Đại Đường Song Long Truyện
Chương 207 : Họa haii sinh án đức
Ngày đăng: 13:15 19/04/20
Sắc mặt Vương Thế Sung có thêm mấy phần huyết sắc, kế đó chầm chậm mở mắt, nhìn bọn Từ Tử Lăng, Vương Huyền Ứng, Vương Huyền Nộ, Âu Dương Hi Di, Lang Phụng, Tống Mông Thu, Dương Công Khanh, Linh Lung Kiều đứng xung quanh đó một lượt, rồi thở dài nói: “Ta còn chưa chết đựơc!”. Kế đó lại ngoái người ra phía sau, hỏi Khấu Trọng vẫn đang áp chưởng lên bối tâm của y truyền chân khí: “Hiện nay tình thế ra sao?”.
Khấu Trọng thấp giọng đáp: “Tình thế rất tốt!”.
Vương Huyền Ứng thất thanh kêu lên: “Thương thế của cha nặng như vậy, ngươi còn nói tình thế rất tốt nữa à?”.
Lần này thì đến cả Âu Dương Hi Di cũng cảm thấy lời của Khấu Trọng hơi quá đáng, dường như đã trở thành lời châm chọc.
Chẳng ngờ Vương Thế Sung chỉ ho khan hai tiếng, gật đầu nói: “May mà có Trường Sinh Khí của ngươi, khiến ta phùng hung hoá cát,, chỉ cần một tháng hay nửa tháng, ta tất có thể hoàn toàn phục nguyên. Hà! Dùng một chưởng này đổi lấy giang sơn của Lý Mật, chuyện này cũng lời lắm!”.
Nghe Vương Thế Sung nói vậy, nét mặt khó coi của Vương Huyền Ứng cũng trở nên dịu lại.
Vương Thế Sung chợt hỏi: “Sắp xếp thế nào rồi?”.
Khấu Trọng chậm rãi mỉm cười: “Chỉ cần chờ đục tường xong là Vương công có thể tiếp khách được rồi”.
Ngoại trừ hảo huynh đệ Từ Tử Lăng của gã ra, chúng nhân đều lấy làm ngạc nhiên.
o0o
Trần Trường Lâm đến bên Từ Tử Lăng nói khẽ: “Xong rồi!”.
Hậu đường giờ đã trở thành cấm địa, các cửa đều đóng kín, mỗi lối ra vào đều có cận vệ thân tín của Vương Thế Sung canh gác.
Từ Tử Lăng sớm đã điều tức cho sung mãn tinh thần, ngồi trên ghế đối diện với vách tường, hữu thủ thò qua một lỗ nhỏ đục trên tường, rồi lại một lỗ khác đục sau lưng ghế, áp vào bối tâm Vương Thế Sung, chân khí chầm chậm đẩy qua, giống như một nhịp cầu nối liền các kinh mạch bị bế tắc của nhân vật quyền thế nhất Lạc Dương này lại với nhau, để cho y có thể ứng phó với tình hình trước mắt. Trần Trường Lâm và Linh Lung Kiều thì đứng bên ngoài tấm bình phong, hộ pháp cho Từ Tử Lăng.
Đây chính là diệu kế che trời vượt biển mà Hư Hành Chi đã dày công nghĩ ra.
Vương Thế Sung ở tiền sảnh thở ra một tiếng đùng đục, rồi thẳng lưng dậy, hô hấp từ yếu ớt trở nên đều đặn dần dần. Không lâu sau thì có tiếng bước chân vang lên, ít nhất có hơn ba mươi người bước vào tiền sảnh, đều là các tướng lĩnh cao cấp dưới trướng Vương Thế Sung.
Tiếng hỏi thăm vang lên không ngớt.
Lang Phụng cao giọng nói: “Mời chư vị đứng dậy!”.
Có tiếng quần áo sột soạt, chư tướng lần lượt đứng dậy.
Vương Thế Sung ho khan mấy tiếng nói: “Hôm nay bản thừa mời các vị đến đây, thực ra là có một tin rất tốt muốn thông báo, thắng lợi đã đến gần trước mắt. Cụ thể thế nào, mời Dương đại tướng quân giải thích cho mọi người được hiểu”.
