Chị Em Khác Mẹ

Chương 3 :

Ngày đăng: 13:49 19/04/20


Nghỉ lễ Quốc Khánh một tuần, tôi xin phép ba mẹ để về nhà ông bà ngoại. Ông bà ngoại tôi ở Cần Thơ, mỗi dịp nghỉ lễ, nghỉ hè tôi đều thích được về ở đó, miền tỉnh lẻ êm đềm mà đẹp lạ lùng. Tôi như xa hẳn đi cái không khí ồn ào của đô thành, vì tuy ở không xa thành phố, nhưng ngôi nhà lại nằm biệt lập trong một vườn cây rộng thênh thang, đó chính là điều lôi cuốn tôi mãnh liệt nhất.



Tôi muốn xin mẹ tôi cho chị Liễu cùng đi, nhưng tôi biết mẹ tôi không bao giờ muốn điều đó. Xin về nội thì họa may. Tôi vắng nhà, chị Liễu sẽ buồn lắm. Đã cô đơn, chị lại càng cô đơn hơn bao giờ hết. Tuy không giúp chị được gì, nhưng tôi vẫn là người hiểu và thương chị.



Hôm tôi sắp đi, chị Liễu sửa soạn valy cho tôi. Chị ủi cho tôi mấy bộ áo quần jean màu xám để mặc đi đường với chiếc áo sơ mi màu hồng do chính tay chị thêu cho tôi. Chị cười bảo:



- Thụy mà mặc đồ này về Cần Thơ, các cô ở đó sẽ lé mắt luôn.



Tôi có về Cần Thơ nhiều lần và thấy các cô gái cỡ tôi cũng ăn mặc "mốt" ghê lắm, nên nói với chị Liễu:



- Chị giỡn hoài. Kỳ rồi về dưới, em thấy mấy cô ở đó ăn mặc mốt như điên chớ bộ. Chị coi, áo quần của em thường thôi chứ có lạ gì đâu.



Chị Liễu gật đầu:



- Chị biết, nhưng không phải họ lé mắt vì em ăn mặc lạ, mà vì em mặc đẹp đấy chứ.



Má tôi hơi hồng lên trước lời khen của chị:



- Chị làm như em đẹp lắm vậy.



Chị Liễu nhìn tôi trìu mến:



- Thụy của chị đẹp là cái chắc.



Nụ cười của chị nở trên đôi môi, nhưng ánh mắt chị thoáng buồn. Chị nói:



- Em về dưới một tuần lận hả?



- Dạ, một tuần. Mẹ nói năm nay chưa về ngoại, sợ Tết về không được.



Tôi bất chợt hỏi chị Liễu:



- Chị nhớ Thụy không?



Cái gật đầu xác nhận với giọng nói "có chứ" như lạc đi của chị Liễu làm tôi xúc động. Tôi nói:



- Thụy cũng nhớ chị nữa. Xa chị Thụy buồn lắm.



Bàn tay trắng nuột của chị âu yếm vuốt nhẹ tóc tôi:



- Chị hiểu em.



Tôi về ngoại với sự buồn vui lẫn lộn. Hơi thấy nhớ nhà nhưng cũng thật nhiều thích thú.



Ngồi trên chuyến xe đò sớm nhất, tôi khe khẽ rùng mình vì những cơn gió tạt mạnh vào cửa xe khi vùng ngoại ô bát ngát đã hiện ra. Đồng lúa xanh chạy dài như tấm thảm, từng ô ruộng đều đặn. Tôi thích thú ngâm khe khẽ:



"Cần Thơ giờ vui không anh yêu?



Hàng cây in bóng nước Ninh Kiều



Có nhìn những mối tinh thơ mộng



u yếm bên nhau mỗi cuối chiều"



Tôi nhớ bài thơ mình đã viết trong một lần mộng mơ nào đó. Tôi vẫn hay có những giấc mơ nho nhỏ, đẹp và êm. Bài thơ có vẻ tình tứ hơn con người thật của tôi trong nếp sống đơn sơ. Lần đó, tôi ngâm cho chị Liễu nghe, chị nhìn tôi dò hỏi:



- Bộ em có quen anh nào ở Cần Thơ sao?



Tôi thành thật lắc đầu:



- Đâu có, em đâu có quen ai đâu.



- Thế sao em hỏi "Cần Thơ giờ vui không anh yêu?", chị tưởng em có quen ai rồi chứ.



Tôi hơi đỏ mặt:



- Chị kỳ...



Chị Liễu hỏi tiếp:



- Bài thơ em làm có bốn câu thôi sao?



Tôi cười:



- Em làm dài cơ... tính đọc chị nghe mà... chị hỏi lôi thôi quá hà.



- Ừ, thôi đọc chị nghe hết đi, chị không hỏi "lôi thôi" nữa.



Tôi lấy giọng ngâm:



Cần Thơ bây giờ ra sao anh?



Ngàn bông lúa trĩu



Mây trôi bàng bạc khung trời nhỏ.



