Cha Giàu Cha Nghèo
Chương 21 : Tập 2
Ngày đăng: 01:17 19/04/20
Tác giả: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter
Vào năm 1885, Kim - vợ tôi và tôi không còn nhà để ở. Chúng tôi đều bị thất nghiệp và chẳng còn một đồng xu nào trong tài khoản tiết kiệm của mình. Thẻ tín dụng đã bị xài hết mức. Chúng tôi phải ngủ qua đêm trong một chiếc xe Tôyta sờn nâu cũ kỹ. Khi đến ngày cuối của một tuần nọ, chúng tôi bắt đầu thấm thía thực tế phũ phàng trước mắt mình, luôn bị dằn vặt bởi những câu hỏi chúng tôi là ai, đang làm gì và cuộc đời của chúng tôi sẽ trôi về đâu.
Tình trạng vô gia cư của chúng tôi kéo dài thêm hai tuần. Cuối cùng một người bạn thông cảm với tình hình tài chính thê thảm của chúng tôi đã cho chúng tôi về ở trong một căn phòng ở tầng hầm dưới nhà cô. Chúng tôi đã cư trú ở đó trong suốt chín tháng trời ròng rã.
Chúng tôi giữ kín chuyện của mình với mọi người. Vợ tôi và tôi cố giữ bề ngoài trong thật bình thường. Cho đến khi bạn bè và gia đình biết cảnh ngộ khốn khổ của chúng tôi, câu hỏi đầu tiên của họ luôn là: “Tại sao anh không kiếm lấy một công việc?”. Lúc đầu chúng tôi còn cố giải thích, nhưng riết rồi chúng tôi thấy không đủ khả năng lý gải nguyên nhân của mình với mọi người. Đối với một người coi trong công ăn việc làm, thật khó lòng giải thích cho người ấy hiểu lý do tại sao mình không muốn kiếm việc làm.
Dĩ nhiên, chúng tôi cũng phải làm thêm một vài công việc tạp nhạp đây đó, nhưng những đồng tiền cỏn con đó chỉ cốt để làm lo nòng bao tử của mình. Tôi phải thừa nhận rằng trong những tháng năm đầy hoài nghi đó, ý tưởng về một việc làm ổn định, an toàn với một đồng lương khấm khá thật hết sức cám dỗ với chúng tôi. Nhưng bởi vì sự đảm bảo việc làm không phải là những gì chúng tôi tìm kiếm, nên chúng tôi phải vật lộn hàng ngày trên bờ vực tiền bạc gian nan đó.
Năm đó, năm 1985 là năm khốn khó nhất trong cuộc đời của chúng tôi, và dài dăng dẳng như cả thế kỷ. Người nào nói tiền bạc không quan trọng chắc chắn người ấy chưa bao giờ nếm mùi không có tiền bạc trong một khoảng thời gian dài. Kim và tôi cứ tiếp tục cãi vã và trnh luận. Sợ hãi, lo âu về một tương lai mù mịt và cái đói gặm nhấm càng làm tăng thêm kịch tính cảm xúc của con người, khiến chúng ta thươngf xuyên gây gổ với người thương yêu chúng ta nhiều nhất. Thế nhưng, tình yêu mãnh liệt đã kết nối hai chúng tôi lại với nhau, làm cho chúng tôi càng gắn chặt nhau hơn để đương đầu trước nghịch cảnh. Chúng ôi thừa biết chúng tôi đang đi theo hướng nào, nhưng chỉ có điều chúng tôi không biết mình có thể đi đến đích được hay không.
Chúng tôi biết rõ mình lúc nào cũng có thể xin được một việc làm đảm bảo với mức lương hậu hĩ. Cả hai đứa chúng tôi đều tốt nghiệp dại học, có chuyên môn vững và thái đọ làm việc rất nghiêm túc. Nhưng chúng tôi khng nhắm tới sự bảo đảm việc làm đó. Điều mà chúng tôi nhắm tới chính là sự tự do về tài chính cho bản thân mình.
Vào khoảng năm 1989, chúng tôi trở thành triệu phú. Mặc dù chúng tôi giàu có trong con mắt của nhiều người, nhưng bản thân chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn vì chưa đạt được giấc mơ của mình. Chúng tôi vẫn chưa đạt được sự tự do thực sự về tài chính. Mãi đến năm 1994, giấc mơ ấy mới tròn hiện thực. Từ đó trở đi đến cuối cuộc đời, chúng tôi mới không phải làm cong cho ai nữa. Ngoại trù một thảm họa tài chính bất ngờ ụp xuống, cho đến nay chúng tôi hoàn toàn được giải phóng về mặt tiền bạc. Lúc ấy, Kim tròn 37 tuổi và tôi được 47 tuổi.
