Đại Đường Song Long Truyện

Chương 530 : Phạm Ngã như nhất (2)

Ngày đăng: 13:18 19/04/20


Thánh triết cổ đại của Trung Thổ là Trang Chu từng nói: “ngày xưa Trang Chu nằm mộng thấy mình biến thành con bướm, tự cảm thấy làm bướm rất thích, không biết ai là Chu. Đột nhiên tỉnh giấc phát giác ra mình chính là Chu, thật không biết là Chu mộng thành bướm hay bướm mộng thành Chu. Trang Chu và bướm ắt phải có phân biệt”. Đạo lý mà Phục Nan Đà nói so với Trang Chu có điểm tương đồng, thế nhưng lão lại nói một cách thực tế và rõ ràng hơn.



Phục Nan Đà tiếp tục:



- Thân thể của chúng ta không ngừng biến hóa, từ thơ ấu đến thành niên rồi già lão, song “bản ngã” lại không hề biến đổi. Chính vì Linh thần vốn nằm trên Vật chất, siêu việt hơn phạm trù Cảm quan về vật chất của chúng ta, siêu việt hơn cực hạn mà Trí tính chúng ta có thể hiểu được, không thể cầm nắm được, không thể đo lường được. Sinh tử chỉ là một loại di chuyển, sự tử vong khiến ai cũng sợ đó chỉ là một cánh cửa dẫn đến một đoạn sinh mệnh khác, một tầng không gian khác, một trời đất khác. Đó không phải là kết cục mà là một cơ hội. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta có nắm được đạo “Phạm Ngã như nhất” cũng là đạo sinh tử hay không.



Khấu Trọng ngạc nhiên nói:



- Nghe Quốc sư thuyết pháp quả thật rất hứng thú, lại càng khiến người phải suy tư. Ta từ khi hiểu việc đến nay chưa từng nghĩ qua vấn đề này. Vì ta thấy nghĩ nhiều cũng vô ích, giống như người nước Kỷ lo trời sập. Cái “Phạm Ngã như nhất” gì đó nghe ra rất giống một loại võ công tâm pháp cực kỳ lợi hại. Không biết công phu mà Quốc sư luyện có danh tự là gì?



Chúng nhân đều không biết nên cười hay nên khóc. Ai mà biết được gã tâng bốc một thôi một hồi đột nhiên lại chuyển sang dò thám võ công của Phục Nan Đà.



Từ Tử Lăng trong lòng thầm kính phục, biết rằng Khấu Trọng không tìm được yếu điểm trong những lời thuyết pháp của Phục Nan Đà, bèn cố tình dùng chiêu “Kích kỳ” trong ngôn ngữ, nửa đùa nửa thật, dò thám phản ứng của Phục Nan Đà.



Bỏ qua quan hệ thù địch thì những lời thuyết pháp của Phục Nan Đà quả là ánh đèn soi sáng trên mặt biển mênh mông đen tối của sinh mệnh, chỉ cho những người vốn u mê nhìn thấy một đất trời mới mà trước đây họ có mắt như mù, nhìn mà không thấy.



Phục Nan Đà bật cười:



- Võ công tâm pháp của ta thực không đáng nói tới. “Phạm Ngã như nhất” đối với võ công không có quan hệ gì, lại có điểm giống với thuyết “Thiên Nhân hợp nhất” mà nhà hiền triết Đổng Trọng Thư của quý quốc đã từng nói, chỉ là lý giải đối với chữ “Thiên” có chút bất đồng. Phạm chính là Phạm Thiên, là chư thần sáng tạo và lực lượng Thiên Địa Không tam giới. Thần không phải là người mà là một dạng siêu nhiên xuất phát từ vật chất nhưng lại có lực lượng thao túng vật chất bao gồm các đấng Sáng Tạo, Bảo Tồn và Hủy Diệt. Tư tưởng này vốn lấy từ Vệ Đà kinh của bản quốc, truyền đến Ba Tư phát triển thành Đại Minh tôn giáo. Liệt công tử là người đứng đầu Ngũ Minh tử của Đại Minh tôn giáo ở Hồi Hột, đối với đoạn lịch sử này chắc còn hiểu rõ hơn bổn nhân.



Thượng Tú Phương lần đầu tiên nghe thấy thân phận Minh Tử của Liệt Hà, ngạc nhiên quay sang nhìn hắn.



