Công Chúa Thành Vương Phi

Chương 14 : Kiếp trước

Ngày đăng: 18:04 30/04/20


Editor: Búnn.



Thời gian thấm thoát.



Nhoáng một đã trôi qua năm năm.



Từ một đứa trẻ mới sinh nho nhỏ Lung Nguyệt trổ mã thành một bé gái phấn điêu ngọc trác.



Hai năm đầu, nàng còn có chút cẩn thận, dù sao Từ xưa trong hoàng gia không có cái gọi là phụ tử, có bao nhiêu hoàng đế vì vị trí tối cao này mà giam cầm nhi tử, nữ nhi của mình vào ngục, thưởng cưu (1).



Lung Nguyệt nghĩ đến liền cảm thấy sau cổ lạnh ngắt, cho nên chức vị công chúa này nàng phải làm thật cẩn thận.



Ngay qua ngày, dần dần Lung Nguyệt phát hiện, vị Đế vương này thật sự là người có tình, không bàn đến chuyện Thuận Khải Đế đối xử với nữ nhi khác như thế nào, nhưng ông ấy thật tâm yêu thương mình. Một chút không yên tâm vừa nãy lại chìm xuống, nàng tính toán làm sao để trải qua những ngày làm công chúa thật hạnh phúc.



Phải nói Lung Nguyệt vô cùng khát vọng tình thân.



Trong đời trước, mặc dù nàng có cha mẹ, nhưng lại không khác gì cô nhi. Khi đó nàng sinh ra ở trong một kênh rạch trên núi nhỏ, cha mẹ đều là thanh niên trí thức trên núi xuống nông thôn, bọn họ không do dự từ bỏ nàng, ly hôn, sau đó mỗi người trở về quê của mình. Còn nàng được một ông cụ họ Lã nuôi lớn. Ông nội Lã có thể nói là bới ăn từ đống đất để nuôi nàng lên đại học. Khi đó nàng đã từng thề nhất định sẽ thật cố gắng để ông nội có thể hưởng thụ lúc tuổi già. Ai ngờ năm nàng học đại học năm thứ hai thì ông qua đời do vất vả lâu ngày thành tật.



Lúc ấy Lung Nguyệt cảm thấy bầu trời của mình như sụp xuống. Người thân duy nhất của mình cũng không còn nữa rồi. Sau đó nàng cắn răng vừa đi làm vừa cố gắng hoàn thành quá trình học tập. Nàng không đi tìm cha đẻ, dù biết ông ta ở ngay trong thành phố nơi mà cô học đại học. Bởi vì biết mình là người thừa. Lúc trước cha mẹ trở về thành phố không bao lâu thì lại lập gia đình mới, sau đó họ cũng có con riêng của mình.



Năm đó Lung Nguyệt là sinh viên của đại học công nghiệp.



Nàng vẫn nhớ ông nội đã từng nói: Con à, nơi này của ta, đất không tốt, nước cũng không tốt, hoa mầu trồng xuống lại không ra hoa, con trưởng thành, nếu có tài năng, nhớ phải trở lại giúp quê hương thân yêu của ta nhé!



Vì vậy, tốt nghiệp đại học xong, nàng cuốn bọc hành lý quay về quê làm một kỹ thuật viên nông nghiệp.




Cuộc sống gia đình ấm áp trôi qua.



Người hầu, nô tài trong cung này đều là nâng cao giẫm thấp, nhìn người cũng giống hạ đồ ăn, những món ngon sẽ được đặt ở trên bàn, nghĩa rộng là không thể đối xử bình đẳng, mỗi người một khác nhau, những người khác nhau thì sẽ có cách đối xử khác nhau, nên tự nhiên mỗi lần nói chuyện khen ngợi nàng thì miệng giống như được lau mật vậy. Họ dám cả gan gây chuyện với nàng sao? Trừ phi họ không vừa mắt với đầu của họ nữa.



Đương nhiên, cũng không có nghĩa là không có người dựa vào đó làm mưa làm gió. Chỉ là mỗi lần đều có đại nhân vật giúp nàng hàng yêu trừ ma, giúp nàng xua đuổi tai họa, tránh ma quỷ.



Mục đích theo đuổi lớn nhất hiện nay của nàng chính là làm cho những người yêu thương mình vui vẻ.



Nếu có thể nàng cũng không tiếc mà noi theo lão Thải Y Ngu Nhân(1).



Năm ngoái Lý Lung Nguyệt mới bắt đầu đề bút luyện chứ, tập theo kiểu chữ của mẫu hậu nàng. Cẩn Hoàng hậu khéo tay viết được chữ tiểu triện hoa mai xinh đẹp, thanh tú mà không mất gân cốt, rất có phong thái tiêu sái của bậc thầy.



Lung Nguyệt vô cùng thích.



Từ năm ngoái, bàn tay nhỏ nhắn quá ư là nhiều thịt của nàng có thể nắm được cán bút, thì đã xin mẫu hậu nhà mình bắt đầu viết chữ, vẽ tranh.



Lung Nguyệt của đời trước cũng không phải là người không thông mình, trong đời này, đại thần cho nàng xuyên không cũng không mở cho nàng cái gọi là bàn tay vàng.



Căn cứ vào cần cù bù thông minh, Lung Nguyệt mới luyện được khả năng chịu khổ.



Lúc này nàng đang ở trước thư án trong Kinh Chập điện, viết vẽ đâu ra đấy.



Lại nghe được cung nhân tới bẩm, Thái tử cùng Ngũ hoàng tử đến đây.



Sau đó thì vài tên tiểu thái giám lục tục khiêng từng cái rương được dán giấy niêm phong vào viện của nàng.



--- ------ ------ --------



(1) Thưởng cưu: Cái được gọi là Cưu trượng chính là trên chỗ tay vịn của trượng được làm thành hình dạng một con chim ngói. Trước đây, ở thời Tần, Cưu trượng được coi là vật tượng trưng cho địa vị quyền quý. Dân đời Hán cứ đến 70 tuổi thì được cho một chiếc gậy ngọc, trên có chạm hình chim cưu để trang sức, ý muốn chúc người già như chim cưu ăn không bị nghẹn.



(2)Thải Y Ngu Thân: Trong thời Xuân Thu, có một vị ẩn sĩ ở Sở quốc vô cùng hiếu thuận với cha mẹ, nghĩ hết tất cả các biện pháp làm cha mẹ vui, để bọn họ có thể khỏe mạnh trường trọ. Khi ông bảy mươi tuổi cha mẹ vẫn còn khỏe mạnh, vì không muốn để cha mẹ thấy ông có tóc bạc mà đau lòng, ông làm một bộ y phục gồm năm màu sắc rực rỡ, rồi mặc lên người, học cách đi đứng nhảy múa của đứa trẻ làm cha mẹ vui mừng.