Đạo Mộ Bút Ký

Chương 37 : Mắc câu

Ngày đăng: 13:30 19/04/20


Editor: Tiểu Phong Hoa



*****



Lặn lội suốt năm tiếng đồng hồ đằng đẵng, cuối cùng chúng tôi cũng vòng qua được núi Xà Đầu. Sau khi đặt chân

được tới tiểu thôn đầu tiên dưới chân núi, chúng tôi rối rít cảm tạ

người bí thư đã dẫn đường rồi chia tay đường ai nấy đi. Lão Dương hăng

hái dẫn tôi đi tìm hộ lần trước đã cho lão tá túc bởi nơi này trước đây

lão đã từng ghé qua.



Sơn thôn được xây dựa vào thế dốc của

sườn núi, nhấp nhô những ngôi nhà dân bằng đá theo kiến trúc thời Minh,

Thanh đã được hàng trăm năm tuổi, đường vào thôn trên dốc núi cũng lát

toàn đá xanh. Đứng bên dưới nhìn lên, ngôi nhà trên đỉnh dốc cao hơn

dưới chân dốc phải đến trăm mét. Một dòng suối nhỏ chảy men theo con

rạch ven đường, dưới đáy tuyền một màu rêu xanh biếc. Tôi đảo mắt thăm

dò, thấy tường bao của nhiều hộ dân ở đây thường xây lẫn gạch lấy từ

những ngôi mộ có niên đại khác nhau, qua đó có thể thấy tập tục đào mộ

lấy gạch đã xuất hiện rải rác từ thời xa xưa.



Chúng tôi tìm đến ngôi nhà lão Dương từng trọ mua một ít lương khô, tranh thủ dùng

nước suối tắm rửa sạch sẽ, quần áo cũng giặt giũ rồi đem phơi nắng. Sau

cùng trên mình cả hai chỉ còn cái quần đùi, đành ngồi luôn bên suối chụm đầu bàn bạc xem tiếp theo nên làm gì.



Muốn qua mặt năm người kia cũng không

phải không có khả năng, kiểu gì chúng tôi cũng đã vượt núi suôn sẻ,

nhưng trước mắt vẫn phải dựa vào ký hiệu của lão Dương để tìm ra địa

điểm ba năm trước hắn đã tới.



Tôi tra hỏi một hồi để xem rốt cuộc lão

để lại ký hiệu quỷ quái gì, liệu bây giờ còn không hay lão tự tin quá

hóa nói liều. Lão Dương kể, khi đó hắn tìm đến địa đạo tuẫn táng phải

vượt qua một địa điểm vô cùng kỳ bí tên là Giáp Tử Câu. Mọi người đa

phần đều biết nơi này, đến được Giáp Tử Câu là đến được địa đạo. Chỉ có

điều, Giáp Tử Câu cách sơn thôn này hơn bốn mươi cây số, tức là nằm sâu

trong rừng.



Nghĩ lại thảm cảnh bi thống khi vào núi


Trong Giáp Tử Câu, phía đáy đá núi lởm

chởm trùng trùng điệp điệp, hai bên rải rác những dòng suối nhỏ trong

vắt, rêu xanh bám đầy trên đá rất khó đi nhưng xem ra đường cũng không

xa mấy, ánh sáng lại rõ ràng. Đoạn đầu đường này chưa lên cao nên bầu

trời cũng chưa hẳn là “đường trời”, có lẽ nên gọi là “khoảng trời” thì

hơn.



Lão Dương nhớ lại, muốn đi hết Giáp Tử

Câu cũng phải mất một buổi chiều, hơn nữa càng vào sâu bên trong gió lùa càng lớn, mặt đất càng ẩm ướt, không tiện nhóm lửa. Chúng tôi quyết

định dừng lại ngay gần điểm xuất phát, đốt một đống lửa trại ăn một bữa

cơm trưa. Đồ ăn muối ông lão cho tôi đều bỏ vào nồi đem đun lên, cũng

từa tựa như ăn lẩu. Dân miền núi khi nấu ăn rất chú trọng các loại gia

vị, hương vị cũng không tệ nếu không muốn nói so với gặm lương khô thì

ngon hơn vạn lần. Mấy hôm trước ăn uống phải chi li hà tiện, giờ cũng

sắp đến nơi, có thể thả phanh một bữa, tôi và lão Dương ăn như hai con

hổ đói, chẳng mấy chốc đã giải quyết sạch sành sanh cả đống thịt muối.



Tôi ăn còn chưa no, sực nhớ ra có một gói gà rừng ngâm măng. Đang muốn lôi ra ăn quách cho rồi nhưng sờ soạng một hồi vẫn không thấy đâu, hóa ra cả gói thịt to tướng đã không cánh mà

bay.



Tôi tìm lại xung quanh một lượt vẫn chẳng thấy đâu, bực mình định hỏi lão Dương, đột nhiên hắn rống lên: “Chết

dẫm, thằng nào phun hết cả xương vào cổ áo ta thế này???”



Tôi ngớ người, làm gì có chuyện đấy. Lúc

tôi ăn, bao nhiêu xương xẩu đều nuốt hết, đâu có lãng phí đến mức để

văng bừa văng bãi như thế.



Còn đang lấy làm lạ, một cục xương đã từ

trên vách núi rơi xuống đất. Tôi ngẩng đầu lên liền bắt gặp mười mấy con khỉ lông vàng to tướng, chẳng biết từ khi nào đã tụ tập ở vách núi. Một con trong đó đang ôm gói gà rừng ngâm măng mà ăn, xem cách thức ăn của

nó hẳn là đã đói đến mềm ruột, nuốt không còn một miếng.



Nó giải quyết nhanh gọn gói thịt xong xuôi bắt đầu bò xuống dưới, mắt chăm chú dán chặt vào ba lô của tôi.



Tôi thầm kêu không ổn, con khỉ chết tiệt

này hẳn là cho rằng trong túi toàn là đồ ăn, âm mưu cướp lấy, mà như thế thì phiền phải biết. Còn đang tính cách, con khỉ kia đã kêu lên một hồi chói tai, trong chớp mắt, toàn bộ đám khỉ đều lao bổ về phía chúng tôi.