Dương Công Khanh lập tức hưng phấn nói: “Kế dụ địch đại công cáo thành, hiện giờ Lý Mật đã tuởng rằng thượng thư đại nhân bị hành thích trọng thương, tính mạng nguy cấp như chỉ mành treo chuông, kỳ thực thì kẻ thọ thương là một người khác. Đêm nay thượng thư đại nhân sẽ đích thân đến Yển Sư đốc quân ứng chiến, khiến cho Lý Mật có đến mà không có đi!”.
Vương Thế Sung cười lên ha hả: “Nơi này cho Lang Phụng tướng quân làm chủ, Tống Mông Thu tướng quân và Huyền Ứng, Huyền Nộ làm phó, tất cả phải chấp hành quân lệnh, không được lơ là. Ngày sau bản thừa khải hoàn trở về, dẹp yên bọn phản tặc sẽ luận công ban thưởng”.
Các tướng đều đồng thanh dạ ran, khí thế dâng trào.
Lúc này Từ Tử Lăng đã cảm thấy khó mà tiếp tục, cũng may là sau khi Tống Mông Thu dặn dò không được tiết lộ bí mật về thương thế của Vương Thế Sung, các tướng liền lập tức ra về.
Từ Tử Lăng vội vàng thu hữu thủ về, để Khấu Trọng đứng bên cạnh dùng chân khí giúp y giữ được tinh thần. Có tiếng Âu Dương Hi Di vang lên bên ngoài: “Thế Sung huynh cảm thấy thế nào?Chỉ cần tiếp thêm một đám người nữa là huynh có thể về hậu đường nghỉ ngơi rồi”.
Khấu Trọng vội rối rít: “Tiên tử bớt giận, sự thực thì tiểu đệ đây cũng vô cùng ái mộ tiên tử, chỉ có điều trong lòng biết rõ sẽ có mọt ngày nàng bạt kiém đối phó với mình, nên chỉ đành cố kềm nén cảm nhận thật trong lòng mà thôi. Giờ tiểu đệ đã biết sai rồi, xin tiên tử cứ tuỳ tiện phát vấn, tiểu đệ biết sẽ nói ngay, nói sẽ nói hết”.
Từ khi xuất đạo đến nay, đây mới là lần đầu tiên Sư Phi Huyên gặp một nam tử dám công khai bày tỏ lòng ái mộ với nàng như Khấu Trọng, nhưng nàng cũng biết rõ kẻ này chỉ thuận miệng nói bừa, không hề thật lòng, trong lòng đáng lẽ phải không vui, nhưng không hiểu tại sao nàng lại cảm thấy rất khó trách cứ gã được. Đây cũng là điểm mà không ai bì kịp được Khấu Trọng, dù là địch nhân thì cũng khó mà hận gã cho được.
Từ khi Khấu Trọng bứơc chân vào gian tiểu sảnh này, hai người luôn đối chọi lẫn nhau. Chỗ cao minh nhât của gã chính là căn bản không để đối thủ nắm được nhược điểm và sơ hở của mình, với trí tuệ phi phàm của Sư Phi Huyên mà cũng có cảm giác không biết nên bắt đầu từ đâu.
Kỳ thực Khấu Trọng cũng có nỗi khổ trong lòng.
Nếu luận kiến thức hay ngôn từ, gã khẳng định không thể bì kịp tuyệt thế kiều nữ thiên hạ vô song này, còn nàng thì rõ ràng là có ý khuyên gã chọn lựa phù trợ minh chủ hoặc thoái xuất giang hồ, gác mộng tranh bá đồ vương. Giả như gã dùng những lời lẽ quá cương quyết để cự tuyệt “hảo ý” của nàng, thêm voà chuyện Hoà Thị Bích trước đó, chỉ sợ sẽ có thêm một cường địch xinh đẹp tuyệt trần mà thiên hạ không ai muốn gây chuyện đến này. Vì vậy, gã chỉ có thể dùng cách của những kẻ bàng môn tà đạo sống nơi đầu đường xó chợ, cùng với thái độ thẳng thắn trực tiếp, khiến nàng chỉ có thể phát nộ nhất thời mà không thực sự trở mặt thành thù với gã.
Chỗ vi diệu bên trong, thật sự khó nói thành lời.
