Đại Mạc Thương Lang

Chương 16 : Chia nhóm

Ngày đăng: 17:42 19/04/20


Lúc đó, đội thăm dò

có tất cả hai mươi ba người, cứ bốn người thành một nhóm, vì có bốn

hướng nên sẽ chọn ra bốn nhóm, những người còn lại làm hậu bị chi viện,

mỗi nhóm thăm dò sẽ đi cùng với một nửa tiểu đội công binh gồm năm chiến sĩ, làm công tác yểm trợ và mang vác trang thiết bị cho nhóm đó.



Hồi đó, cách phân chia số người trong một tiểu đội thường không cố định.



Đến đây tôi lại phải giải thích thêm một chút, thực ra đội cán bộ kĩ thuật

khảo sát trực thuộc binh chủng kĩ thuật đặc biệt, thuộc công trình khai

thác địa chất, còn lính công binh lại thuộc binh chủng lục quân, hai đối tượng này được quản lí theo hai hệ thống riêng biệt. So với lính công

binh, chúng tôi hiển nhiên được thoải mái hơn, bình thường chúng tôi

không phải chịu những quy chế nghiêm ngặt, hà khắc của quân đội, mà lại

vẫn có quân hàm quân hiệu đàng hoàng.



Binh chủng kĩ thuật khi đó

vẫn thuộc biên chế chính thức. Khi chúng tôi nhập ngũ cũng phải trải qua khóa huấn luyện khắc nghiệt. Tuy là được rèn luyện như thế, nhưng trải

qua bao năm làm việc với cường độ cao, chúng tôi hầu như không còn giữ

được thể chất như khi mới làm nghề, cho nên việc có tiểu đội công binh ở bên cạnh hỗ trợ quả là cần thiết, đặc biệt là với việc khảo sát kiểu

hang ống thế này. Dây thừng mang theo rất nhiều và nặng, đường vào lại

có nhiều vách đá cheo leo hoặc các khe nứt nguy hiểm, chắc chắn sẽ rất

tốn sức, nên có thêm vài người mang đỡ các vật dụng, chúng tôi càng có

khả năng đi vào sâu hơn.



Ngoài dây thừng ra, họ còn phải mag thêm một số đồ dùng vật dụng khác. Trước đây, khi tập luyện họ thường phải

đeo khoảng hai mươi ki lô gam đồ và hành quân trên đoạn đường ba mươi

cây số, cho nên, dù bây giờ không biết họ đang đeo những thứ gì ở trên

lưng, nhưng xem cách thể hiện của họ thì xem ra vẫn nhẹ nhàng hơn chúng

tôi.



Lúc đó tôi mải suy nghĩ về những gì anh Miêu nói, nên rất

muốn gia nhập vào đội chi viện để đi, mục đích là lén xem tình hình thế

nào, nhưng tiếc là người ta dựa vào tuổi tác để phân chia chúng tôi vào

các nhóm. Trong đoàn, tôi thuộc diện ít tuổi nhất nên được phân vào nhóm thứ hai, cùng nhóm với Vương Tứ Xuyên và hai người đến từ Thiểm Tây,

một người tên là Bùi Thanh, người kia tên là Trần Lạc Hộ.



Hai

người này thực ra tôi cũng không lạ. Hồi trước, chúng tôi từng là đại
Trước đây khi ở Sơn Tây, tôi cũng

từng gặp kiểu hang động này một lần, rất nhiều người gọi kiểu hang động

này là “hố địa ngục”. Họ nói những hang này do thiên nhiên tạo thành nên đa số đều rất sâu, nhưng hang động này thậm chí còn phức tạp hơn rất

nhiều những “hố địa ngục” thường gặp khác.



Động dung nham kép

được hình thành bởi tác động đồng thời của địa chất và nước chảy ăn mòn, bởi vậy, cấu tạo của nó vô cùng phức tạp. Nó vừa có vô số các khe suối, khe đá nứt, vô số những nhũ đá, những mũ đá gồ ghề, lại có rất nhiều

hang nhánh chằng chịt. Với những hang động đơn giản thì nước ở trong

động chảy tương đối ổn định, nếu ngồi trên xuồng để xuôi theo dòng nước

xuống hạ lưu thì cũng không xảy ra vấn đề gì nguy hiểm. Tuy nhiên, với

cấu tạo địa chất của loại hang động này, rất có khả năng sẽ khác nhiều

với các vùng địa tầng phổ thông khác. Nếu cứ để xuồng trôi xuôi theo

dòng nước có thể bạn sẽ tới một thác nước cao trăm mét dốc thẳng từ trên xuống, lúc đó thì coi như xong đời, chẳng còn mảy may một hi vọng để

sống sót trở về nào cho bạn. Vì vậy, khi thám hiểm loại hang động này,

chúng tôi thường tránh việc đi vào sâu trong hang.



Nhưng lần này

muốn tránh cũng không được, tôi quay lại định lên tiếng nhắc mấy cậu

lính hãy buộc thêm đá vào đầu mỏ neo để tăng thêm trọng lượng thì đã

thấy Trần Lạc Hộ đang làm việc đó.



Tôi lội xuống suối, nước ngập

tới đầu gối, lạnh thấu xương, hai bên bờ có vô số những hang hốc nhỏ,

nước từ bên này tuôn ra rồi lại chảy vào phía bên kia, tôi cứ nhìn mãi,

rồi lại gần chỗ Vương Tứ Xuyên, thấy cậu ta đang chăm chú xem xét một

vách đá bên bờ suối ngầm.



Vương Tứ Xuyên thấy tôi tới gần thì chỉ tay, ra hiệu cho tôi nhìn về phía đó, tôi cầm đèn pin chiếu tới chỗ cậu ta chỉ thì phát hiện vách đá mà Vương Tứ Xuyên đang quan sát nhẵn bóng, dường như nó bị phủ bởi một lớp sáp.



Tiếp đó, Vương Tứ Xuyên lấy đèn pin soi tới vài chỗ khác cho tôi xem, chỗ nào cũng có dấu vết tương tự như vậy. Tôi cảm thấy vô cùng kì lạ, quay sang hoang mang liếc nhìn

cậu ta, ý hỏi dò: “Cậu thấy thế nào?”



Vương Tứ Xuyên thì thầm:

“Đây là hiện thượng thủy tinh hóa nham thạch, có thể thấy cái động này

đã từng trải qua một trận nổ hoặc cháy lớn”.