Cuộc Đời Của Pi
Chương 31 :
Ngày đăng: 19:58 19/04/20
Tôi ngủ suốt sáng. Rồi tôi thức dậy vì lo lắng. Đồ ăn, nước uống và nghỉ ngơi đã như một ngọn triều dâng lên trong cơ thể đang suy yếu đi của tôi, mang cho tôi một sức sống mới, nhưng đồng thời cũng làm cho tôi đủ tỉnh táo để nhận ra tình trạng tuyệt vọng của mình. Tôi tỉnh dậy để nhớ ra Richard Parker. Có một con hổ trên xuồng. Không muốn, nhưng phải tin đó là sự thật. Và tôi phải cứu mạng mình như thế nào đây.
Có thể nhảy xuống biển và bơi đi, nhưng cơ thể tôi không chịu nhúc nhích. Tôi đang cách đất liền hàng trăm dặm, có khi hàng nghìn dặm cũng nên. Tôi không thể bơi xa như vậy, có phao cũng thế thôi. Rồi ăn gì, uống gì? Làm sao ngăn cá mập? Làm sao cho khỏi rét mướt? Mà biết bơi theo hướng nào? Không thể nghi ngờ một tí gì nữa: Rời khỏi xuồng có nghĩa là chết. Nhưng ở lại xuồng thì sao? Nó sẽ mò sang tôi như một con mèo điển hình, không một tiếng động. Chưa kịp biết thì nó đã ngoạm chặt lấy gáy hoặc cổ họng và tôi sẽ bị xuyên thủng với những lỗ răng nanh. Tôi sẽ không kịp nói gì hết. Dòng sinh huyết sẽ rời bỏ thân thể tôi không một lần trăng trối. Hoặc giả nó sẽ dùng móng vuốt ấy để quật chết tôi, bẻ gẫy cổ tôi.
“Ta chết mất thôi”. Tôi lắp bắp, môi run bắn.
Biết mình sắp chết đã đủ khủng khiếp rồi. Nhưng khủng khiếp hơn là biết mình sắp chết mà lại còn thời gian để thấy rõ những hạnh phúc mình đã có và có thể đã có. Ta thấy tất cả những gì mà ta đang mất, rõ mồn một. Những hình ảnh đó dìm ta vào một nỗi đau đớn mà không có một cỗ xe nào sắp đâm chết ta hoặc một làn nước nào sắp dìm chết ta có thể so sành được. Cái cảm giác ấy thật sự không thể chịu nổi. Những từ Cha, Mẹ, Ravi, Ấn Độ, Winnipeg đâm vào tôi buốt nhói đến xé lòng.
Tôi đang định đầu hàng. Và chắc chắn đã đầu hàng rồi, nếu không có một tiếng nói bỗng vọng lên trong đầu tôi. Tiếng ấy nói: “Ta sẽ không chết. Ta không chấp nhận cái chết. Ta sẽ qua được cơn ác mộng này. Ta sẽ chiến thắng mọi rủi ro, cho dù chúng lớn đến mấy. Ta đã sống được cho đến bây giờ, một cách thần kỳ. Ta sẽ biến điều thần kỳ ấy thành lệ thường. Điều không thể tin được sẽ đến với ta hàng ngày. Ta sẽ làm tất cả những gì cần thiết. Đúng vậy, chừng nào Thượng Đế còn ở bên ta, ta sẽ không chết. Amen.”
Tôi làm mặt nghiêm nghị và cương quyết. Tôi không dám nói ngoa, nhưng quả thực vào lúc đó tôi mới phát hiện ra rằng mình có một ý chí sống thật mãnh liệt. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy đó không phải là một điều hiển nhiên. Có nhiều người trong số/ chúng ta chịu bỏ cuộc chỉ với một tiếng thở dài. Những người khác đã chiến đấu chút đỉnh, rồi mất hy vọng. Nhưng một số khác nữa, trong đó có tôi, thì không bao giờ bỏ cuộc. Chúng tôi chiến đấu, chiến đấu và chiến đấu. Chúng tôi chiến đấu bất kể giá nào, bất kể những gì thất bại phải chịu, bất kể sự bất khả chiến thắng. Chúng tôi chiến đấu đến tận cùng. Đó không phải là vấn đề can đảm. Nó là một cái gì đó thuộc về bản chất, một tình trạng không có khả năng đầu hàng. Có thể cũng chỉ là sự ngu ngốc của lòng ham sống mà thôi.
Richard Parker bắt đầu gầm gừ vào đúng thời điểm tôi nghĩ đến cái đó, cứ như thể nó đã đợi cho đến lúc thấy tôi đã thành một đối thủ xứng đáng. Tôi thắt ngực lại vì sợ.
“Mau lên, nào, chóng lên”, tôi thì thào trong bụng. Tôi phải thu xếp việc sống còn của mình. Không thể phí một giây. Tôi cần nơi ẩn náu và cần ngay lập tức. Tôi nghĩ đến cái mái chèo mà tôi đã cắm vào mũi xuồng. Nhưng bây giờ tấm bạt đã cuộn lên ở đó, chẳng có gì giữ được mái chèo nữa. Hơn nữa, làm sao có thể an toàn bằng cách treo người trên một cái mái chèo như vậy được? Richard Parker sẽ dễ dàng tóm được tôi. Phải tìm cách khác. Đầu óc tôi quay như chong chóng.
Phải làm một cái bè. Những cái chèo, nếu ta còn nhớ, không bị chìm. Và tôi còn đống áo phao với một cái phao cứu nạn trắc nịch.