KHÔNG PHẢI CÓ TIỀN MỚI LÀM RA TIỀN
Sở dĩ tôi bắt đầu quyển sách này về tình trạng không nhà cửa và nghèo túng của mình bởi vì tôi thường nghe mọi người nói, “Phải có tiền mới làm ra tiền.”
Tôi không đồng ý với quan điểm đó. Từ tình trạng vô gia cư vào 1985 cho tới lúc trở nên giàu có vào nưm 1989 và sua đó đạt được sự tự do về tài chính vào năm 1995, quá trình ấy không hề bắt đầu với tiền bạc. Khi chúng tôi khởi sự, chúng tôi làm gì có tiền mà còn bị mắc nợ.
Cũng không cần phải có một nền học vấn chính quy đỗ đạt mới làm ra tiền. Tôi tốt nghiệp đại học, nhưng tôi dmá nói thẳng ra rằng sự tự do về tiền bạc mà tôi đạt được chẳng ăn mơ rễ má đến những gì tôi học được ở đại học.
Nhiều người thành công trong đời thường bỏ ngang đại học. Những nhân vật như Thomas Edison - người sáng lập tập đoàn General Electric; Henry Ford - người chủ tập đoàn hãng xe Ford; Bill Gate – cha đẻ tập đoàn Microsoft; Micheal Dell - người sáng lập tập đoang máy vi tính Dell Computers; Ralph Lauren - người sáng lập hãng may mặc Polo. Bằng cấp đại học chỉ quna trọng đối với những chuyên ngành cổ diển chứ không ích lợi gì đối với việc những nhân vật đó làm cách nào tở thành tỷ phú. Những con người đó đã tự tạo ra ngành kinh doanh thành công riêng cho mình, và chính là điều mà Kim và Tôi hằng khao khát đạt đến.
VẬY THÌ CÁI GÌ MỚI LÀM RA TIỀN?
Nhiều người thường hỏi tôi, “Nếu không cần phải có tiền để làm ra tiền, và trường học không dạy anh cách đạt được sự tự do về tài chính, thế thì những điều gì mới làm ra tiền?”
Câu trả lời của tôi là:Cần phải có một giấc mơ khát khao, một ý chí quyết định rứt khoát, một khả năng học hỏi nhanh nhạy, biết sử dụng những thiên phú có sẵn trong mình, và biết phần nào trong kim tứ đồ tạo ra thu nhập cho mình.
KIM TỨ ĐỒ LÀ GÌ?
L - nhóm người làm công lãnh lương
T – nhóm người làm tư
Ở lứa tuổi ngũ tuần ấy, bố tôi đnàh đi kiếm một việc làm mới. Người làm hết từ chỗ này đến chỗ khác với chức danh nghe thật kêu nhưng lương thấp. Đại loại như chức qunả lý điều hành một cơ quan phi lợi nhuận XYZ, hoặc giám đốc một tổ chức ABC cũng phi lợi nhuận.
Bố tôi là một người đang ông cao ráo, thông minh và năng động, nhưng người không bao giờ còn được chào đón trong thế giới mà người đã làm việc hơn nửa cuộc đời, thế giới của những công chức chính phủ. Người xoay ra làm ăn, bắt đầu với một vài chuyện kinh doanh nhỏ. Có một dạo người làm tư vấn, và còn mua một thương quyền kinh doanh nổi tiếng, nhưng tất cả đều thất bại. Khi người càng lớn tuổi, bầu nhiệt huyết trong người càng giảm, và sự dũng cảm dám bắt đầu lại từ đầu cũng suy yếu dần. Ý chí của người mỗi lúc một giảm bớt đi cứ sau mỗi một vụ kinh doanh thất bại. Người đã từng là ngươif làm công thành đạt trong nhóm L, nay cố tồn tại trong nhóm T mà người không hề có kinh nghiệm và sự đam mê của chính mình. Người yêu thích ngành giáo dục công cộng vô cùng, nhưng chẳng có cách nào quay trở lại với thế giới ấy. Chính quyền tiểu bang đã ngầm chỉ đạo cấm mọi ngành giáo dục được phép tuyển dụng người, mà trên một khía cạnh nào đó ta có thể coi người đã bị liệt vào “Sổ bìa đen.”
Nếu không có bảo hiểm xã hội và y tế, có lẽ những năm tháng cuối đời Người đã bị nghèo túng khốn khổ. Người qua đời với một tâm trạng cực kỳ nản chí và phẫn nộ, nhưng lương tâm của người đã hoàn toàn an ổn và trong sạch.
