Đại Đường Song Long Truyện
Chương 700 : Nghĩa thích kim cương
Ngày đăng: 13:20 19/04/20
Khấu Trọng đứng ở phía đuôi chèo thuyền, mục quang hướng về bóng lưng hùng vĩ như núi của Tống Khuyết đang ngồi xếp bằng đả tọa phía trước. Bông tuyết rơi xuống cách đầu ông khoảng nửa xích lập tức tựa như bị một lực lượng thần bí nào đó đẩy ra, tự nhiên tránh ông bay sang một bên, không một bông nào rơi vào người ông cả.
Đại tuyết vẫn ùn ùn rơi xuống, trên bè đã đọng tuyết dày mấy thốn, làm tăng thêm trọng lượng của bè khiến Khấu Trọng nhiều lần phải quét đi. Trong gió tuyết trắng xóa, hai bên bờ Y thủy biến thành những hình dáng mơ hồ không rõ nét. Bất luận chiếc bè gỗ lắc lư tròng trành thế nào, Tống Khuyết vẫn ngồi vững như Thái Sơn, không hề nghiêng ngả chút nào.
Thiên Đao danh chấn thiên hạ để ngang trên đùi, hai tay Tống Khuyết nắm nhẹ vào đó. Cảm thụ được cảnh giới “Xá đao chi ngoại, tái vô tha vật” của ông khiến Khấu Trọng càng cảm thấy trận chiến này của Tống Khuyết thật là may rủi khó lường.
Khấu Trọng từng giao thủ với hai người, song hoàn toàn không thể phân biệt được ai thấp ai cao. Bọn họ đều như biển sâu thăm thẳm không thể đo lường, không cách gì đoán biết được.
Giả như Ninh Đạo Kỳ bị bại, đương nhiên mọi việc cứ tiến hành như cũ, trận quyết chiến này chỉ là một khúc quanh trên chặng đường thống nhất thiên hạ. Nếu như Tống Khuyết thất bại thân vong, vậy Khấu Trọng sẽ không còn đường lui nào nữa, chỉ có thể kế thừa di chí của Tống Khuyết, hoàn thành mộng tưởng của ông, trước việc nghĩa không chùng bước.
Thông qua những lời của Tống Khuyết, càng hiểu rõ sự khác biệt về tư tưởng giữa ông ta và Phạm Thanh Huệ, gã càng không cách gì hiểu rõ được vấn đề ai đúng ai sai. Hai người đều tự có lập trường và kiến giải riêng, không những là tranh đấu về tư tưởng mà còn là tranh đấu về khu vực.
Không phải là chuyện ngẫu nhiên mà Tần hoàng Doanh Chính kết thúc sự phân liệt trường kỳ của Xuân Thu chiến quốc, quốc thế hưng thịnh một thời gian, nhưng chỉ truyền được một đời là vong quốc; Tùy Văn Đế Dương Kiên khiến cho loạn cục Ngụy Tấn nam bắc triều quy về một mối, cũng là qua đời thứ hai thì sụp đổ tan tành. Sự trùng hợp này phải chăng là số mệnh của lịch sử? Hay là hậu quả của việc cưỡng cầu đồng hóa khi mà tư tưởng và văn hóa còn có nhiều sai biệt?
Sau nhà Tần, Hán triều trị vì được lâu dài an thịnh, sau nhà Tùy phải chăng Trung Thổ lại có được may mắn đó?
Khấu Trọng sau khi được Tống Khuyết dẫn dắt đã có thể vượt qua thời đại của bản thân, với góc độ bao quát nhìn tổng thể tất cả sự hưng suy trị loạn từ xưa tới nay, cùng với những nguyên nhân đằng sau, khiến gã càng thâm nhập sâu hơn, tự suy ngẫm về hoàn cảnh của mình.
Chiếc bè gỗ do gã chèo lái lướt về phía bắc, đưa Tống Khuyết đến chỗ quyết chiến.
Đây không chỉ là trận quyết chiến sinh tử chấn động nhất Trung thổ, mà còn là trận chiến quan trọng quyết định vận mệnh thiên hạ.