Cố thở thật nhẹ, tôi đóng cái tủ với xuống bên dưới tấm bạt để nhặt những cái chèo ở trên hai cái ghế bên xuồng. Richard Parker để ý. Tôi nhìn thấy nó qua các khe hở ở tấm áo phao. Khi tôi rút từng cái chèo lên – cẩn thận vô cùng, nó có phản ứng động đậy đôi chút, nhưng không quay người lại. Tôi lấy lên được ba cái chèo. Cái thứ ta đã nằm ngang trên tấm bạt. Tôi nhấc cái nắp đậy để chặn khoảng hở thong sang chỗ nằm của Richard Parker.
Tôi cảm thấy một cái giật dây nhẹ. Cái bè xoay một vòng. Tôi ngẩng đầu. Xuồng và bè đã cách xa nhau bằng hết đoạn dây, chừng mươi hai mười ba thước. Sợi dây căng thẳng, bật lên khỏi mặt nước và run rẩy trong không khí. Thật là một cảnh tượng đáng ghét. Tôi đã rời xuồng để cứu mạng mình. Và bây giờ thì lại muốn quay lại xuồng. Cái bè thật là một giải pháp chất chưởng. Chỉ cần một con cá mập cắn đứt dây, hoặc một cái nút bị tuột, hoặc một con cá sóng lớn ào xuống đầu tôi, thế là đi đứt. So với cái bè, chiếc xuồng bây giờ dường như là một chốn cư ngụ thật tiện nghi và an toàn.
Tôi lập cập trở mình. Tôi ngồi dậy. Cho đến lúc ấy, cái bè có vẻ khá ổn định. Cái để chân của tôi rất có tác dụng. Nhưng cái gì cũng quá nhỏ. Chỉ đủ chỗ để ngồi lên thôi, không hơn. Cái bè đồ chơi, cái bè mini, cái bè micro này có thể dùng để chu du trong một cái ao, không thể đi qua Thái Bình Dương được. Tôi núm lấy sợi dây và kéo. Càng gần xuồng, tôi kéo càng chậm lại. Khi vào đến cạnh xuồng, tôi lại nghe tiếng Richard Parker. Nó vẫn đang ăn.
Tôi lưỡng lự nhiều phút dài.
Tôi ngồi nguyên dưới bè. Không biết có thể làm gì khác hơn thế. Các lựa chọn của tôi chỉ là vắt vẻo trên một con hổ hoặc lửng lơ trên bọn cá mập mà thôi. Tôi đã biết quá rõ Richard Parker nguy hiểm như thế nào. Còn cá mập thì tôi chưa thấy chúng nguy hiểm ra sao. Tôi kiểm tra các nút buộc của sợi dây vào xuồng vào bè. Tôi thả dây ra cho đến khi cách xuồng chừng mười mét, cái khoảng cách có vẻ cân bằng hai cái sợ của tôi: quá gần Richard Parker và quá xa chiếc xuồng. Đoạn dây còn lại, khoảng ba mét gì đó, tôi cuốn vòng xung quanh cái chèo để chân. Nếu cần, tôi có thể dễ dàng thả đoạn dây đó ra.
Ngày đang tàn. Mưa bắt đầu rơi. Trời đã nặng mây và ấm áp suốt ngày. Bây giờ thì nhiệt độ hạ hẳn xuống, mưa tầm tã và lạnh. Khắp xung quanh tôi, những giọt nước ngọt nặng trĩu rơi rào rào và phí phạm xuống biển, làm nhăn nheo mặt sóng. Tôi lại kéo sợi dây. Vào sát mũi xuồng, tôi quỳ lên và ôm lấy chỗ thanh nhô. Tôi đu người lên và thận trọng nhìn qua mạn xuồng. Không thấy nó đâu.
Tôi vội vàng mò vào tủ. Tôi vớ một cái hứng nước mưa, một túi nhựa năm mươi lít, một cái chăn và cuốn cẩm nang. Tôi đập cái nắp tủ xuống. Tôi không định làm thế, tuy cũng lo mưa vào tướt hết những của quý của tôi, nhưng cái nắp tuột khỏi bàn tay ướt nhoẹt của tôi. Đó là một sai lầm tệ hại. Hạ cái nắp xuống đã là hành động để lộ mình cho Richard Parker nhìn thấy rồi, mà lại còn làm đến rầm một cái để gọi nó nữa! Đang phủ phục trên con linh cẩu, nó lập tức quay đầu lại. Nhiều con thú rất ghét bị quấy rầy lúc đang ăn. Richard Parker gầm lên. Móng vuốt nó giương ra. Chỏm đuôi nó vẫy qua vẫy lại như có động cơ điện. Tôi nhẩy ào xuống bè. Chắc chắn là sợ hãi đã khiến tôi nhanh đến thế. Và cùng với gió và nước dòng, chỉ nhoáng một cái là tôi đã ra xa xuồng. Tôi thả hết dây. Nhất định Richard Parker sẽ lao ra khỏi xuồng, vọt qua không trung, nhe nanh giương vuốt vồ lấy tôi. Tôi không rời mắt khỏi chiếc xuồng. Càng nhìn càng hãi.
Nó không xuất hiện.
Đến khi mở được cái hứng mưa ra trên đầu và buộc chân vào trong cái túi nylon, người tôi đã ướt hết cả. Nhưng tôi vẫn quấn nó quanh người.
Đêm đến. Xung quanh tôi chỉ còn là bóng tối đầy đặc. Chỉ chờ vào những cú kéo giật đều đặn của sợi dây mà tôi biết mình vẫn còn nối với xuồng. Biên, chỉ ở bên dưới tôi độ chục phân mà mắt tôi không thể thấy, im lặng nâng đỡ cái bè. Những ngón tay nước vụng trộm thò lên qua các khe hở và quệt ướt hết cả đít tôi.