Côn Luân

Chương 16 : Mê trận vô hình

Ngày đăng: 20:58 22/04/20


Thiên Lý thuyền cập vào một cồn đá, mọi người lên bờ. Một sơn cốc rộng rãi trải ra phía trước, vây bọc tứ phía là những ngọn núi cao chạm chân mây, sơn cốc này cũng là lối duy nhất đi lại được, ngoài ra không còn chỗ nào khả dĩ đặt chân. Nền cốc bằng đá phiến sét, đây đó ngổn ngang đá tảng và lỉa chỉa thông xanh, những tảng đá kích cỡ không đều, lớn thì to ngang một quả đồi, nhỏ cũng nặng tới vài vạn cân. Nằm đan xen với chúng là vô số thạch tượng, pho nào pho nấy cao gấp mấy lần người bình thường, điêu khắc hết sức tinh xảo, chỉ khác là hình thể to lớn lạ thường, còn thì từng nụ cười, từng cái nhíu mày, từng biểu hiện vui buồn mừng giận… đều hệt như người thật. Có tượng đứng, có tượng ngồi, tượng thì nhấp nhổm, tượng nhảy tưng, lại có tượng cau mày tư lự, tượng ngửa mặt cười dài, có tượng gõ chuôi kiếm mà hát, tượng múa bút gảy đàn tỳ bà, thực muôn hình vạn trạng, mỗi pho mỗi dáng, càng trông theo càng thấy ngút ngàn.



Lương Tiêu đã gặp đủ sự lạ ngoài kia, tưởng chừng không còn biết bỡ ngỡ trước những chuyện mới mẻ nữa, vậy mà đến đây cũng phải hít một hơi thật sâu đặng lấy lại bình tĩnh:



- Lại cái gì thế này?



Hoa Thanh Uyên nghiêm trang đáp:



- Đây là Bát bách thánh hiền tượng, diễn tả tám trăm bậc thánh nhân, hiền triết, đại tướng và dị sĩ được lưu danh trong sử sách từ xưa tới nay.



Y trỏ một bức tượng phục sức mũ cao áo dài, diện mạo cổ kính khác thường, đang trong tư thế cúi nhìn xuống thiên hạ:



- Đây là Hoàng đế Hiên Viên.



Lại trỏ một bức tượng già lão mặt to trán cao, hai mắt sâu hoắm, tay cầm cái cuốc đào thuốc, y nói:



- Kia là Viêm đế Thần Nông.



Rồi tới một ông cụ tai to mày rủ, râu dài quá rốn, cưỡi con trâu xanh:



- Đó là Lão Tử Lý Nhĩ, người đã viết cuốn Đạo Đức Kinh dài hơn năm nghìn chữ.



Xong y chuyển hướng sang một người già vận áo nhà nho đang chắp tay giơ cao như khấn:



- Còn kia chính là Văn thánh Khổng Khâu1.



Lương Tiêu vừa nghe vừa nhìn theo, bỗng dưng cảm thấy các pho tượng không hề đứng yên mà cứ từ từ xê dịch, như tinh tú trên trời chẳng lúc nào ngừng vần chuyển, hiềm nỗi không dễ nhận ra mà thôi. Trong lúc Hoa Thanh Uyên chỉ trỏ giới thiệu thì pho tượng Hoàng đế đã lần lần khuất lấp sau một tảng đá to như quả đồi. Lương Tiêu buột miệng thốt lên kinh ngạc. Hoa Mộ Dung cười bảo:



- Nhìn ra rồi phải không? Ngươi mà đoán được tại sao thì ta chịu là tài.



Lương Tiêu bặm môi, ngẫm nghĩ chốc lát, thình lình vỗ tay kêu toáng:



- Tôi biết rồi.



Hoa Mộ Dung hỏi:



- Đâu nói thử nghe!



Lương Tiêu trỏ ngược về phía ba bánh xe khổng lồ mà họ vừa bỏ lại đằng sau:



- Nguyên lý chuyển động của những pho tượng này tương tự Thiên Lý thuyền. Sức nước đẩy bánh xe, bánh xe dẫn động trục đồng, sau đó, tôi chưa rõ là bằng cách gì, nhưng các trục đồng đã khiến tượng đá di chuyển.



Nét kinh ngạc hiện rõ trên vầng trán thanh tú của Hoa Mộ Dung, nàng tủm tỉm nói:



- Khá nhỉ, nhìn ngươi thì không thấy thông minh mấy, chắc lại mèo mù vớ cá rán đây thôi.



Hiểu Sương chen vào:



- Tiêu ca ca thông minh quá ấy chứ! Cô bé nói xong, đôi má ưng ửng hồng.



Lương Tiêu được khen hởi lòng hởi dạ, toét miệng cười với Hiểu Sương, rồi hỏi:



- Thế trục đồng đẩy tượng đá dịch chuyển bằng cách nào?



Hoa Thanh Uyên ngẩng nhìn sắc trời, nói:



- Điều ấy phức tạp lắm, sau này hãy hay, chúng ta vào cung trước đã! Quay sang Lương Tiêu, y dặn, nhất thiết phải đi theo đúng bước chân ta nhé.