Song mục Liệt Hà lộ ra duệ quang, nghênh tiếp nhãn thần của Phục Nan Đà, mỉm cười đáp lời:



- Những lời này của quốc sư sai rồi, Đại Minh tôn giáo bọn ta xuất xứ từ “Nhị Tông Tam Tế luận” của Ba Tư do Tổ Tôn Ma Ni sáng lập. Giảng giải ra là cách sử dụng hai lực lượng Sáng và Tối, phương pháp tu tập chính là thông qua hai lực lượng đối địch này, từ Sáng chuyển thành Tối, từ Tối trở lại Sáng. Chỉ có thông qua sự đấu tranh giữa Sáng và Tối mới có thể quay về nguyên trạng sơ khai của trời đất, đó là lúc hai thế lực Tối và Sáng tồn tại độc lập cân bằng với nhau. Đạo lý này với “Phạm Thiên luận” của Quốc sư không hề có điểm tương đồng nào.



Khấu Trọng và Từ Tử Lăng trao đổi bằng ánh mắt, bắt đầu hiểu rõ những điều mà Phục Nan Đà và Liệt Hà nói đến chính là sự đấu tranh về tư tưởng tôn giáo. Hai gã qua đó lại càng thêm nghi hoặc, không hiểu vì sao lang tặc của Đại Minh tôn giáo lại biến thành thủ hạ của Bái Tử Đình.



Phục Nan Đà không hề tức giận mà chỉ mỉm cười, hiển lộ trí tuệ cực kỳ cao thâm, điềm nhiên như không nói:



- Nước mưa vốn trong sạch, rơi xuống những nơi khác nhau sẽ biến thành những thứ khác nhau, nhưng vẫn không ảnh hưởng tới nguyên bản của nước mưa. “Phạm Ngã như nhất” chỉ ra rằng yếu tố bên ngoài là Phạm Thiên - tối cao của vũ trụ, cùng với yếu tố bên trong là Bản chất hoặc Linh thần của con người thực ra là cùng một bản tính. Vì vậy, chỉ có thông qua việc chế ngự Vật chất, Tâm ý, Cảm quan, Trí tính chúng ta mới có cơ hội hướng đến “Chân Như”, thông qua Linh thần mà kết hợp với Phạm Thiên. Phương pháp chế ngự năm nhân tố đó chính là tu hành theo lối Du Già, ngoài ra không còn biện pháp nào khác.



Khấu Trọng và Từ Tử Lăng tuy không động thanh sắc nhưng thực ra cả hai đều cảm thấy Phục Nan Đà thuyết pháp rất hấp dẫn. Nguyên nhân là vì quá trình luyện Trường Sinh Quyết của hai gã tuy đi khác đường nhưng lại có cùng một mục đích như thuyết “Phạm Ngã như nhất” của Phục Nan Đà. Chỉ là không thể giống như lão nói ra một cách có hệ thống phân minh như vậy. Ngoài ra, hai gã còn hiểu được Hoán Nhật đại pháp chính là một phương thức tu hành theo kiểu Du Già. Từ đó cho thấy Phục Nan Đà rất có khả năng là một cao thủ tầm cỡ ngang với Thạch Chi Hiên.



Liệt Hà đang muốn đáp lại thì tiếng bước chân chợt vang lên.



Mọi người đều nhìn về phía cửa lớn thì thấy Khả Đạt Chí đã bỏ đi giờ quay lại, thần tình nghiêm túc ngang nhiên bước vào, trên tay cầm một quyển trục vừa tròn vừa dài bằng gỗ.



Chỉ nhìn thần tình của y đã biết chuyện không phải tầm thường, ánh mắt mọi người đều đổ dồn vào quyển trục trên tay y.



Khả Đạt Chí bước thẳng đến chỗ Bái Tử Đình, dâng lên quyển trục gỗ nói:



- Mạt tướng vừa tiếp được quốc thư của Đại Hãn và Đột Lợi Khả Hãn, y lệnh lập tức trình lên cho Đại Vương quá mục.



Ai nấy đồng thời động dung, thầm kêu bất diệu.



Sắc mặt Bái Tử Đình trở nên thâm trầm ngưng trọng. Hắn đưa hai tay nhận lấy ống quyển, vươn người đứng lên, trầm giọng:



- Xin hỏi Khả tướng quân, phải chăng thánh giá của Đại Hãn đã đến Long Tuyền?



Khả Đạt Chí nhìn thẳng Bái Tử Đình, chậm rãi đáp:



- Bức quốc thư này do Quốc sư tệ quốc Ngôn Soái đích thân đưa đến. Sau khi đưa thư người lập tức rời đi, không tiết lộ gì thêm. Mong Đại Vương minh giám.



Bái Tử Đình trước mặt mọi người từ từ mở quyển lấy bức thư ra.



Song mục Phục Nan Đà tinh mang cực thịnh, thể hiện một lòng tin vô cùng lớn.



Bái Tử Đình thoáng lộ nét cười, mở bức thư bằng da dê ra xem.



Cả sảnh đường im phăng phắc đến độ một chiếc kim rơi cũng nghe được. Người người đều nín thở nhìn xem, hy vọng có thể từ biểu hiện của Bái Tử Đình khi đọc thư mà đoán ra nội dung nó.



