[Dịch]Dị Năng Trọng Sinh: Thiếu Nữ Bói Toán Thiên Tài

Chương 394 : Mở quan tài

Ngày đăng: 19:41 27/08/19

Dương Tử Mi nhìn chòm sao Bắc Đẩu trên trời, lo lắng nói với sư phụ: - Sư phụ, khoảng một tiếng nữa là hết giờ sửu, nếu không nhanh chóng tìm ra vật yểm bùa thì sẽ rất nguy hiểm! Ngọc Thanh gật đầu: - Ừ! Phải nhanh chóng mở quan tài thôi! Tử Mi, đạo hạnh của sư phụ không đủ, trên người ta cũng không có mang theo dây trói thi cho nên mọi chuyện bây giờ trông cậy hết vào con, con còn nhớ cách vẽ chú trói thi ngày đó ta dạy không? - Nhớ ạ! Dương Tử Mi gật đầu. - Sư huynh, chỗ đệ có đây trói thi này! Ngọc Chân Tử lấy ra một sợi dây thừng màu đỏ từ trong cái túi nhìn hơi bẩn kia. Dây trói thi chính là dùng máu gà trống và nước tiểu đồng tử để ngâm một sợi dây bảy bảy bốn chín ngày, sau đó lại dùng phù chú dán lên. Dây thừng này là vật có dương khí rất nặng nên có thể dùng nó để áp chế âm khí, là thứ tốt nhất để trói tử thi. Ngoại trừ dây trói thi thì bên trong cái túi hơi bẩn của Ngọc Chân Tử còn có chân lừa đen và gạo nếp để khắc chế cương thi. Ngọc Thanh thấy mấy thứ kia thì rất vui vẻ: - Không ngờ sư đệ ngươi còn mang theo mấy thứ này bên người ha! - Đó là tất nhiên rồi! Mấy năm gần đây dù đệ vẫn đi du lịch khắp nơi nhưng vẫn mang theo mấy thứ vật dụng cần thiết này đấy! Người ta rất chuyên nghiệp đó! Dương Tử Mi đổ mồ hôi. - Đúng rồi! Sư đệ à, Tử Mi là một cô gái, sao có thể để con bé đụng vào thi thể được, cho nên con bé sẽ phụ trách đọc chú ngữ, còn đệ phụ trách trói! - Chuyện đó là tất nhiên! Loại chuyện vừa bẩn vừa khổ này đương nhiên sẽ do vị sư thúc vạn năng là đệ làm rồi! Ngọc Chân Tử nhanh chóng đồng ý. - Vậy bây giờ chúng ta bắt đầu mở. Tử Mi, con phải chú ý quan sát phương hướng của sát khí! Ngọc Thanh hiểu rõ năng lực của thiên nhãn nên ông biết đồ đệ mình có thể nhìn thấy được âm sát khí. - Vâng, sư phụ! Dương Tử Mi lấy tháp sắt nhỏ đã khôi phục nguyên trạng ra, đứng trấn giữ ở một bên. Hai anh em Nhạc Thanh nghe thấy bên trong quan tài xảy ra thi biến thì sợ tới mức nhũn cả chân nên căn bản họ không thể hỗ trở việc đào mộ, mở quan tài. Ngọc Thanh và Ngọc Chân Tử đành tự mình lấy xẻng đào bới. May mắn là quan tài kia được chôn cũng không quá sâu, đào một chút thì mấy người bọn họ đã thấy được rồi. Dương Tử Mi bắt đầu căng thẳng đứng lên, bởi vì cô thấy luồng âm sát khí màu đen kia bắt đầu càng lúc càng đậm. Hơn nữa, chúng còn đang bắt đầu xao động. Cũng may là cô có cầm theo tháp sắt nhỏ. Mấy vệt âm sát khí màu đen kia đang bị nó hấp thu. Quan tài được bảo tồn khá tốt, tình trạng giống như mới vừa được hạ táng, chỉ là màu đen của nó hơi quỷ dị. Nắp quan tài được đóng bằng bảy cây đinh, thường được gọi là đinh tử tôn, nghe nói dùng nó có thể giúp con cháu phát đạt, hưng thịnh. Lúc đóng đinh, người nhà sẽ hô tô với người quá cố: - Tránh đinh! Sau đó người thân sẽ hất năm loại ngũ cốc là mè, kê, lúa, lúa mạch, đậu lên nắp quan tài, đến lúc đó là hoàn thành việc liệm. Sau đó, cứ cách ba ngày sẽ hóa vàng mã, khóc tế một lần, gọi là "nhiên hương" (*), cho đến khi đưa tang mới thôi. Nhà giàu có còn mời tăng nhân đến niệm kinh siêu độ cho vong linh người đã khuất nữa. Thật ra, thời xưa thì quan tài không cần phải đóng đinh mà dùng dây bằng da để cột lại, trói theo chiều ngang ba vòng, chiều dài hai vòng. Ván gỗ ngang thì dài, ván gỗ dọc thì ngắn và nguồn gốc của những chuyện không hay xảy ra là từ đây. Chiếu vốn là được khâu dính với hai ống tay áo, hai ngón tay nối tiếp với đinh gỗ ở nắp quan tài và đáy quan tài, hai đầu rộng còn ở giữa thì hẹp, xen vào hai cửa quan tài, tiếp xúc với cửa quan tài. Chiếu dính với da, nhờ thế mới có thể kiên cố nắp quan. Sau này thời đại thay đổi thì dùng đinh để đóng, vừa tiện vừa nhanh, chiếu cũng dần bị đào thải. Ngọc Thanh vừa đi vừa cạy đinh thì bỗng nhiên nghe tiếng động “rầm, rầm” vô cùng to, giống như có gì đó đang va chạm với tấm ván gỗ. Da gà của Dương Tử Mi nổi hết da gà lên. Còn hai anh em Nhạc Thanh thì sợ tới mức lăn mấy vòng. Một tay Ngọc Chân Tử cầm dây trói thi, một tay cầm chân lừa đen, nhìn chằm chằm vào quan tài. Dương Tử Mi cũng ổn định tâm trạng để chuẩn bị niệm chú. *** (*) Nhiên hương: nghi thức đốt vàng mã ba lần một ngày cho người đã mất ở Trung Quốc.