Lương Tiêu ngạc nhiên hỏi:



- Tại sao ạ?



Hoa Mộ Dung cằn nhằn:



- Đừng gặng hỏi làm gì, nói ngươi cũng không hiểu đâu. Đoạn, một tay dắt Lương Tiêu, một tay dắt Hiểu Sương, nàng bước theo anh trai. Hoa Thanh Uyên lúc đi thẳng, lúc bước chéo, xuyên qua luồn lại giữa những thạch tượng và đá tảng.



Đi được chừng một trăm bộ, Lương Tiêu thốt nghĩ, “Cớ sao ta phải đi theo ông ấy? Không nói cho ta biết duyên do ư? Hừ, ta sẽ tự xem xem có gì quái lạ.” Nhằm lúc Hoa Mộ Dung sơ ý, nó vùng khỏi tay nàng chạy sang mé trái. Hoa Mộ Dung túm vội theo, nhưng trượt, nàng kêu lên thất thanh, mặt mày tái mét. Lương Tiêu sợ bị đuổi theo, liền cắm đầu cắm cổ chạy. Chạy tới hơn một trăm bộ, nó chực ngoảnh lại xem động tĩnh, chợt nghe hai chân hẫng một cái, bèn cúi đầu nhìn. Vực sâu muôn trượng nằm ngay bên dưới. Thằng bé hoảng hồn ghìm chân, bỗng đâu người lại bật lên cao, bên tai gió rít vù vù, trước mặt bồng bềnh mây trắng, nó nhìn xuống mặt đất, chỉ thấy núi non điệp trùng, sông hồ dày đặc, còn bản thân mình thì đang rơi tòm xuống như một vệt sao băng, gió trướng quần quanh, lạnh cắt da cắt thịt. Vừa nghe hơi giá thấm vào người, nó đã thấy mình đứng trong bão tuyết, bốn bề mênh mang, bông tuyết quay cuồng, gió cùng gào rú.



Máu trong người như đông cứng, Lương Tiêu guồng chân chạy để đẩy lùi cái lạnh. Chạy mãi không biết bao xa, mặt đất bỗng rung chuyển, truyền đi âm thanh ì ầm như sấm động, rồi ngay tắp lự, một khe nứt hiện ra, từ đó phụt lên một lưỡi lửa ngùn ngụt bỏng rãy dài đến mấy trăm trượng. Mồ hôi Lương Tiêu rỏ tong tong, tim gan như muốn vỡ, nó chực cất tiếng nhưng miệng lưỡi khô rang, không thốt được nên lời. Thằng bé sắp phát điên vì bầu không khí hàn thử tương xung đó, chợt thấy xa xa có bóng người lay động, liền vội vàng phi theo. Một đôi nam nữ đang sóng vai bước, nói cười vui vẻ trong luồng lửa. Lương Tiêu căng mắt nhìn, ngạc nhiên xen mừng rỡ, nó gào tướng lên, lạc cả giọng:



- Cha ơi, mẹ ơiiiii!



Văn Tĩnh và Ngọc Linh chẳng mảy may đoái hoài, cứ mải mê cười nói với nhau. Lương Tiêu vừa khóc vừa gọi, đuổi theo ráo riết, nhưng không tài nào bắt kịp hai người.



Chạy được một đỗi, bỗng thấy họ thình lình đứng lại, Lương Tiêu mừng quýnh, chụp luôn áo Văn Tĩnh khóc rưng rức. Sụt sịt đôi hồi, thằng bé ngẩng đầu nhìn, qua làn nước mắt mông lung, nó nhận ra mình đang nắm phải một người mặc áo đen kịt, mặt mày trắng bợt. Chẳng Tiêu Thiên Tuyệt thì còn là ai nữa? Nỗi vui mừng thoắt chuyển thành hoảng loạn, Lương Tiêu thét to một tiếng, thân thể rã rời bải hoải, hai mắt tối sầm chực ngã ngất đi. Chợt có người túm lấy lưng nó ghì lại phía sau, ảo ảnh trước mắt vụt tan biến, thay vào đó là những pho tượng và đá tảng đứng im lìm.



Lương Tiêu ngã phệt xuống đất, thở hồng hộc, như thể vừa kịch chiến đến hàng ngàn chiêu. Nó ngoái đầu trông, bắt gặp Hiểu Sương đang nhìn mình với vẻ mặt lo âu, xung quanh tịnh không bóng người. Nó lấy làm lạ hỏi:



- Chỉ có đằng ấy thôi à?



Hiểu Sương toan trả lời, nhác trông pho tượng Tư Mã Thiên ở mé trái đang từ từ dịch sang phía tây, còn tượng Ban Cố thì đang di chuyển sang phía nam, cô bé giật mình kéo Lương Tiêu giục:



- Đi mau, đi mau!



