Đại Tranh Chi Thế
Chương 133 : Cổ đạo biên
Ngày đăng: 01:16 20/04/20
Hay cho một cái "Không thèm để ý đến", dọc theo đường đi ánh mắt của Nhâm đại tiểu thư chính là luôn hướng về phía bên phải, nơi binh lính cho Khánh Kỵ mang theo cũng đang hành quân. Chỉ tiếc là khoảng cách quá xa, nàng không thể quan sát được rõ ràng, muốn tìm ra người đó trong đám người cũng thật là muôn vàn khó khăn, đến lúc này không khỏi có chút trong lòng không yên.
Lại nói tới Khánh Kỵ, con đường mà hắn đi là một con đường nhỏ trên đê, đường xá chật hẹp, bất lợi cho ngựa xe hành tẩu, có điều đa phần binh sĩ của hắn là lính bộ, dùng để huấn luyện hành quân dã ngoại càng thích hợp. Hơn nữa trên đê có cây liễu, dương liễu hàng hàng, đi ở dưới bóng râm cũng rất mát mẻ.
Ở ven sông cũng có vài nhà nông cư trú, rải rác ở trong rừng cây, lùm cỏ. Phong cảnh xinh đẹp nơi này tràn ngập hương vị nguyên thủy, giống như một thế giới đồng thoại, ở hậu thế, muốn tìm cảnh đẹp như vậy, chỉ có thể đến núi cao sông rộng chỗ sâu, những nơi mà sự phá hoại của con người còn chưa tới được, ở chỗ này thì khắp nơi đều có thể thấy được.
Khu vực Tề Lỗ chủ yếu là người Đông Di, người Đông Di thân hình cao lớn, người dân thuần phác. Lỗ quốc tuy rằng là một địa phương hoàn toàn chấp hành Chu lễ, nhưng mà chỉ giới hạn ở cư dân trong thành trì, cũng chính là quốc dân (người trong nước). Dân chúng ở vùng thôn quê lúc đó gọi là dã dân (dân quê), không hề được xếp vào hàng ngũ phải giáo hóa, cho nên dọc theo đường đi thường thấy những cô gái Đông Di mặc y phục không tay cùng váy ngắn, dưới váy lộ ra một đôi chân tròn lẳn duyên dáng trắng nõn, hoặc đang lam lũ ở dưới bờ ruộng, hoặc đang ca hát trong lúc thả dê trên đồng cỏ, binh sĩ của Khánh Kỵ thấy vậy không khỏi hô to gọi nhỏ một phen.
Nhà sàn và giai nhân nơi này, đúng là sót lại từ thời thượng cổ*, Khánh Kỵ nhìn thấy mà hai mắt cũng tỏa sáng. Cách ăn mặc như vậy vô cùng giống với cách ăn mặc của thế kỷ 21, thật không hiểu vì cái gì, rất nhiều hành vi, tư tưởng của con người, trải qua hàng bao nhiêu biến đổi rẽ ngoặt, cuối cùng qua mấy ngàn năm, lại quay trở về với bản chất.
(*ở thời kỳ đó con người đã không còn mặc thế nữa rồi, thời nay thì lại mát mẻ trở lại)
Lại đi tới phía trước không xa có một con sông lớn, gọi là sông Lạc Mã. Sông Lạc Mã nối thẳng với sông Nghi*, hắn đã nghe Nhâm Nhược Tích nói qua, tới sông Lạc Mã, các nàng sẽ đổi sang đi thuyền, đi tới Dương Quan là tới được ranh giới Tề quốc, cho nên con đường ven đê mà Khánh Kỵ đi này mới hướng về phía sông Lạc Mã.
Trời chiều đã dần dần xâm xẩm tối, phía trước là một vùng đất bằng phẳng, có lẽ là mùa mưa nước sông tràn vào đây đã xói mòn, nơi đây là một vùng cát lớn bằng phẳng, không có cây cối, chỉ có một loại cỏ xanh thẫm tới đầu gối. Phía cuối đồng cỏ là một con sông lớn, từ xa nhìn giống như một cái thắt lưng ngọc bàng bạc vây quanh một thảo nguyên xanh biếc, ở trên thắt lưng bạc có nhiều chấm đen, chính là những con thuyền đi tới đi lui.
Khánh Kỵ đứng lại, quay người quan sát tứ phương. Dưới chân chính hắn là một vùng cát trắng bằng phẳng, con đê mà hắn đã đi qua phải uốn éo ngoằn ngoèo, rồi còn quẹo sang bên phải, sau đó mới uốn lượn mà nhập vào sông Lạc Mã. Phía bên phải là một vùng đất bằng phẳng phải dài tới năm sáu dặm, ở phía cuối là một ngọn đồi cao, đồi cao mà dốc đứng, sườn đồi đất badan tràn đầy những mảnh rừng rậm.
Hắn đứng ở trên một chạc cây, tay che trán nhìn nhìn về hướng đoàn xe Nhâm gia, đột nhiên gấp giọng nói:
- Công tử, tình hình khác thường, đoàn xe Nhâm gia vội vàng chạy tới, hình như phía sau có người đuổi theo.
Khánh Kỵ quay đầu nhìn lại, quả nhiên có bụi đất bay lên, hắn vội vàng nhảy lên chiến mã đi sang bên kia đường nhìn lại, quả nhiên thấy cảnh tượng đoàn xe Nhâm gia đang rất gấp, bởi vì bụi đất trên đường hanh khô, bánh xe rầm rập, làm bay lên một vùng bụi đất, chỉ còn thấy được khoảng mười chiếc xe ở phía trước, phía sau cuồn cuộn một cái phủ Hoàng Long (1), tất cả dấu vết đều bị ẩn đi dưới lớp bụi đất.
Khánh Kỵ trong lòng căng thẳng, lập tức quát:
- Tập hợp đội ngũ, lập tức đi tới thảo nguyên.
--------------------------1945
(1) Phủ Hoàng Long: đô thành nước Kim thời xưa, nay là huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Sau dùng để chỉ sự hiểm yếu của địch.
Về cụm từ “thần gió”, vui lòng search “Trần Tam Linh”.