Cuộc Sống Ở Bắc Tống
Chương 44 : Thu hoạch cải trắng
Ngày đăng: 00:35 19/04/20
Cuối tháng chín, một mẫu cải trắng gieo trước tiên đã đến lúc thu
hoạch, Lâm Y nghe tá điền báo lại, lập tức vào thành tìm Đinh môi giới,
cười nói. “Nhờ phúc của Đinh môi giới, cải trắng thu hoạch rồi, tôi
không có thời gian vào thành mỗi ngày, làm phiền Đinh môi giới giúp đỡ
tìm người mua hoa màu”.
Đinh môi giới trước cám ơn nàng lại chiếu cố việc làm ăn, chỉ lấy
một nửa phí trung gian, giúp nàng tìm chủ thu, đàm xong giá chịu trả năm văn tiền mỗi hai cân cải trắng. Giá tiền này còn cao hơn so với dự định của Lâm Y, nàng mừng rỡ cảm tạ Đinh môi giới rối rít. Đinh môi giới lại nói. “Cô đừng mừng vội, bây giờ đang lúc đầu mùa, giá có cao hơn
một chút, chờ cô chở chúng vào thành, cải trắng nhiều, giá sẽ không cao
như vậy nữa”.
Mấy ngày nữa còn phải phiền ông ta, Lâm Y không giấu giếm, cười nói. “Hai trăm mẫu ruộng, nhiều lắm chỉ có ba mẫu là gieo chung một loại hoa màu, tôi đã gieo hết toàn bộ những giống có thể gieo được, chắc sẽ không hạ
giá quá thấp”.
Đinh môi giới lộ vẻ kinh ngạc, lại thêm
bội phục, Lâm Y và ông ta đã hợp tác nhiều lần, hiểu được ông ta sắp nói gì, vội lên tiếng trước. “Tôi sinh ra ở nông thôn, lớn lên ở nông
thôn, trồng hoa màu phải trồng nhiều loại, đạo lý đơn giản như vậy đương nhiên là biết”.
Nàng mặc dù nói như thế, Đinh môi giới vẫn khen ngợi từ đáy lòng. “Làm khó cô nghĩ ra được điều đó”.
Lâm Y khiêm tốn vài câu, hỏi qua địa điểm thu hàng, liền đứng dậy ra
về, đi trên đường, tìm tiệm bán sách, mua một vài quyển nông thư, mang
về nhà xem.
Ngày thứ hai thu hoạch, vô số người vây xem, Lâm Y tự mình đến đồng
ruộng đôn đốc, nhìn tá điền cân cải trắng. Hộ trưởng nương tử hâm mộ
không thôi, hối hận nói. “Lúc trước tôi còn chê cười cô, không nghĩ được có thể kiếm ra tiền”. Nhiều người đứng xem ở bờ ruộng, Lâm Y vội giấu dốt nói. “Một ít cải trắng mà thôi, có thể đáng giá mấy văn tiền”.
Bên cạnh có người rắp tâm làm bậy, hét lên. “Cải trắng to thật, nhổ vài búp về nhà đi, vừa hay buổi tối không có gì ăn”.
Tá điền lo lắng thiếu hoa màu bị trừ tiền, đương nhiên không chịu,
nhưng người đứng xa không ngăn kịp, tên kia đã nhanh chân nhảy xuống
ruộng. Lâm Y lập tức biến sắc, nông thôn đúng là có quy định bất thành
Thím Dương bĩu môi nói. “Ai mà không biết, nhưng nhìn cho đã mắt cũng được rồi”. Bà thấy trong nhà không có việc, đơn giản kéo Lâm Y đứng lên, nói. “Chúng ta cũng đi xem náo nhiệt một chút”.
Rau củ ngoài ruộng chưa chín hết, Lâm Y không có gì cần làm, vì thế
gật đầu đi cùng bà. Tới đầu thôn Đông, cảnh tượng quả là náo nhiệt, đông nghìn nghịt người, tất cả đều là đàn ông, mắt ai cũng chằm chằm nhìn,
thường thường còn chỉ trỏ. Lâm Y nhìn lần lượt : lý chính, hộ trưởng,
Trương Lương… Nhà nào trong thôn hơi có chút tiền đều đứng trong hàng,
nàng kéo thím Dương, hỏi. “Sao không thấy phu nhân nương tử nào cả?”.
Thím Dương cười. “Tiền tài trong nhà đều là phụ nữ chưởng quản, họ không đến, các ông làm sao mua người?”.
Lâm Y ngẫm nghĩ cũng cười. “Thì ra ai cũng có chiêu”.
Hai người nói chuyện, vừa vặn bị hộ trưởng nghe thấy, trêu ghẹo Trương Lương. “Nương tử nhà ông giữ tiền còn chưa yên tâm, phái người hầu đến canh chừng”.
Lý chính hôm qua vừa mua được một cô mới mười mấy tuổi về làm thiếp, nghe vậy cũng đến chê cười Trương Lương. “Khó trách Trương Nhị phu nhân không đến kéo ông về nhà, thì ra sợ đến đây bị ông đòi tiền mua người”.
Trương Lương mặt đỏ tai hồng, biện hộ. “Tôi đang để tang, làm sao mua thiếp, chớ nói bừa”.
Hộ trưởng và lý chính cùng nháy mắt chê cười. “Ai bảo ông mua thiếp, tôi đang nói mua nha hoàn kìa”.
Một đám đàn ông cười hớ hớ, ai cũng nhìn Trương Lương, Trương Lương
sượng mặt không chỗ trốn, đi đến trước mặt các cô hầu bị bán, chọn cô
xinh đẹp nhất, hùng hổ gọi người môi giới. “Nha đầu này, ta muốn!”.
Thím Dương chắp tay niệm. “A di đà Phật, lại đạp hư một cô nương”.
Lâm Y bước đến nhìn cô gái kia, tuổi không lớn hơn nàng là bao, nhíu mày. “Thím Dương không cản?”.
Thím Dương bị nhắc, vội vàng chen vào đám người, kéo tay áo Trương Lương khuyên nhủ. “Nhị lão gia, Nhị phu nhân mới oán giận trong nhà không đủ tiền tiêu, chớ
thêm người vào nhà, thêm miệng ăn lại tốn lương thực…”.