Lương Tiêu ngạc nhiên, chợt nghe bên tai vang tiếng binh khí giao nhau, giáp khua loảng xoảng, cảnh vật trước mắt nhoà đi, bỗng đâu chất ngất máu chảy thây phơi, cung điện nguy nga lũ lượt sụp đổ, thoắt đó biến thành bình địa cháy đen… Bất đồ, tay trái nó lại bị giật một cái, ảo ảnh tan biến. Hiểu Sương còn chưa kịp hoàn hồn:



- Khiếp quá, suýt nữa đến em cũng rơi vào rồi.



Cô bé kéo Lương Tiêu đi, lúc rẽ đông lúc rẽ tây; được chừng mười mấy bộ, cô dừng lại bên chân một quả đồi, ngồi xuống bảo:



- Chỗ này là trận nhãn2 của Thái Sử cảnh, mình có thể nghỉ tạm ở đây khoảng nửa canh giờ.



Lương Tiêu nôn nóng hỏi:



- Rốt cục là đang xảy ra chuyện gì thế? Truyện "Côn Luân "



Hiểu Sương nhìn nó, nói vẻ buồn buồn:



- Chúng mình bị hãm trong Lưỡng Nghi Ảo Trần trận rồi.



Lương Tiêu nhìn trận thế xung quanh, bỗng nhớ tới một câu chuyện cha đã kể, bàng hoàng hỏi:



- Những pho tượng này lập nên trận pháp tương tự Bát Trận đồ phải không?



Hoa Hiểu Sương gật đầu:



- Không chỉ tượng mà mỗi gốc cây ngọn cỏ ở đây đều chứa đựng ý nghĩa và vai trò riêng. Vừa rồi anh cảm thấy lúc nóng lúc lạnh là vì anh đã rơi vào Âm Dương cảnh. Mấu chốt của Âm Dương cảnh là tượng Trâu Diễn3.



Lương Tiêu băn khoăn:



- Vì sao đằng ấy cũng vào đây thế?



Hiểu Sương đáp:



- Em thấy anh rơi vào, muốn kéo anh trở ra, ai ngờ bất cẩn nên sa chân theo. Cũng may trước đây em có đọc sách, biết được đôi chút biến hoá của trận pháp.



Cô nhặt một viên đá nhọn, vạch ra vô số ký hiệu kỳ quặc trên đất, viết rồi lại xoá. Lương Tiêu tò mò hỏi:



- Hiểu Sương, đằng ấy làm gì vậy?



Hoa Hiểu Sương đáp:



- Em đang thử suy luận đường hướng của trận pháp.



Lương Tiêu kinh ngạc rõ rệt:



- Đằng ấy lại còn biết cả cái đó cơ à?



- Ngày thường ở nhà, em chẳng có việc gì làm ngoài đọc sách cả. Hiểu Sương cười, trận pháp này gắn liền với những điều ghi chép trong sách đấy.



Lương Tiêu ngẫm nghĩ một thoáng rồi lại hỏi:



- Hiểu Sương này, vì sao tớ lại trông thấy những cảnh tượng cổ quái kỳ dị ấy nhỉ?



Hiểu Sương nhíu mày:



- Không biết thật hay giả, nhưng theo lời bà nội kể thì Lưỡng Nghi Ảo Trần trận là một loại thế gian phi thực, biết biến đổi theo tâm trạng con người, biết ảo ảnh hóa muôn hình muôn vẻ của hồng trần. Nếu bị sa lầy quá sâu trong trận thì những gì mình nghĩ đều hiện hình trước mắt hết. Người càng nóng nảy xốc nổi thì càng dễ sinh ảo tượng, lần lượt nếm trải những cảm giác hi vọng rồi bế tắc, ngỡ ngàng rồi cụt hứng, vui vẻ rồi tư lự, hoan lạc rồi sầu bi, mừng rỡ rồi đau khổ, cứ thế cho đến lúc phát điên. Tại sao lại như vậy, em chịu không giải thích cho minh bạch được, nhưng nghe bà nói, cái lẽ huyền cơ của trận pháp này là khởi phát từ lòng người. Người nào mà tĩnh tâm, dẫu không hề hay biết đến nguyên lý của trận thì vẫn đi qua được. Song le, người như thế lòng thường tịnh như nước, có thể sánh với thần tiên, họ vượt trận cũng không đáng ngại cho mình.



Lương Tiêu tỏ vẻ trầm tư:



- Vì sao Thiên Cơ cung phải ẩn kín ở đây? Và vì sao phải lập nên trận pháp này nữa?



Hiểu Sương đáp:



- Em cũng không rõ. Nghe cha kể thì từ cuối đời Đường, gia tộc em đã dọn tới đây rồi.



Cô bé vừa nói vừa viết, không hề ngơi tay, Lương Tiêu ngấm ngầm thán phục. Hiểu Sương tiếp:



- Hồi ấy, trong thiên hạ, có rất nhiều kẻ xấu nổi lên chém giết, cơn tao loạn này kéo dài hơn một trăm năm trời. Bọn chúng đi tới đâu thì sát nhân, phóng hỏa, thiêu đốt thư tịch tới đó, thành thử không chỉ mạng người mà học vấn của tiền nhân đều bị chúng hủy hoại mất hết.



