nhất định.
- Không nói gì nha!
Bành Viễn Chinh cười nói, đột nhiên nhìn Phùng Thiến Như với vẻ mặt khoa trương:
- Ồ, Thiến Như, em ghen tị! Ha ha!
Phùng Thiến Như đỏ mặt, sẵng giọng:
- Đúng, là em ghen tị! Sao, em không thể ghen à?
- Ha ha, Thiến Như, điệu bộ hờn ghen của em rất đáng yêu!
Bành Viễn Chinh cười, cảm thấy rất thoải mái. Chính vì Phùng Thiến Như biết ghen, hắn mới cảm thấy tính cách của cô càng chân thật
Hai người về đến nhà, Tống Dư Trân và Mạnh Lâm đang chỉ bảo nhân viên phục vụ trong nhà giăng đèn kết hoa, treo đèn lồng, Bành Viễn Chinh xuống xe cười chạy tới:
- Mẹ, con đến giúp nè!
Tống Dư Trân vội vàng kéo hắn qua một bên:
- Chỗ này không cần cháu giúp, vết thương còn chưa hồi phục, mau đi nghỉ đi! Thiến Như, đưa Viễn Chinh về phòng nghỉ ngơi!
Hôm nay là 29 tháng chạp, ngày mai là giao thừa. Ngoại trừ Phùng Bá Hà về nhà chồng, vợ chồng Phùng lão, cả nhà Phùng Bá Lâm đều sẽ qua cùng mừng năm mới.
Mắt Phùng lão lấp lánh ánh sáng chờ mong. Bành Viễn Chinh vội kính cẩn trả lời:
- Ông nội, cháu nhất định sẽ cố gắng! Cháu luôn luôn cố gắng làm tốt công việc!
Phùng Viễn Hoa có phần hâm mộ ngòi một bên lắng nghe, trong đầu trăm mối cảm xúc ngổn ngang, không nói nên lời. Đến lúc Phùng lão quay lại hỏi một câu, y mới giật mình tỉnh lại.
- Viễn Hoa, còn một năm nữa cháu sẽ tốt nghiệp đại học, cháu định sẽ làm việc gì?
Phùng Viễn Hoa ngẩn ra một lúc, không ngờ ông nội đột nhiên hỏi mình, vẻ mặt bối rối. Bạn đang đọc truyện được copy tại Truyện FULL
Phùng Bá Lâm không hài lòng, lườm con trai một cái, ho khan mấy tiếng.
(1) Đại nhảy vọt: Đại nhảy vọt là tên đặt cho Kế hoạch Năm năm lần thứ hai dự trù kéo dài từ 1958-1963 của Trung Quốc. Mao tiết lộ Đại nhảy vọt tại một cuộc họp vào tháng 1 năm 1958 tại Nam Kinh. Ý tưởng chủ yếu của Đại nhảy vọt là phát triển nhanh và song song ngành công nghiệp và nông nghiệp Trung Quốc, lợi dụng nguồn cung ứng lao động rẻ khổng lồ là nông dân và tránh phải nhập cảng các máy móc nặng. Để đạt được điều này, Mao chủ trương tập thể hóa sâu rộng hơn, các hợp tác xã hiện hữu sẽ được nhập vào thành các Công xã nhân dân (Peopletruyenfull.vnmunes) khổng lồ. Một công xã thí điểm được thiết lập tại Chayashan ở tỉnh Hà Nam tháng tư năm 1958. Tại đây lần đầu tiên, đất tư hữu bị xóa bỏ hoàn toàn và các nhà bếp công xã được giới thiệu. Tại các cuộc họp của Bộ chính trị vào tháng 8 năm 1958, quyết định được đưa ra là những công xã nhân dân này sẽ trở thành hình thức tổ chức chính trị và kinh tế mới khắp vùng nông thôn Trung Quốc. Vào cuối năm, khoảng 25.000 công xã đã được lập lên, mỗi công xã có trung bình 5.000 hộ gia đình. Các công xã là các hợp tác xã tự lực cánh sinh nơi mà tiền lương và tiền được ấn định bằng công điểm (work points). Mao Trạch Đông tuyên bố sẽ tăng sản lượng nông nghiệp lên gấp đôi mức năm 1957. Nhưng trên thực tế,sản lượng nông nghiệp thời kì đó của Trung Quốc còn không bằng thời vua Càn Long và thời nhà Tống.
