Đại Mạc Thương Lang
Chương 115 : Lồng sắt
Ngày đăng: 17:42 19/04/20
Loại lồng sắt này
được gọi là “nhà tù dưới nước”, đây là một thiết kế của người Nhật
thường thấy ở vùng ba tỉnh Đông Bắc, phần trên của loại lồng này chỉ nhô lên khỏi mặt nước một chút, người bị nhốt trong đó chỉ thò được mặt qua những thanh chắn, thò được mũi lên để thở. Trong cái lạnh của dòng nước ngầm này, cùng lắm họ chỉ duy trì được tư thế thở đó chừng vài ngày,
rồi sẽ bị tự ngạt thở mà chết.
Trên đoạn sông này, dập dềnh trong nước không biết bao nhiêu là những chiếc lồng kiểu đó, đầy sông một màu đen kịt, nếu không nhìn kĩ thì khó có thể phát hiện ra. Chúng tôi chụm
mấy cái đèn lại chiếu xuống mới thấy dường như giữa những chiếc lồng còn phập phù hình thù gì đó, không biết cụ thể là gì, nhưng chỉ thấy lạnh
sống lưng.
Vương Tứ Xuyên kể đã từng nghe những người già trước
đây kể lại, người Nhật từng nhốt người dưới những chiếc lồng này, người
bị nhốt không đơn thuần chết bởi ngạt nước mà rất dễ chết chìm ở đây.
Trong nước chắc chắn có nhiều đỉa, mọi người đi đứng phải rất cẩn thận
không được tùy tiện nhảy xuống.
Chúng tôi nghe thấy thế thì chân
tay rụng rời, tim đập thình thịch. Đội phó bảo nơi đây lạnh thế này, lấy đâu ra đỉa? Vương Tứ Xuyên nói đỉa với lạnh không liên quan gì nhau, ở
những vùng thảo nguyên mà còn có đỉa nữa là, bình thường sau mỗi trận
mưa, những con đỉa đói lại nổi lên lềnh phềnh.
Chúng tôi là những người chuyên vượt suối băng rừng, đều hiểu sự nguy hiểm của loài vật
hút máu này, đỉa hay vắt tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng luôn
khiến người ta cảm thấy gớm ghiếc, kinh tởm, nếu bị nó đốt, có khi còn
nhiễm bệnh sốt rét, nên nó đã trở thành một trong những đối tượng đề
phòng hàng đầu trong công việc khảo sát ở những nơi rừng rú thế này.
Nghe Vương Tứ Xuyên nói vậy, chúng tôi đều thấy không thể xem nhẹ chuyện
này, vậy là người nào người nấy vội vàng túm chặt gấu quần lại, nhét vào trong ủng. Bình thường đỉa chưa được hút máu có kích thước rất nhỏ,
những khe nhỏ trên quần cũng không thể cản được nó, cho nên chúng tôi
phải lót thêm vào trong quần những lớp vải xô.
Sau khi chuẩn bị
xong xuôi, chúng tôi kiểm tra kĩ lại một lần nữa, rồi mới tiếp tục xuống nước. Đội phó đội quân trang trên đầu, là người xuống nước đầu tiên.
Chúng tôi giống như một đội quân thất trận, cứ thế lội dưới dòng nước.
Đất đá dưới chân chúng tôi gồ ghề rất khó đi, chỗ nước sâu nhất ngập tới
ngang ngực, cái lạnh cực độ xuyên qua lớp quần áo, như hút hết nhiệt độ
trong cơ thể chúng tôi, bất giác người nào cũng cắn chặt răng lại chiến
đấu với dòng nước lạnh. Vương Tứ Xuyên đi ngay sau cứ luôn miệng giục
chúng tôi đi cho nhanh.
Thế nhưng, cứ đi như thế này thì có muốn
Tôi vừa nhìn đã hiểu ngay vấn đề, hóa ra ở chỗ này có
một cái lồng sắt đã bị gỉ nát, bị Vương Tứ Xuyên nhảy một bước lên trên, rồi Bùi Thanh lại giẫm thêm một phát nữa, vì vậy phần thanh giằng phía
trên đã bị gỉ không chịu nổi và sụt xuống. Vì Bùi Thanh dáng người nhỏ
gầy, nên bị lọt thỏm vào bên trong lồng luôn. Sau đó tinh thần vừa
hoảng, nghĩ chắc mình không có cơ hội thoát ra ngoài nữa, lại thêm mắt
không nhìn thấy gì, nên chân tay cậu ta cứ vùng vẫy loạn xạ.
Việc này nhìn có vẻ nghiêm trọng, nhưng cũng chỉ là chuyện nhỏ, đối với
người nào dạn nước thì sẽ biết cách thoát ngay, người nào sợ nước thì có thể chết đuối. Tôi vội vàng bơi lại đó, thò tay vào trong lồng, định
giúp cậu ấy trấn tĩnh.
Không ngờ tôi vừa thò tay túm lấy tay cậu
ta, thì cậu ấy lập tức đập loạn lên, tinh thần càng thêm náo loạn, lúc
thì đạp hai chân, lúc thì thúc đầu vào mặt trên của lưới sắt.
Kiểu này không ổn tí nào, tôi vội vàng nổi lên trên, leo lên trên mặt lồng
sắt, thò tay qua chỗ mảng lưới bị thủng để kéo cậu ấy. Lúc ấy, đội phó
và Vương Tứ Xuyên cũng đã đến nơi, chúng tôi vội vàng phá cái lồng, lôi
Bùi Thanh đang sống dở chết dở ra ngoài.
Thằng cha ấy lúc đó lãnh đủ, vừa thò mặt lên khỏi mặt nước thì bắt đầu ộc hết nước ở trong mồm
ra, rồi bắt đầu ho liên tục, người mềm oặt như cọng bún, từ thắt lưng
trở xuống vẫn còn đầm nước, chúng tôi cố hết cũng chỉ lôi được nửa người cậu ta lên khỏi mặt nước, chân cậu ta vẫn bị kẹt ở dưới.
Vương
Tứ Xuyên đoán có lẽ chân cậu ta bị mắc vào cái gì bên dưới rồi, phải có
người xuống gỡ. Mọi người bỗng nhìn về phía tôi, vì lúc đó chỉ mình tôi
là bị ướt cả người, tôi thầm ngán ngẩm: “Thôi đành lại lặn xuống xem
vậy!”
Không bị Bủi Thanh đạp nữa nên dòng nước đã trong hơn rất
nhiều, tôi dán chặt vào thành lồng để xem, quả nhiên phát hiện bên trong chiếc lồng có những tấm móc sắt cuốn chặt lại với nhau, có lẽ người
Nhật sợ tù nhân sẽ dùng hết sức phá chiếc lồng để trốn thoát nên mới làm thế này. Lúc này gấu quần của Bùi Thanh đang bị mắc vào lưới sắt.
Điều này thật tệ, tôi hít một hơi, nín thở lặn xuống, thò tay vào lồng, dùng hết sức để kéo rách gấu quần của Bùi Thanh, mấy người bên trên cũng trợ giúp. Bên dưới vừa giải thoát được cho cậu ta thì ngay lập tức mấy
người bên trên đã kéo vội cậu ta lên.
Tôi thở hết hơi trong ngực
ra, rút tay ra khỏi lồng sắt, định đạp chân nổi lên, bỗng nhiên một ánh
đèn pin lóe lên, tôi chợt thấy ngay bên trái mình hiện lên một khuôn mặt hung tợn.