Cô bé mường tượng lại thảm cảnh thời xưa, không khỏi ghê rợn, hai mắt đỏ hoe lên, hỏi Lương Tiêu:



- Tiêu ca ca, em không thể hiểu nổi, tại sao những kẻ xấu ấy hành động như vậy?



Lương Tiêu vốn định hỏi cô bé đúng câu đó, ai dè bị hỏi ngược lại, nó chưng hửng một thoáng rồi đáp: Truyện "Côn Luân "



- Tớ nghĩ thế này. Lúc đầu có rất nhiều người tốt, kiểu như đằng ấy, mọi người đều an vui, không tranh cãi không sinh sự, nhưng đột nhiên có một kẻ xấu như tớ xuất hiện, tớ bắt nạt đằng ấy, cướp đồ ăn thức uống của đằng ấy. Đằng ấy muốn sống, đành phải đi cướp của người khác, người khác lại đi cướp người khác nữa, cứ thế, trên đời thành thử toàn kẻ xấu. Về sau, kẻ xấu phát hiện ra là hai kẻ xấu thì mạnh hơn một kẻ xấu, vì thế đứa này lập băng, tên kia họp nhóm, bè phái dần dần nhiều lên, kế đó kéo nhau đi đánh chém, giết chóc, phóng hỏa, cướp bóc… Nói tới đây, Lương Tiêu không nghĩ ra thêm được tội ác nào nữa, đành ngừng lại.



Hiểu Sương ngẫm nghĩ, đoạn lắc đầu:



- Anh nói sai rồi.



- Sao lại sai? Lương Tiêu hỏi.



Hiểu Sương vừa cúi sát xuống đếm nét bút vừa đáp:



- Em không đời nào cướp giật giết chóc.



Lương Tiêu cười nhạt:



- Đằng ấy mà không cướp thì chỉ còn nước chết đói chết rét hoặc bị người khác giết hại mà thôi.



Hoa Hiểu Sương đáp nhanh:


Lương Tiêu lồm cồm bò dậy, chực đuổi theo, nhưng ông già đi nhanh như chớp, bóng áo vàng thoắt biến mất sau rừng hoa đỏ cây xanh. Thằng bé dậm chân càu nhàu:



- Hoa đại thúc, thế mà chú không cản đường, tôi sẽ tính sổ với lão ta.



Hoa Thanh Uyên nhăn mặt:



- Thôi, tiên sinh đó võ công cao cường lắm, đến ta đây cũng không địch nổi, huống hồ con.



Lương Tiêu hừ mũi:



- Cái chiêu lão ấy dùng để chụp tôi, tuy hơi nhanh, nhưng tôi có cách để phá. Nói đoạn nó đảo chân xuất quyền, người hơi ngửa về sau, song thủ múa lên như hái hoa, chính là chiêu Trang Chu mộng điệp, sau đó uốn mình nhảy lên, Trang Chu mộng điệp biến thành Kê khuyển thăng thiên, chiêu này bắt nguồn từ điển tích Hoài Nam vương Lưu An đời Hán24. Vẫn ở trên không, Lương Tiêu hất chân đá móc, song chưởng chém xéo xuống, chính là chiêu Hứa Thận đồ long. Hoa Thanh Uyên xem xong hai chiêu, cảm thấy biến hóa rất kỳ diệu, quả nhiên có thể khắc chế được thủ pháp của ông già vừa rồi, đến chiêu thứ ba thì phản kích càng thêm sắc bén, y lấy làm quái lạ, đợi Lương Tiêu đáp xuống rồi hỏi:



- Con biết cách phá chiêu, sao lúc đó không chống đỡ?



Lương Tiêu ngẩn người, gãi đầu lúng búng đáp:



- Tại... lão ta xuất thủ quá nhanh, tôi chưa nghĩ ra, cũng không kịp trở tay.



Hoa Thanh Uyên cười:



- Thế thì còn nói chuyện gì? Người ta thường bảo, nhanh chân thì được, chậm chân thì trượt, chiêu thức của con dẫu lợi hại cách mấy mà công lực không sánh bằng thì chỉ cần đối phương lẹ hơn, con sẽ mất cơ hội xuất thủ.



Lương Tiêu băn khoăn:



- Làm thế nào để trở nên nhanh hơn?



- Chỉ có cách cần cù khổ luyện, luyện đến một mức độ nhất định tự khắc sẽ thuần thục, muốn nhanh được nhanh, muốn chậm được chậm.



Lương Tiêu im lặng suy nghĩ, lòng thầm hạ quyết tâm, nhất định phải luyện thành công phu, sau này sẽ tóm lấy lão già đó ném văng xuống cho nát đít.



Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng sau một vụ ầm ĩ như thế, thằng bé cũng tiu nghỉu, chẳng còn lòng dạ nào mà chơi nghịch được nữa, bèn lẳng lặng theo Hoa Thanh Uyên xuống đài. Hai người đi xuyên qua một vạt rừng, đằng trước dương liễu xanh xanh ôm quanh nhà cửa, tường trắng uốn lượn chạy dài đến mấy dặm liền. Họ bước qua một khuôn cửa vuông, có mùi thơm rất lạ tràn tới, khắp nơi ngan ngát những hoa nghìn tía muôn hồng, đó đây dập dìu nào ong nào bướm.