Khấu Trọng thể hội một cách sâu sắc rằng vô luận trận chiến này kết quả thế nào, sau khi quyết chiến, tình thế Trung Nguyên sẽ vĩnh viễn không thể hồi phục lại như trước kia.
o0o
Trong dịch quán ấm áp như mùa xuân, mùi thơm tỏa khắp nơi. Bảy hán tử ăn mặc như thường dân, vây quanh một hỏa lò mới đắp, đang nướng một đôi chân sói. Khói từ hai bên cửa sổ bay ra, trong dịch quán không khí không ngột ngạt chút nào. Thấy Từ Tử Lăng và Âm Hiển Hạc - hai vị khách không mời mà đến - đột nhiên mở cửa bước vào, mục quang của mọi người đều hướng về phía bọn họ.
Không ai chào hỏi hay nói năng gì, lập tức bọn họ cảm thấy không khí khẩn trương, sát khí đằng đằng vô cùng cẳng thẳng.
Từ, Âm hai người đã đi khắp giang hồ, thấy bọn chúng mỗi người đều mang theo một vật dài, lại để ở chỗ trong tầm tay với, đều hiểu rõ bên trong là binh khí. Bảy tên đại hán đó không những là người trong giang hồ mà nói không chừng còn là đạo tặc chuyên giết người cướp của.
Từ Tử Lăng đóng cửa lại để gió tuyết không bay vào bên trong, mục quang hướng vào một đại hán ngồi đối diện với đại môn, ước khoảng hai bảy, hai tám tuổi. Người đó thần thái thâm trầm bình tĩnh, tuy gương mặt đầy vẻ phong trần nhưng không át nổi khí chất anh hùng, rõ ràng không phải là loại tiểu tặc chặn đường cướp của mà là cao thủ có võ công cực cao.
Hắn không hề nhường nhịn đón lấy mục quang của Từ Tử Lăng, cũng lộ ra thần sắc kinh ngạc, chứng tỏ nhãn lực rất cao minh.
Những người khác đều theo hắn mà làm, đưa mắt nhìn hắn, chờ hắn ra lệnh.
Từ Tử Lăng cảm giác được bọn họ không phải hạng đạo tặc, liền lộ ra vẻ tươi cười, ôm quyền chào hỏi:
- Xin thứ cho bọn tại ha tội quấy nhiễu, chỉ vì ngửi thấy mùi thịt thơm nhịn không được mà tiến vào, tuyệt không có ý gì khác.
Hán tử cường tráng có khí chất anh hùng đó cũng vươn người đứng dậy ôm quyền hồi lễ:
- Thần thái tướng mạo của huynh đài khiến tại hạ liên tưởng đến một người, dám hỏi cao tính đại danh.
Giọng nói của hắn mang đậm khẩu âm miền bắc, Từ Tử Lăng giật mình song vẫn thản nhiên đáp:
- Tại hạ Từ Tử Lăng.
Người người đều lộ ra thần sắc chấn động, bao gồm cả hán tử đầy vẻ anh hùng đó. Bọn họ đều vội vã đứng lên, hướng đến gã thi lễ, thái độ đầy thiện ý.
Hán tử cường tráng đó lộ ra thần sắc anh hùng khí đoản (1) cười khổ:
- Thì ra quả thật là Từ huynh, tiểu đệ Tống Kim Cương.
Từ Tử Lăng ngẩn ra:
- Tống huynh sao lại đến đây?
Tống Kim Cương nói với vẻ chán nản:
- Bại quân chi tướng, không đáng nói nhiều. Chuyện này kể ra dài dòng, sao chúng ta không ngồi xuống rồi nói tiếp.
Chúng nhân ngồi xuống vây quanh lò lửa, Từ Tử Lăng và Âm Hiển Hạc chia ra ngồi hai bên Tống Kim Cương. Sau khi giới thiệu Âm Hiển Hạc, bọn họ thay nhau dùng dao bén cắt thịt, vừa ăn vừa nói.
- Theo không kịp một người thì có gì lạ? Huống hồ không phải là Đại Hãn chính miệng hạ lệnh cho ta, chỉ là Khang Sao Lợi truyền tin cho ta, nói phát hiện Tống huynh chạy về phía Hán Trung, ý đồ vào Ba Thục. Tiểu đệ nghe nói Tống huynh công phu cao cường nên mới ngứa tay, nhịn không được đuổi theo mà thôi.
Âm Hiển Hạc không hiểu hỏi:
- Ngươi làm sao biết được trong dịch quán là Tống huynh mà không phải người khác?