Đôi mắt sáng trong của Sư Phi Huyên như dán vào người gã, hồi lâu sau mới hé nở một nụ cười nhạt, nhạt đến nỗi phải tịnh tâm chú ý mới phát hiện được: “Được rồi! Đạo, đức, nhân, nghĩa, lễ là gì? Khấu huynh có thể giải thích cho Phi Huyên được không?”.
Khấu Trọng lấy làm ngạc nhiên, đồng thời cũng thầm khen lợi hại.
Gã vốn muốn làm nàng tức giận bỏ đi, chẳng ngờ nàng lại không hề động khí, còn đưa ra một đề mục hết sức trừu tượng để thử thách gã, mục đích chính là để gã phải tự lộ cái xấu. Đây không khác gì bức gã xuất chiêu để tìm ra sơ hở, dao động lòng tin tranh đoạt thiên hạ của gã. Nếu như gã vẫn dùng cách lúc nãy để đối đáp, sẽ chỉ làm nàng khinh thị mà thôi.
Nghĩ đoạn, Khấu Trọng đành cười khổ: “Đây giống như đề mục trong thi khoa cử vậy, tiên tử có thể hỏi vấn đề gì liên quan đến hiện thực một chút được không? Ví dụ như làm hoàng đế tốt là thế nào? Làm thế nào dẹp yên được thiên hạ quần hùng? Làm thế nào tạo phúc cho bá tánh chẳng hạn? Tiểu đệ xuất thân nơi xó chợ đầu đường, tự biết mình so với những công tử quý tộc xuất thân trong danh giá thì hiểu được những vấn đề đó hơn một chút. Nhưng nếu bảo tiểu đệ đây thi khoa cử thì đảm bảo ngay cả cuối bảng cũng không có tên ta nữa”.
Sư Phi Huyên thoáng rung động, nàng giỏi thuật nhìn người, nghe những lời này, biết rõ đây đều là lời thật lòng của Khấu Trọng, lại càng hiểu rõ gã đã khéo léo lấy mình so sánh với Lý Thế Dân, khiến nàng cảm thấy dùng cách này để chọn ra minh chủ căn bản là một chuyện không hề công bằng, cũng giống như là một thư sinh đỗ khoa cử, cũng không chắc chắn sẽ trở thành một vị quan được vạn dân kính phục vậy. Đương nhiên nàng tự biết mình không phải là hạng qua loa đại khái chỉ nghe người ta trả lời mấy câu đã đưa ra quyết định như vậy, mà phải thông qua một thời gian dài quan sát và phán đoán mới có được sự chọn lựa cuối cùng.
Khi vị mỹ nữ siêu phàm thoát tục này tưởng rằng Khấu Trọng sẽ không trả lời câu hỏi của mình thì gã đã nghiêm mặt nói tiếp: “Đạo, đức, nhân, nghĩa, lễ mà tiên tử vừa nêu ra kỳ thực chỉ là một mà thôi. Hì, tiểu đệ có nói sai không? Thiên có thiên đạo, nhân có nhân đạo là quy luật mà thiên địa vạn vật đều phải tuân theo. Có đạo thì sẽ có đức. Nhân nghĩa là hành vi phát từ nội tâm, có được từ lòng trắc ẩn thương người. Còn lễ? Lễ là quy phạm được định ra từ đạo, đức, nhân, nghĩa mà tất cả phàm nhân đều phải tuân theo, để bảo vệ quan hệ luân lý đạo đức nhân nghĩa giữa người và người”.
Những lời này đều được ghi trong chương đầu tiên của cuốn binh pháp mà Lỗ Diệu Tử đã tặng cho gã, trong đó còn chỉ rõ, yếu quyết của việc hành binh khiển tướng, là phải hiểu được thiên nhân chi đạo trước đã.