Hai người đi xuyên qua mấy căn thủy tạ, thảng gặp tùy tùng hoặc thị nữ, họ đều mỉm cười chào hỏi Hoa Thanh Uyên, không hề có sự phân biệt chủ tớ, Lương Tiêu hâm mộ lắm, "Ai cũng quý Hoa đại thúc, nếu ta được một nửa cái tính hiền lành dễ mến của ông ấy thì tốt biết bao."



Hai người đi gần đến một ô cửa tròn, trước cửa chạm đôi câu đối, Lương Tiêu nổi hứng đọc:



- Chân...tục, à, ở giữa là những chữ gì đây? Rồi nhìn sang cột đá bên trái, nó cau mày. Điều... tâm, ơ, người này không biết viết hay sao ấy nhỉ?



Hoa Thanh Uyên nín cười bảo:



- Tiêu nhi, chữ dạng cuồng thảo thế này, không phải ai cũng viết được đâu. Ghép lại, đọc là, "Chân thủy tẩy trần tục, Thanh âm địch phàm tâm." Ừ, hàng chữ nằm ngang trên kia con có đọc được không?



Lương Tiêu đưa mắt nhìn, đoạn xướng lên:



- Tâm thủy mộc... Rồi tự biết đọc sai, nó đỏ mặt xấu hổ.



Hoa Thanh Uyên thở dài bảo:



- Đó là Cầm Tâm Thủy Tạ.



Lương Tiêu nhìn thật kỹ, nhận thấy những con chữ tự nhiên phóng khoáng, có vẻ rất hợp với tính cách mình, lại trỏ vào phần lạc khoản dưới câu đối, đọc từng chữ một:



- Lạc hồn Cuồng Sinh tửu thư.



Hoa Thanh Uyên chữa:



- Đại khái là đúng rồi đó. Nhưng không phải lạc hồn, mà là lạc phách, cũng không phải tửu thư, mà là túy thư25.



Lương Tiêu đắc ý cười đáp:



- Lạc hồn lạc phách, tửu thư túy thư gì cũng như nhau cả thôi.



Hoa Thanh Uyên mỉm cười, chợt nghe trong cửa có tiếng đàn vẳng ra, y không nói năng gì nữa, dắt Lương Tiêu bước vào ô cửa tròn.



Đi một lúc thì đến cuối nhà thủy tạ, nơi đó đặt một lò hương tử kim khói trắng nghi ngút, mùi long diên hương tràn ngập không gian. Một người đàn bà vận áo thâm đang ngồi xếp bằng, đôi tay thon trắng muốt dặt dìu trên cây dao cầm26. Hoa Mộ Dung đứng bên trái bà ta, Hoa Hiểu Sương thì đang tựa vào lòng một thiếu phụ tuyệt đẹp vận áo lam. Mọi người trông thấy Lương Tiêu, đều mỉm cười, nhưng không nói gì.



Người đàn bà chơi đàn trông chưa quá ba mươi tuổi, khuôn mặt băng giá, mắt như nước hồ thu, cao nhã diễm lệ, nói là thiên hương quốc sắc cũng không quá, tuy rằng phục sức giản dị, nhưng hình dung nghi biểu vẫn toát ra một vẻ tôn quý đài các khiến người ta ngưỡng mộ.



Tiếng đàn dạo đầu dịu dàng phiêu hốt, như phù dung dầm sương, như ngọc lan chúm chím khiến trái tim rung động. Thấy Hiểu Sương mỉm cười với mình, Lương Tiêu chực gọi chào, chợt tiếng đàn vút lên như vách đá cao vạn trượng, hiểm trở cheo leo không thể trèo tới nơi, thằng bé bỗng giật bắn mình. Người thiếu phụ nhíu mày, bịt hai tai Hiểu Sương lại. Tiếng đàn càng lúc càng lảnh lót, chạy tuốt tới cung Vũ27, chấp chới đến tận chân mây. Tơ lòng Lương Tiêu cũng bị kéo căng lên. Đột ngột, tiếng đàn chùng lại, từ đỉnh cao chót vót lăn tòm xuống vực sâu thăm thẳm, trái tim Lương Tiêu cũng rơi theo, tâm trạng tán hoán tê mê bởi hai thái cực đó.



Tiếng đàn bồi hồi một lúc ở âm vực thấp, đoạn từ từ bốc cao, thoạt tiên tí tách như mưa đổ rừng hoa, dần dần khúc đâu Hán Sở chiến trường, nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau; qua một lúc lâu, đàn trỗi lên như bình ngọc nứt vỡ, rền rĩ như sét chạy ngang trời, loáng thoáng phong lôi nổi trận bời bời, Lương Tiêu nghe mà trào sôi khí huyết, tim đập tựa trống dồn. Đúng lúc đó, tiếng đàn lại trĩu xuống, xong đổi ra trầm lắng khoan thai, gợi lòng vợ nhớ chồng, gợi lời uyên ương giã biệt, khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu, nghe ra như oán như sầu phải chăng? Cứ khoan nhặt thế một hồi, cuối cùng âm thanh lặng tắt. Mọi người bàng hoàng nhận ra, sáu dây đàn đã đứt hết tự bao giờ.



