Cuộc Sống Ở Bắc Tống

Chương 1 : Ăn nhờ ở đậu

Ngày đăng: 00:35 19/04/20


Bắc Tống.



Một hộ nhà nông giàu có ở Mi Châu, Tứ Xuyên.



Sáng sớm.



Ánh mặt trời xuyên qua khung cửa sổ giấy bồi, chiếu vào lan can, dừng ngay chính giữa chiếc giường gỗ trong phòng, ngoài cửa sổ một bụi trúc

dày chiêm chiếp tiếng chim kêu, xa hơn tí còn có tiếng trâu ùm ò, tiếng

gà gáy và loáng thoáng vài tiếng chó sủa.



Bên ngoài phong cảnh điền viên, nhưng tâm

tình Lâm Y lại không vui vẻ nổi, một năm trước, nàng xuyên qua thành cô

bé mười tuổi mồ côi cha mẹ, sống nhờ nhà họ Trương – một gia đình thân

thích xa, ngay cả tên cũng đổi từ Khương Ngữ thành Lâm Y, đứng thứ ba

trong tộc, hay gọi Lâm Tam nương.



Nhà họ Trương tam đại đồng đường, lão phu nhân đã qua đời, lão thái

gia còn khỏe mạnh, dưới gối có hai con trai, con trai cả đi xa làm quan, chỉ có lão thái gia và gia đình con trai út ở quê cũ sống, nhưng con

trai út một năm trước đã đi phía Đông du ngoạn, trong nhà chỉ còn con

dâu út Phương thị và ba đứa cháu.



Là phận ăn nhờ ở đậu, Lâm Y không dám nói nhiều, đi cũng không dám đi xa, cẩn thận nơi nơi chốn chốn, sợ chọc chủ mẫu đương gia tức giận sẽ

bị đuổi khỏi nhà. Nàng thở dài, khẽ đứng dậy, mặc vào cái áo ngoài thắt

dây eo, quần bông trắng đã ố vàng, cột chặt lưng quần. Mặc xong, thím

Dương vú nuôi xách thùng nước tiến vào, đổ đầy hai bồn đồng, nhẹ giọng

nói. “Bát nương còn chưa tỉnh?”.



Lâm Y lắc đầu, đi đến trước giường gọi vài tiếng.



Trương Bát nương là con gái út của chủ mẫu đương gia Phương thị, trên lại có hai anh trai nên cô được chiều chuộng hơn, cô dụi dụi hai mắt

vẫn còn đang ríu lại vì buồn ngủ, lăn lộn trong chăn vài lần, rốt cuộc

miễn cưỡng đứng dậy, thều thào. “Cha đi du sơn ngoạn thủy, mẹ liền bắt chị học nữ công gia chánh, chị thà đọc sách còn hơn”.


nàng đang rửa bút trong lọ đựng nước bằng men xanh, ngẩng đầu cười. “Bát nương hôm qua luyện chữ xong, quên cả rửa bút”.



Nàng vừa nói vừa âm thầm xin lỗi Trương Bát nương chịu tiếng xấu, nhưng thím Nhâm vẫn soi ra chỗ để mắng. “Bút dùng xong từ hôm qua, lẽ ra phải rửa dùm Bát nương ngay lúc ấy”.



Thím Dương chạy vào, mắng. “Tam nương rửa hay không rửa không tới lượt bà lắm miệng, bà cũng như tôi, chỉ là người hầu thôi”.



Thím Nhâm vừa tức vừa thẹn, mặt phồng lên đỏ bừng, căm giận đi khỏi phòng, bỏ lại một câu. “Hôm nay cữu lão gia tới, trong nhà thiếu người, Nhị phu nhân nói cô giữa trưa đi đưa cơm cho hai vị thiếu gia”.



Thím Dương nhìn bóng bà ta đi xa, nhổ một ngụm nước bọt, quay đầu hỏi Lâm Y. “Thím có gây phiền toái cho cháu không?”.



Lâm Y cực ít có cơ hội vào thành, đang mãi suy nghĩ được đi đưa cơm thật thích, nào còn so đo gì với thím Nhâm, cười. “Cháu cũng phiền toái đủ, còn phiền ở đâu được nữa, nhưng thím, đừng để bà ta giận chó đánh mèo thím, bà ta thích nhất nói huyên thuyên trước mặt Nhị phu nhân”.



Thím Dương thờ ơ. “Quy củ ở Tứ Xuyên trước giờ, thím nuôi sữa hai vị thiếu gia, nhà họ Trương phải nuôi thím dưỡng lão, không được đuổi,

không được bán, thím sợ cái gì”.



Lâm Y cũng biết quy củ này, nghe vậy im lặng, kéo thím Dương đi phòng bếp. “Nào có ai nấu ăn ngon bằng thím Dương, dù không phải vú nuôi, Nhị phu nhân cũng không cách xa được thím”.



Thím Dương đương nhiên hiểu nàng đang tính gì trong bụng, quét mũi nàng cười. “Nhị thiếu gia thích ăn cơm niêu, thím biết”.



Thím Dương này, chuyện gì cũng kéo Trương Trọng Vi vào được, Lâm Y

bất đắc dĩ lắc đầu, bước nhanh đến phòng bếp, đóng cửa, rửa tay, mang

tạp dề, đến thớt gỗ xắt thịt khô, mặc dù nàng không học nấu ăn ở Đại

Tống, nhưng trước khi xuyên qua cũng biết nấu ăn, mấy món ăn gia đình

tầm thường không làm khó được nàng.



Thím Dương vét gạo, đổ vào nước ấm ngâm, hỏi. “Tam nương, rõ ràng cháu biết nấu cơm, vì sao giấu Nhị phu nhân, không cho Nhị phu nhân

biết tay nghề? Lại dạy thím nấu món mới, để thím tranh mất công”.



Lâm Y xắt xong thịt, bắt đầu băm gừng, cười đáp lại. “Cháu sợ gió to, bị thổi bay mất, thím Dương thân mình rắn chắc, lượng thứ đảm nhận trách nhiệm dùm cháu đi”.



Thím Dương cũng cười khúc khích, trả lời. “Thím hiểu, hiểu rồi”.