Nhớ...



Cần Thơ giờ vui không anh yêu?



Hàng cây in bóng nước Ninh Kiều



Vẫn nhìn những mối tình thơ mộng



u yếm bên nhau mỗi cuối chiều.



Trường Đoàn Thị Điểm còn nguyên đó,



Những tà áo trắng vẫn đi qua,



Hướng mắt nhìn vào khung cửa nhỏ
- Được. Đôn của mẹ mình đó. Bả đi mua đồ ăn rồi.



Tôi ngồi nhìn Phước. Nếp sống lam lũ làm nó đổi thay nhiều lắm. Dường như những suy tư đã hằn lên vầng trán mà đôi mắt thơ ngây của cô gái 17.



Phước nhìn tôi:



- Dạo này Thụy xinh ghê.



- Phước cũng vậy.



Tôi nói, nhưng biết rằng mình nói dối. Tôi nhìn bạn bối rối. Phước hiểu, nó khẽ lắc đầu:



- Phước khổ nhiều, đẹp gì nổi.



Nó hỏi tiếp:



- Thụy về có một mình hả? Sao được nghỉ đi chơi khan sướng vậy?



- Lễ Quốc Khánh mà Phước.



Phước khẽ gật đầu:



- Ừ nhỉ. Lễ Quốc Khánh. Không đi học rồi mình quên đi mất.



- Phước bán có khá không?



- Cũng tạm đủ nuôi gia đình Thụy ạ. Các em mình còn nhỏ quá lại là con trai nên không nỡ để tụi nó thôi học.



Chợt nhớ đến mảnh bằng T.H.Đ.I.C. của bạn, tôi hỏi:



- Phước có Trung học sao không xin đi dạy có hơn không. Thụy thấy người ta xin dạy Tiểu học được đó.



Phước lắc đầu:



- Cũng được. Nhưng Thụy nghĩ đi dạy thì được bao nhiêu? Nhiều lắm là 4000 $ một tháng. Mình đi bán thế này kiếm khá hơn, lại có thì giờ săn sóc em út.



Nó cười:



- Làm cô giáo thì dĩ nhiên là hách hơn đi bán rau Thụy nhỉ, nhưng trót đã hy sinh cho gia đình, mình hy sinh luôn. Nghề nào cũng là một nghề.



Tôi sợ Phước tủi thân, an ủi:



- Nói là nói vậy thôi. Phước đi bán thế này cũng khỏe.



Một người khách hàng vừa đứng chọn những bó rau xanh non. Tôi cầm lên một bó phía dưới đưa cho bà ta:



- Bó này ngon nè "cô".



Bà khách khá lớn tuổi nghe tôi gọi bằng "cô" liền ngước nhìn mỉm cười. Bà ta đỡ bó rau trên tay tôi, hỏi:



- Bao nhiêu bó này em?



Tôi bối rối nhìn Phước cầu cứu. Nó trả lời:



- Dạ 15 đồng ạ.



Bà khách quay sang bảo tôi:



- Em lựa cho hai bó nữa đi.



Tôi "dạ" một tiếng ngọt xớt rồi nhanh nhẹn nhấc hai bó rau đưa cho bà khách. Bà ta đếm tiền trao cho tôi rồi bỏ rau vào giỏ. Tôi cười với bà ta:



- Dạ cám ơn "cô".



Bà khách đi rồi, Phước nhìn tôi kinh ngạc:



- Bà đó già quá Thụy không thấy sao mà gọi bằng "cô"?



Tôi nheo mắt nhìn bạn:



- Phước quên rằng những người đàn bà thường thích được khen là đẹp hay sao? Dù bất cử ở tuổi nào đi nữa, dĩ nhiên là phải trừ ra lứa tuổi đã thành "cụ" thì không nói, còn thì hầu hết các bà đều muốn mình trẻ, đẹp, mà tiếng "cô" là điển hình. Tâm lý mà.



Phước cười ngặt nghẽo:



- Hèn chi mà "bả" thích chí, đáng lẽ chỉ mua một bó, bả lại mua tới ba bó.



Hai đứa nhìn nhau thông cảm. Phước nói:



- Người ở Sài gòn có khác, lanh mà lịch duyệt ghê đi. Chả trách người ta bảo đi một ngày đàng học một sàng khôn là phải.



Trang từ nãy giờ lẻn đi đâu, trở lại bảo tôi:



- Chị về chưa?



Tôi nhìn đồng hô gật đầu:



- Ừ, về để ngoại chờ cơm.



Tôi đứng lên nói với Phước:



- Thụy về nhá. Chiều Phước qua nhà chơi. Cho Thụy gởi lời kính thăm bác.



Tôi móc túi lấy tờ giấy 500$ trao cho Phước:



- Cho Thụy gởi mua bánh cho mấy em. Thụy đi có một mình nên xách quà sợ nặng.



Phước nhìn tôi cảm kích:



- Cám ơn Thụy nhiều. Tối rảnh Phước sẽ sang chơi.