Người đàn bà áo thâm ngơ ngẩn nhìn dây đàn đứt hồi lâu, thầm nhủ, "Ly Sầu dẫn ơi Ly Sầu dẫn, đàn mãi cũng chỉ gánh lấy đau thương đứt ruột mà thôi." Bà nhói tim, đẩy dao cầm sang một bên, ngước nhìn lên, bắt gặp Lương Tiêu đầm đìa nước mắt, bà bỗng ồ một tiếng, bụng bảo dạ, "Nó còn nhỏ vậy mà cũng hiểu được tiếng đàn ư?"



Mọi người thấy Lương Tiêu giọt vắn giọt dài, thảy đều kinh ngạc. Hoa Mộ Dung hỏi:



- Vì sao ngươi khóc?



Lương Tiêu nghe hỏi bừng tỉnh, vội vàng chùi nước mắt, cao giọng đáp:



- Có ma nào khóc đâu, mắt... mắt lão tử vướng hạt bụi.



Hoa Mộ Dung cười thầm, đoạn bắt bẻ:



- Nói dối mà không biết cách, ai ở đây cũng trông thấy ngươi khóc mà.



Lương Tiêu thẹn quá hoá giận, chửi vung lên:



- Ừ ta khóc đấy! Khóc cho chết cụ cô đi!



Hoa Mộ Dung nổi giận vung quyền. Người đàn bà áo thâm mỉm cười khoát tay, cô gái đành hạ nắm đấm xuống, trừng mắt hậm hực nhìn Lương Tiêu.



Bà nọ chăm chú ngắm thằng bé, cười hỏi:



- Hiểu Sương cứ nhắc Tiêu ca ca mãi, ra là ngươi đó phải không?



Lương Tiêu liếc nhìn Hiểu Sương, gật đầu. Người đàn bà bèn vẫy tay bảo:



- Lại đây nào!



Thấy thái độ bà ta thân thiện, vả chăng mọi người không ai ngăn cản gì, Lương Tiêu bèn bước tới. Thình lình, người đàn bà vụt thò hữu thủ ra, bàn tay mềm như một cánh bướm lớn màu trắng phất vào huyệt Khúc trì nơi khuỷu tay thằng bé. Lương Tiêu không nghĩ ngợi nhiều, lập tức thi triển Đàn tự quyết trong Như Ý Ảo Ma thủ, ngửa tay co ngón lại rồi búng vào mạch môn người đàn bà. Trước đây Tiêu Thiên Tuyệt đã dùng chiêu này đâm mù mắt Vân Vạn Trình. Công lực Lương Tiêu còn non, nhưng chiêu thức rất tinh diệu, rất đáng chú ý.



Người đàn bà mỉm cười, bàn tay chấp chới như bướm lượn nhành hoa, lướt qua ngón tay Lương Tiêu, rồi xòe hai ngón trắng muốt xoáy nhẹ vào huyệt "Thiếu uyên" của thằng bé. Lương Tiêu vội thò cả tay phải ra hỗ trợ tay trái, hữu thủ sử Phong tự quyết đẩy lui hai ngón tay đó, tả thủ sử Câu tự quyết, năm ngón tay tựa bừa cào móc vào huyệt Thái dịch của người đàn bà, song cánh tay bà ta như vô hình, thoắt một cái đã thoát ra khỏi hai bàn tay thằng bé. Lương Tiêu định nhảy theo, năm ngón tay của bà nọ đã như gió phất tới ngực nó, không biết làm thế nào, Lương Tiêu đành liên tục giở Phá tự quyết, Niệp tự quyết ra chiết giải.



Hai người đứng cách nhau qua cái kệ đàn, ba bàn tay múa may chờn vờn. Người đàn bà ngồi ngay ngắn, tuy chỉ dùng một cánh tay nhưng rất bay bổng thư thái, thiên biến vạn hoá, trong khi Lương Tiêu thở hồng hộc. Chỉ trong một thời gian ngắn, hai mươi tư quyết của Như Ý Ảo Ma thủ, gồm Câu, Khuyên, Khiêu, Hoàn, Đàn, Phá, Nữu, Niết, Thôi, Nã, Huy, Phất, Tiệt, Phách, Điểm, Sáp, Niêm, Chiết, Phong, Án, Ti, Trảo, Triền, Niệp28 đều đã được Lương Tiêu lần lượt đem ra dùng hết, nhưng nó vẫn không sao thoát thân nổi. Trong thoáng chốc đã chiết giải đến trăm chiêu, cuối cùng Lương Tiêu sử Triền tự quyết, thò song thủ vặn cổ tay người đàn bà. Bà ta nhướng đôi mày thanh tú, giơ tay giật cánh khuỷu Lương Tiêu. Một luồng đại lực ồ ạt đổ sang đẩy thằng bé ngồi phệt xuống, khiến nó trượt đi hơn một trượng trên sàn đá xanh, cuối cùng lưng xô đánh bình vào lò hương tử kim. Lương Tiêu hoa mắt váng đầu, chực buột chửi, chợt nghe Hoa Thanh Uyên kêu lên với người đàn bà nọ, giọng gấp gáp:



- Mẹ!