Trong không khí ngột ngạt đến kinh người, Bái Tử Đình rốt cuộc cũng đọc xong bức thư bằng da dê mà mười phần hết chín là chiến thư đó. Lão chầm chậm cuộn quyển thư lại, đột nhiên nhìn sang Khấu Trọng nói:



- Phong thư này do Đại Hãn và Đột Lợi Khả Hãn cùng áp dấu ký tên, lệnh cho Bái Tử Đình ta ngày kia trước khi mặt trời mọc phải đích thân giao Ngũ Thải thạch đến bình nguyên Kính Bạc cách thành Nam 20 dặm. Bằng không liên quân của Đại Hãn và Khả Hãn sẽ biến Long Tuyền thành bình địa.



Thượng Tú Phương “A!” lên một tiếng thất thanh.



Khấu Trọng và Từ Tử Lăng nghe mà rởn cả tóc gáy.



Ngũ Thải thạch chính là biểu tượng lập quốc của Bái Tử Đình. Lúc mặt trời mọc ngày kia chính là thời khắc Bái Tử Đình cử hành đại điển lập quốc của Bột Hải. Nhưng bức quốc thư này chính là thông điệp tối hậu với Bái Tử Đình, buộc hắn phải bỏ việc kiến lập Bột Hải, một quốc gia có thể thống nhất cả Mạt Hạt tộc.



Việc lập quốc như tên nằm trên cung, nhất định phải bắn đi. Nếu như Bái Tử Đình khuất phục Đột Quyết, sau này sẽ khó mà ngẩng đầu làm người, nói gì đến xưng vương xưng bá.



Càng nghiêm trọng hơn là Ngũ Thải thạch lại không nằm trong tay hắn.



Khấu Trọng và Từ Tử Lăng vô tình cùng nhìn về phía Phục Nan Đà. Khấu Trọng nói:



- Đại Vương không cần nhìn ta. Sáng nay Mỹ Diễm phu nhân đã lấy lại Ngũ Thải thạch từ tay bọn ta rồi.



Song mục Bái Tử Đình chợt ánh lên một cái, nhìn về phía Phục Nan Đà. Bọn Phó Quân Tường và Liệt Hà những người biết rõ nội tình đều hướng mục quang vào vị Thiên Trúc ma tăng có tài hùng biện hơn người này, xem lão ta có phản ứng thế nào.



----------------------------------




- Tú Phương tiểu thư chính là nữ tử mà bổn nhân quan tâm nhất. Cho dù Long Tuyền có bị san thành bình địa ta cũng có thể bảo đảm không ai đụng đến một cọng tóc của nàng. Dù là hung tàn như Hiệt Lợi, Đột Lợi đối với nàng cũng chỉ có lễ kính mà thôi. Thiếu Soái có thể yên tâm. Mời!



---oOo---



Bước ra khỏi ngoại môn Chu Tước của Hoàng thành, cả con đường Chu Tước đại nhai yên tĩnh như quỷ vực. Chỉ có một đội kỵ binh đang chạy gấp từ phía sau hai người bọn họ hướng ra phía trước, sau đó bóng lưng khuất dần nhưng tiếng vó ngựa vẫn còn vọng lại. So với tình cảnh nhiệt náo ngựa xe tấp nập lúc trước thì giống như một thế giới khác, hoàn toàn không có liên hệ gì.



Khấu Trọng than:



- Kế phản thích khách của ta khẳng định là hỏng rồi. Lão tử ta từ nay sẽ bị người ta gọi là Trọng Khấu. Trong tình huống thế này thích sát chỉ là nói đùa thôi.



Từ Tử Lăng gật đầu đồng ý. Tình huống trước mắt thích khách không có gì để yểm hộ, làm sao tiến hành thích sát? Chỉ tổ dụ tuần binh đến can thiệp mà thôi.



Lại có một đội kỵ binh phi ra từ Chu Tước môn, chạy vào con đường lớn bên tay trái, họ còn kịp hướng về phía hai người kính lễ.



Ai có thể dự đoán được tình cảnh lúc rời cung lại là thế này chứ.



Từ Tử Lăng thở dài một hơi nói:



- Bái Tử Đình sẽ tuyệt không để chúng ta sống mà rời khỏi Long Tuyền đâu.



Khấu Trọng giật mình:



- Không nghiêm trọng vậy chứ!



Từ Tử Lăng nói:



- Sáng nay khi Bái Tử Đình đến Tứ Hợp viện tìm chúng ta lòng đã có sát cơ rồi. Hiện tại lại càng không thể thả hổ về rừng, vì nói không chừng chúng ta sẽ giúp Đột Lợi công đả Long Tuyền. Trong chiến tranh không nói đến nhân nghĩa đạo đức, mà chỉ có bất chấp thủ đoạn. Hắn muốn giết chúng ta, đêm nay là cơ hội tốt nhất.