Khả Đạt Chí vui vẻ nói:
- Là người khác thì sao chứ? Cùng lắm là xin lỗi. Ai! Sự thật là ta phát hiện xác sói, cách cắt thịt lại là thủ pháp theo tập quán của người Tái ngoại, lại ngửi được mùi thịt sói nướng, thế nên mới đoán được là Tống huynh ở trong dịch quán nướng thịt.
Từ Tử Lăng hoài nghi hỏi:
- Huynh thật không tìm Tống huynh và huynh đệ của y tính sổ nữa?
Khả Đạt Chí không vui nói:
- Ngươi không phải ngày đầu quen biết ta, Khả Đạt Chí đã bao giờ nói mà không giữ lời chưa?
Đoạn chuyển sang Tống Kim Cương:
- Tống huynh tốt nhất là nên rời khỏi, chạy được bao xa thì cứ chạy. Thế lực của Ma Môn rất lớn, ta không biết Triệu Đức Ngôn còn có hành động gì đối phó với ngươi không.
Từ Tử Lăng gật đầu:
- Đây không phải là lúc làm anh hùng, Tống huynh giữ được tính mạng thì có thể tính là đã đánh trả Triệu Đức Ngôn một đòn đích đáng. Lời của Đạt Chí rất là có đạo lý.
Tống Kim Cương ôm quyền thi lễ nói:
- Được! Ân tình của hai vị, Tống Kim Cương ta vĩnh viễn không quên. Cáo từ!
Dứt lời cầm bao phục lên, cùng với thủ hạ biến mất trong gió tuyết. Một đời hào hùng lại có kết cuộc như vậy thật khiến người ta cảm thán.
Khả Đạt Chí cười nói:
- Còn có thịt sói, có thể bỏ vào bụng ta.
Từ Tử Lăng ngạc nhiên:
- Các người không phải thờ sói sao?
Khả Đạt Chí đáp:
- Bọn ta thờ là thần sói, khi đói thì người cũng có thể ăn, nói gì đến súc sinh? Ngồi xuống rồi nói. Ta thật nhớ những ngày cùng các người kề vai tác chiến ở Long Tuyền!
Từ Tử Lăng trong lòng cảm thấy ấm áp, thế nhưng nghĩ đến ngày nào đó phải cùng Khả Đạt Chí quyết chiến sa trường thì không khỏi cảm khái. Tạo hóa trêu người, cũng chỉ đến vậy mà thôi.
--------
Chú thích
(1) Anh hùng khí đoản: anh hùng nhụt chí
(2) "Dữ hổ/hồ mưu bì": Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Thái bình ngự lãm".
Thời Tây Chu, có một người muốn làm một chiếc áo lông đáng giá ngàn vàng. Có người mách bảo anh ta làm bằng lông cáo là có giá trị nhất. Anh ta nghe vậy nghĩ bụng: "Trên núi có rất nhiều cáo, chi bằng ta đến đó bàn với chúng xem sao".
Nghĩ đoạn, anh ta liền vui vẻ đi lên núi. Khi nhìn thấy một bầy cáo, anh bèn nghiên túc bàn với chúng rằng: "Hỡi bầy cáo thân mến, tôi đây muốn làm một chiếc áo lông trị giá ngàn vàng, nên mới đến gặp và mong các vị hãy lột da trên mình cho tôi có được không?" Bầy cáo nghe nói liền hoảng hốt đua nhau chạy như biến. Anh ta chẳng còn cách nào khác, đành cụt hứng trở về.
Ít lâu sau, anh ta làm lễ giỗ tổ, nhưng lại thiếu thịt dê. Anh ta liền nghĩ ngay đến đàn dê vẫn thường hay ăn cỏ dưới chân núi, bèn vui vẻ đến nói với đàn dê rằng: "Hỡi đàn dê thân mến, tôi đang làn lễ giỗ tổ nhưng lại thiếu mất thịt dê, vậy mong các vị biếu tôi một ít thịt có được không?" Đàn dê nghe vậy kêu me me không dứt, rồi chạy trốn vào rừng sâu, trong chốc lát chẳng thấy tăm hơi đâu cả.
Vậy nên, câu thành ngữ này có nghĩa là bàn định với con cáo hoặc con hổ để lột da chúng. Nay thường dùng để ví về việc tìm sai đối tượng để thương nghị, thì nhất định không thành công.
Nguồn:
(