Hết chương 16



Chú thích:



17381739 Người Trung Quốc ưa sự so sánh nhịp nhàng, có đôi có cặp. Bên cạnh Khổng Khâu (tức Khổng Tử) được tôn xưng là Văn thánh nhân, có bộ Luận Ngữ để đời thì còn Tôn Vũ (tức Tôn Tử) được xưng tụng là Võ thánh nhân, có bộ Binh pháp lưu danh thiên cổ.



17421743 Trận nhãn là hạt nhân của một trận pháp, ví dụ như mắt bão trong cơn bão, chỉ cần phá được trận nhãn thì sẽ hóa giải được cả trận pháp.



17461747 Còn gọi là Trâu Tử, người nước Tề, năm sinh năm mất chưa rõ, có thể là từ 324-250 tr.CN, sống cùng thời với Công Tôn Long, Lỗ Trọng Liên. Trâu Tử là nhân vật nổi tiếng nhất trong những người nghiên cứu kết hợp hai thuyết âm dương và ngũ hành, là người đầu tiên vận dụng thuyết âm dương ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội nói chung.



17501751 Ý là điểm nằm trúng quẻ Tốn trong trận bát quái.



17541755 Qua cửa Hàm Quan hóa người Hồ: Lão Tử "quá Hàm quan, hoá Hồ thành Phật" là một trong nhiều câu truyện liên quan đến nguồn gốc nhà Phật được lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc. Truyện kể Lão Tử thấy nhà Chu suy vi nên bỏ đi, lúc qua cửa Hàm Quan, quan coi cửa là Doãn Hỷ có gợi ý ông viết một thứ gì đó truyền lại, Lão Tử bèn làm cuốn Đạo Đức Kinh nổi tiếng. Truyền thuyết kể ông sống đến một trăm sáu mươi hoặc hai trăm tuổi, song le còn một thuyết khác nói ông không qua đời mà đã đến Ấn Độ, thành Phật và lập ra Phật giáo, giáo hoá dân Ấn Độ, tức là "Lão Tử hoá (thành người) Hồ". Trong Tây Du Ký, chương 52, Thái Thượng Lão Quân có nhắc về việc ông "quá quan hoá Hồ" để kể lai lịch Kim Cương trát và con yêu ở động Kim Đâu cho Tôn Ngộ Không biết. Sau đó ở một chương cũng trong Tây Du (mình quên mất chương nào rồi), để chứng tỏ địa vị của Phật giáo cao hơn Nhiên Đăng Cổ Phật, ông cũng nhắc lại với Quan Âm câu chuyện mình qua cửa Hàm Quan.



17581759 Quảng Thành Tử đá tung lò luyện đan.



17621763 Mặc Địch dựng thang mây.



17661767 Lỗ Ban ráp kèo mái.



17701771 Liệt Tử, họ Liệt, tên Khấu hoặc Ngự Khấu, người nước Trịnh (có lẽ là dưới thời Trịnh Mục Công), nhà tư tưởng đầu thời Chiến Quốc. Ông tôn sùng sự vô vi thanh tịnh trong tư tưởng, tiêu dao phiêu hốt trong hành động. Sách xưa chép ông đi mây về gió, nhằm nhấn mạnh sự tiêu sái của ông. Trên thực tế thì Liệt Tử sống vô cùng khốn quẫn. Đời sau, Trang Tử có chép rằng: Tử nhà nghèo, mặt mũi hiện vẻ đói ăn. Tuy thế ông rất có cốt cách, quan to nhà Trịnh đưa lương thực tới biếu, ông đều kiếu từ. Sở học của Liệt Tử lấy gốc từ Hoàng Đế và Lão Tử. Tác phẩm tiêu biểu của ông là Xung Hư Kinh. Truyện Ngu Công dời núi chính được thuật trong sách này.



17741775 Hàn Phi nói ngọn. Hàn Phi (tức Hàn Phi Tử), nhà tư tưởng cuối đời Chiến Quốc đầu Tần, chủ trương pháp trị. Theo Sử ký Tư Mã Thiên thì ông có tật nói ngọng, không thạo biện thuyết nhưng giỏi viết sách.



17781779 Cái dũng của Mạnh Kha. Mạnh Kha tức Mạnh Tử, là người phát dương quang đại đạo học của Khổng Tử.



17821783 Câu này nguyên là [font="ms mincho, mï½ æÜ}æS, monospace"][font="pmingliu, æ°ç´°æÜ}é«, serif"]é:卒[font="pmingliu, æ°ç´°æÜ}é«, serif"]萬人[font="pmingliu, æ°ç´°æÜ}é«, serif"]吾徬çx£ tuy thiên vạn nhân ngô vãng hĩ (dù có khó khăn đến đâu ta cũng bền gan tiến lên phía trước), một câu của Mạnh Tử trong thiên Công Tôn Sửu (thượng), sách Mạnh Tử, phần nói về chữ dũng. Alex chưa tìm được câu dịch sát nghĩa và đượm màu cổ kính, nên tạm để như vậy. Ai có góp ý mong chỉ bảo.