Như vậy điều gì đã khiến tôi cma tâm chịu đựng những năm tháng đen tối ấy cào năm 1985? Đó chính là ký ức khủng khiếp giày vò về một người bố có học thức phải ngồi ở nhà chờ từng tiếng điện thoại reo, và cố thành công trong thế giới kinh doanh mà thế giới đó người chẳng biết một chút gì.
Chính điều đó và chính ký ức êm đềm khi chứng kiến người bố giàu mỗi lúc một hạnh phúc và thành công khi người càng lớn tuổi đã đem lại cho tôi mọt khao khát đầy cảm hứng. Thay vì lụn bại ở tuổi 54, người bố giàu đã thành công ngoài sức tưởng tượng.
Trước đó nhiều năm người đã giàu rồi, nhưng đến lúc đó người lại càng giàu hơn gấp ngàn lần. Người thường xuyên xuất hiện trên mặt báo như một daonh nhân đã mua đứt vùng Waikiki và Maui. Những năm tháng miệt mài xây dựng kinh doanh và đầu tư có phương pháp đã gặt hái cho người những mùa bội thu, và làm cho người trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất ở quần đảo Hawaii.
SỰ KHÁC NHAU NHỎ BÉ CÓ THỂ DẪN ĐẾN SỰ KHÁC NHAU TO LỚN
Vì Người bố giàu đã giải thích cặn kẽ Kim tứ đồ cho tôi, nên tôi có thể thấy rất rõ những sự khác nhau nhỏ bé mỗi lúc một lớn theo thời gian làm việc của một con người. Nhờ có tứ đồ, tôi có thể tập trung vào việc chọn lựa nhóm người mà tôi muốn gia nhập, hơn là lựa chọn những gì mà tôi muốn làm. Trong những năm tháng thê thảm nhất của đời mình, chính sự hiểu biết sâu sắc và những kinh nghiệm rút ra từ cuộc đời của hai người bố có tác động mạnh mẽ, đã giúp cho tôi chịu đựng và vượt qua.
NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÔNG CHỈ DỪNG LẠI Ở KIM TỨ ĐỒ
Kim tứ đồ chẳng qua chỉ là những nét gạch và một vài ký tự trong đó.
L
C
T
Đ
Nếu bạn quan sát bên dưới bề mặt của hình vẽ đơn giản ấy, bạn sẽ nhìn thấy được những thế giới hoàn toàn khác nhau cũng như những phương diện khác nhau nhìn về thế giới. Khi một người nhìn xã hội bằng cặp mắt của cả nhóm bên trái lẫn nhóm bên phải tứ đồ, tôi có thể thú thật là thế giới sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí người ấy đang đứng và tồn tại trong xã hội. Và những sự khác nhau ấy chính là đề tài chủ yếu của quyển sách này.
Sau khi đọc quyển sách này, sẽ có bạn muốn thay đổi ngay cách kiếm tiền của mình, nhưng cũng có bạn hoàn toàn hạnh phúc tiếp tục thế đứng của mình trong xã hội. Bạn có thể chọn hành động cùng lúc trong nhiều nhóm, thậm chí ở cả bốn nhóm. Tất cả chúng ta đều rất khác nhau, và một nhóm này không chắc quan trọng hơn nhóm khác. Trên mỗi ngôi làng, thị tứ, thành phố hay mỗi quốc gia trên thế giới, vẫn rất cần có mọi người hoạt động ở bốn nhóm nhằm đảm bảo sự ổn định về tài chính trong cộng đồng.
Hơn thế nữa, khi chúng ta già đi và tích lũy nhiều kinh nghiệm khác nhau, sở thích của chúng ta se thay đổi.Chẳng hạn, tôi nhận thấy có nhiều thanh niên thiếu nữ sau khi ra trường thường hài lòng khi kiếm được một việc làm. Thế nhưng sau nhiều năm, nhiều người trong số ấy sẽ không còn hứng thú leo từng bậc thang chức vị trong cong sở, hoặc hết đam mê với lĩnh vưc kinh doanh mà mình đang hoạt động. Những thay đổi về tuổi tác và kinh nghiệm thường khiến một người đi tìm những cái đích mới để phát triển, được thách thức, kiếm nhiều tiền hơn và nhiều hạnh phúc cá nhân hơn. Tôi hy vọng với quyển sách này sẽ có thể đem lại cho bạn một vài đột phá trong tư duy và ý tưởng để đạt được những mục đích đó.
Nói tóm lại, quyển sách này không viết về chuyện vô gia cư, mà là chuyện tìm kiếm một ngôi nhà trú ẩn, một ngôi nhà trong một nhóm hay cả bốn nhóm người của xã hội.