Trong sách có ghi: “Thiên đạo và nhân đạo không phải là phụ trợ lẫn nhau hay sao? Các bậc thánh hiền có ai là không tâm lĩnh thần hội được quan hệ này, đồng thời tận tâm tận lực mà thuận theo thiên đạo đâu. Ví như vua Nghiêu, cung kính thuận theo phép tắc của trời như kính sợ thượng đế vậy, vua Thuấn thì đã tuân theo thiên đạo mà lập nên bảy nguyên tắc lớn để trị vì quốc gia, Đại Vũ thì thuận theo địa lý tự nhiên chia thiên hạ thành Cửu Châu, người kế thừa của triều Ân là Võ Đinh tuân theo thiên đạo nên mới khiến Đại Thương trung hưng, Văn Vương nhờ vào Pháp Thiên Tượng Địa mới suy diễn ra đựơc Bát Quái, Chu Công noi theo quy luật xuân hạ thu đông mà lập nên tổ chức quan sứ, đồng thời đặt ra tam công: thái sư, thái phó, thái bảo, phụ trách điều hoà cân bằng âm dương. Khổng Tử cảm thấy thiên nhân chi đạo thâm ảo huyền diệu nên thường không muốn nói tới, Lão Tử thì dùng một chữ vô một chữ hữu để khái quát quy luật vận hành của thiên địa. Nhìn đạo trời, thuận đạo trời, mới thành được đại nghiệp. Thiên đạo có ngũ đức, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ai thấy được thì hưng vượng, kẻ nào bỏ qua ắt sẽ bại vong”.
Khấu Trọng là kẻ thông minh tuyệt đỉnh, đã dựa vào đây để phát huy ra một thứ lý luận của riêng gã.
Sư Phi Huyên động dung thốt lên: “Những lời này của Khấu huynh quả là lời ít mà nghĩa nhiều, khiến Phi Huyên không thể không đánh giá lại. Chỉ xin được hỏi thêm một câu nữa, Khấu huynh là vì mình hay vì vạn dân trong thiên hạ mà nói ra những lời này vậy?”.
Khấu Trọng ung dung cười cười đáp: “Nếu nói không phải vì bản thân mình, tại hạ sẽ trái với đạo đức, nhưng chỉ vì mình mà không vì người, thì lại thiếu đi nhân nghĩa. Vì vậy mới nói đạo đức nhân nghĩa chỉ là một mà thôi!”.
Sư Phi Huyên lầm đầu tiên cảm thấy không biết làm gì với tên tiểu tử này, bởi vì nếu đáp án của gã là vì hạnh phúc của vạn dân mới đi tranh đoạt thiên hạ, thì nàng có thể dựa vào đây để thuyết phục gã vì lợi ích của vạn dân mà dừng lại.
Khấu Trọng lại nói tiếp: “Còn vì mình hay vì người trước, thì chỉ sợ cả Lý tiểu tử cũng không phân biệt được rõ ràng đâu? Bằng không thì y đã bỏ đi lợi ích của cá nhân và gia tộc mà đến giúp Khấu Trọng này nhất thống thiên hạ rồi, không biết Sư tiên tử thấy ta nói có đúng không?”.
Sư Phi Huyên chau mày: “Khấu huynh nói vậy không phải là không có đạo lý, nhưng lại quá xa rời thực tế, càng khiến Phi Huyên không thể tâm phục, mà đây cũng là điểm mấu chốt của vấn đề, chính là dựa vào thực lực hiện nay của Khấu huynh, làm sao chế phục chúng?Làm sao có thể dẹp yên quần hùng? Làm cho thiên hạ càng loạn, đối với Khấu huynh và vạn dân đều chỉ có hại mà không có lợi”.
Khấu Trọng cũng phải thừa nhận Sư Phi Huyên là một thuyết khách rất có mị lực, có điều nói cho cùng nàng cũng không cho rằng gã có thể làm ra được chuyện gì, chỉ sợ gã đào được Dương Công Bảo Khố trong truyền thuyết rồi làm cho tình thế đã loạn càng thêm loạn mà thôi.
Sư Phi Huyên bất ngờ uyển chuyển đứng dậy, đôi mắt đẹp nhìn gã đăm đăm: “Thiên phát sát cơ, tinh tú chuyển dời, địa phát sát cơ, long xà rời hang, nhân phát sát cơ, thiên địa phản phục. Hoả sinh từ mộc, hoạ phát tất khắc. Gian sinh từ quốc, thơi động tất tan. Sinh là gốc của tử. Tử là gốc của sinh. Ân đức sinh ra hoạ hại, hoạ hại sinh ra ân đức. Phi huyên đã cạn lời, có duyên sau này sẽ gặp lại!”.
Nói dứt lời liền chậm rãi bỏ đi.