17981799 Bát đoạn cẩm là sách dạy khí công dưỡng sinh trong tư thế đứng và tư thế ngồi, mỗi tư thế gồm tám nội dung vận động nên gọi là bát đoạn. Sách này chưa rõ ai là tác giả.



18021803 Thủy Hoàng phất roi.



18061807 Võ Vương khua mác.



18101811 Thần Nông vung cuốc.



18141815 Hiên Viên trèo non.



18181819 Vua Nghiêu trị nước.



18221823 Vũ Vương mở núi.



18261827 Vua Thuấn cầm khiên múa búa.



18301831 Vua Thang cầu mưa.



18341835 Lui quân chín mươi dặm. Đây nhắc chuyện con trai Tấn Hiến Công là Trùng Nhĩ, gặp nạn được Sở Thành Vương cưu mang. Sau này Trùng Nhĩ lấy lại được nước Tấn, trở thành Tấn Văn Công, khi hai nước dấy lửa binh đao, Tấn Văn Công nhớ ơn năm xưa của Sở Thành Vương, ra lệnh cho lui quân lại ba xá (một xá tương đương ba mươi dặm).



18381839 Đường Thái Tông bình định đất nước.



18421843 Theo Liệt tiên truyện, Hoài Nam vương Lưu An luyện tiên đơn xong uống, bay được lên trời. Gà chó ngó qua khe cửa, trông thấy cũng bắt chước uống và bay lên trời như chủ.



18461847 Tên cuồng sinh ngơ ngẩn viết trong khi say.



18501851 Dao cầm tức Cổ cầm của Trung Quốc, ban đầu có 5 dây: Cung - Thương - Dốc - Chủy - Vũ, sau này thêm dây Văn dây Võ nên gọi là Thất huyền cầm.



Trong tích truyện về Bá Nha gặp Tử Kỳ có nhắc đến sự ra đời của Cây đàn này như sau: Xưa vua Phục Hy thấy năm sắc sao rơi xuống cây ngô đồng, chim phượng hoàng tới đậu ở cây, thấy ngô đồng là loại gỗ quý, hấp thụ tinh hoa của trời đất có thể chế nhạc cụ được, liền hạ cây xuống chặt làm ba khúc. Đoạn ngọn tiếng quá trong mà nhẹ, đoạn gốc tiếng quá đục mà nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng trong, tiếng đục phân minh liền lấy để dùng. Vua đem ngâm nơi dòng nước 72 ngày xong đem phơi ra gió cho thật khô. Sau đó vua sai người thợ khéo là Lưu Tử Kỳ đẽo thành Dao cầm.



Dao Cầm dài 3 thước 6 tấc 1 phân ứng theo 361 độ chu thiên trong năm. Mặt trước rộng 8 tấc ứng với 8 tiết, mặt sau rộng 4 tấc ứng theo bốn mùa, bề dày 2 tấc ứng theo lưỡng nghi. Đàn gồm 12 phím ứng với 12 tháng trong năm, sau thêm một phím nữa ứng với tháng nhuận. Trên mắc 5 dây ngoài ứng theo ngũ hành, trong ứng với ngũ âm: Cung - Thương - Dốc - Chủy - Vũ. Đàn có sáu điều "kỵ" và bảy điều "không". Sáu điều "kỵ" là kỵ rét lớn, nắng lớn, gió lớn, tuyết rơi lớn; gặp lúc ấy người ta không dùng. Bảy điều "không" là không đàn đám tang, không đàn trong lúc lòng nhiễu loạn, không đàn trong lúc bận rộn, không đàn trong lúc thân thể không sạch, không đàn trong lúc y quan không tề chỉnh, không đàn trong lúc không đốt lò hương, không gặp được tri âm. Lại còn có thêm tám "tuyệt" là : thanh, kỳ, u, nhã, li, tráng, lu, trường. Trong tám tuyệt ấy gợi đủ cả các tình cảm, vì vậy tiếng đàn có thể đi đến tuyệt vời.



18581859 Vũ là một trong năm cung của âm nhạc cổ Trung Quốc gồm Cung - Thương - Dốc - Chủy - Vũ. Vũ là âm giai cao nhất tương đương với nốt La ngày nay.



18621863 Hai mươi tư quyết trong Như Ý Ảo Ma thủ là hai mươi tư động tác của cánh tay, bàn tay và ngón tay, gồm: móc (Câu), quây (Khuyên), khều (Khiêu), vây (Hoàn), búng (Đàn), bổ (Phá), vặn (Nữu), véo (Niết), đẩy (Thôi), nắm (Nã), khua (Huy), phẩy (Phất), chặt (Tiệt), chém (Phách), nhấn (Điểm), chọc (Sáp), tuốt (Niêm), bẻ (Chiết), khóa (Phong), ấn (Án), xé (Ti), chộp (Trảo), xoắn (Triền), vê (Niệp).