Mao thấy sản xuất lúa gạo và thép như là cột trụ chính của phát triển kinh tế và quyết định tăng gấp đôi sản lượng thép trong một năm. Tháng 8/1958 khi Hội nghị Bắc Đới Hà ra quyết định cuối cùng về vấn đề này, cả nước mới sản xuất được 4,5 triệu tấn thép. Tại hội nghị trên, Mao Trạch Đông nói: Phải chuyên chế, không thể chỉ nói đến dân chủ. Hoàn thành 11 triệu tấn thép là việc lớn liên quan đến lợi ích của toàn dân, phải cố sống cố chết làm cho bằng được. Phải ra sức thu gom sắt phế liệu, có thể tháo dỡ các đường sắt tạm thời không có giá trị kinh tế như đường sắt Ninh Ba, đường sắt Giao Đông! (Có lẽ Mao là lãnh đạo nhà nước đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới ra lệnh tháo đường sắt đem luyện thép! Sau năm 1975, ở Việt Nam, đường xe lửa răng cưa độc đáo Tháp Chàm - Đà Lạt cũng bị tháo, nhưng không luyện thép mà đem bán phế liệu, không biết có phải học theo gương của "lãnh tụ vĩ đại" không?)
Mao khuyến khích việc thiết lập các lò nung thép sân vườn loại nhỏ tại mỗi xã và tại mỗi khu phố. Để cung cấp nhiên liệu đốt cho các lò nung, cây rừng bị chặt đốn bừa bãi gây thiệt hại lớn cho môi trường thiên nhiên của địa phương. Tình trạng phá cửa nhà và bàn ghế đồ đạc để lấy củi đốt lò nung cũng xảy ra khắp nơi. Nồi, xoong, chảo, và các thứ vật dụng kim loại khác được trưng dụng để cung cấp "sắt vụn" cho các lò nung để mục tiêu sản xuất đầy lạc quan ngông cuồng đó có thể đạt được. Nhiều nam lao động nông nghiệp bị thuyên chuyển từ thu hoạch mùa màng sang giúp sản xuất thép cũng giống như các công nhân ở nhiều nhà máy, trường học và thậm chí cả bệnh viện. Đối với những ai có chút kinh nghiệm về sản xuất thép hoặc có hiểu biết cơ bản về luyện kim thì cũng có thể đoán ra được rằng sản phẩm từ các lò nung này là những đống sắt nguyên liệu phẩm chất thấp và chẳng có chút giá trị gì về kinh tế.
Nhưng phải đến tháng giêng năm 1959, khi Mao và đoàn tùy tùng đến viếng thăm khu sản xuất thép truyền thống tại Mãn Châu, ông ta mới biết được là thép chất lượng cao chỉ có thể sản xuất tại các nhà máy qui mô lớn sử dụng nhiên liệu đáng tin cậy như than đá! Tuy nhiên ông quyết định không ra lệnh ngưng các lò nung thép sân vườn vì không muốn dập tắt nhiệt tâm cách mạng của quần chúng (sic!). Chương trình chỉ được bãi bỏ một cách lặng lẽ nhiều tháng sau đó.
Cuộc Đại nhảy vọt là một thất bại về kinh tế. Sự thất bại của cuộc Đại nhảy vọt có tác động lớn lên uy tín của Mao Trạch Đông bên trong Đảng. Năm 1959, ông ta từ chức Chủ tịch nhà nước, và sau đó Lưu Thiếu Kỳ lên thay.
Việc trưng thu đất đai nông dân để đưa vào hợp tác xã năm 1958 đã đẩy nông dân vào trạng thái nông nô. Bếp ăn gia đình bị thay thế bằng những khu « nhà ăn tập thể », phó mặc sự sống còn của mỗi cá thể vào tay của các quan chức nhỏ. Chính phủ trưng thu hầu như toàn bộ thu hoạch, chỉ để lại cho nông dân một phần rất nhỏ, không đáng kể.
Do thiếu nguồn lương thực, các khu nhà ăn tập thể bị đóng cửa. Hậu quả là nạn đói lớn đã xảy ra. Người ta đói đến mức đến cái vỏ cây cũng ăn, thậm chí là ăn cả xác người. Nhiều gia đình đào bới cả tử thi hay còn có chuyện giết cả người hoặc đổi con cho nhau để ăn thịt.
Trong khi đó, các kho thóc của nhà nước đầy ắp. Năm 1959, Mao cho xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu lượng lương thực gấp đôi năm được mùa 1957 để đổi lấy thiết bị quân sự và cơ sở công nghiệp! Thậm chí còn viện trợ không hoàn lại một lượng rất lớn để...tuyên truyền!
Bốn mươi triệu người chết vì nạn đói hay bị bạo hành tại Trung Quốc trong suốt 4 năm (1958-1961) vì chính sách Đại nhảy vọt này! (Tổng hợp từ truyenfull.vn)