Khấu Trọng không hiểu hỏi:



- Nếu là như vậy, vừa nãy tại cung nội sao hắn không động thủ?



Từ Tử Lăng đáp:



- Chính vì hắn chưa nắm chắc sẽ thu thập được Đột Lợi nên mới không muốn gánh tội danh giết chết chúng ta. Chỉ cần chúng ta không chết trong cung, hắn có thể phủi sạch mọi trách nhiệm, tất cả sẽ do bọn Thâm Mạt Hoàn gánh lấy.



Khấu Trọng hít một hơi khí lạnh nói:



- Tên tiểu tử Khả Đạt Chí đi rồi, Sư tiên tử lại ra ngoại thành tìm Chúc Ngọc Nghiên. Tứ Hợp viện rất có thể có một đám đông cao thủ đang đợi chúng ta tự sa vào lưới. Cổng thành tường thành đều có thủ vệ thâm nghiêm. Bọn ta giống như là bị giam trong một nhà tù lớn vậy, có chỗ nào là an toàn không?



Mục quang Từ Tử Lăng quét qua mái ngói các căn nhà hai bên đường, nhà nhà hộ hộ đều đóng cửa tắt đèn, thầm thấy kỳ lạ, nói:



- Sao không thấy Âm Hiển Hạc?



Khấu Trọng cảm thấy rợn tóc gáy nói:



- Ta lần đầu tiên cảm thấy sinh tử không nằm trong tay mình mà do kẻ khác thao túng. Hiện tại chỉ cần địch nhân ở bất cứ phía nào toàn lực đến đánh thì bọn ta không chống đỡ được bao lâu.



Lại nói:



- Hai ta có nên lập tức trốn ra ngoài thành, chạy được đến đâu thì chạy không?



Từ Tử Lăng cương quyết lắc đầu:



- Đêm nay chúng ta không những phải giữ mạng mà còn phải giết Thâm Mạt Hoàn và Thạch Chi Hiên. Bị thương thì có cách đánh theo kiểu bị thương, đây không phải là hào ngôn tráng ngữ của Thiếu Soái nhà ngươi sao?



Khấu Trọng hít sâu vào một hơi, song mục xạ ra thần sắc bất khuất đáp:



- Nói đúng lắm. Tham sinh úy tử tuyệt không phải là đạo đối phó địch nhân. Chi bằng bọn ta trước hết đi tìm Việt Khắc Bồng. Y có lẽ là người duy nhất có thể giúp chúng ta lúc này.



Từ Tử Lăng gật đầu đồng ý. Hai người bước nhanh về phía trước, đầu tiên men theo đường lớn, sau đó rẽ sang một hẻm nhỏ, chớp mắt đã biến mất trong bóng tối của Long Tuyền thành.



-------------------------------



Tứ Diện Sở Ca



四面楚歌



“Tứ Diện Sở Ca” có nghĩa là bốn mặt thọ địch, thế bị cô lập không có tiếp viện, rơi vào tuyệt cảnh không còn chỗ nào nương tựa. “Sở Ca” là giọng ca của người nước Sở, tiếng ca của người nước Sở từ bốn phương tám hướng truyền đến.



Câu này bắt nguồn từ “Sử Ký – Hạng Vũ Bản Kỷ”: quân Hạng Vương dồn tại Cai Hạ … trong đêm bỗng nghe Sở ca từ bốn phía quân Hán, Hạng Vương giật mình kinh sợ …



Năm 206 trước công nguyên, giữa Sở Bá Vương Hạng Vũ và Hán Vương Lưu Bang bắt đầu cuộc Hán Sở Tương Tranh kéo dài năm năm. Lúc đầu cả hai bên đều có thắng có bại, sau đó Lưu Bang liên hợp thế lực chống Hạng Vũ khắp các nơi để chiến đấu với Hạng Vũ. Năm 202 trước công nguyên, liên quân do Lưu Bang thống suất bao vây quân Sở. Đến cuối năm, Hạng Vũ bại binh rút về Cai Hạ, bị quân Hán vây khốn.



Lúc này, binh lực của Hạng Vũ đã bị tiêu diệt gần hết, lương thực cũng đã cạn, còn quân đội của Lưu Bang thì binh cường mã tráng, lương thực đầy đủ, vây quân Sở đến mấy lớp, Hạng Vũ không thể nào đột phá trùng vây.



Để làm giảm sút đấu chí của quân Sở, Lưu Bang vận dụng tâm lý chiến, cho quân Hán hát các khúc ca của đất Sở, khiến cho quân Sở nghĩ rằng quân Hán đã chiếm hết đất Sở. Bước cờ này đặc biệt thành công.



lang đạo: lang ở đây chỉ một chức quan, lang đạo có lẽ là đường dành cho quan quân đi, trái với ngự đạo.



(