Điền Duyên

Chương 175 : Ngây thơ

Ngày đăng: 12:56 30/04/20


Ngồi một lúc, Đỗ Quyên ngáp một cái, nói: "Đi xuống."



Lâm Xuân liền đứng dậy, thuận thế kéo nàng đứng lên, ôm nàng đi vội vài bước, phi thân nhảy xuống, vững vàng đứng trong sân Hoàng gia.



Đỗ Quyên thấp giọng cười nói: "Ngươi vào nhà ta dễ dàng không tốn chút công sức nào. Sau này nhà ta bị mất trộm, ngươi là hiềm nghi lớn nhất."



Lâm Xuân đang định nói chuyện, chợt nghe giọng nói của Hoàng Tước Nhi và Hạ Sinh phía trước, vội dừng lại.



Chợt nghe Hoàng Tước Nhi nói: "... Trong nhà bận rộn như vậy, phòng lớn còn chưa xây xong, ngươi còn có tâm tư làm cái này? Đại Đầu bá bá nhìn thấy lại nói ngươi, nói ngươi không làm chính sự."



Hạ Sinh nói: "Sao ta không làm chính sự chứ? Ta lại không chậm trễ làm việc. Lại nói, ta cũng không phải làm không, ta làm cái này cũng có lợi. Ta nói cho ngươi biết, Tước Nhi, ta nghĩ thông suốt rất nhiều chuyện đó."



Hoàng Tước Nhi ngạc nhiên hỏi: "Nghĩ thông suốt cái gì?"



Hạ Sinh nói: "Trước kia Xuân Nhi và Đỗ Quyên nói với ta là, ta làm việc quá cứng nhắc, không có không khí sôi động, nói ta không có linh cảm. Ta thật không hiểu linh cảm là cái gì. Lúc này ta đã hiểu."



Thanh âm của hắn lên cao chút, mang theo sự hưng phấn không thể đè nén được, "Như lúc ta khắc cái này cho ngươi, trong đầu đều là bóng dáng của ngươi: bộ dáng lúc ngươi nói chuyện, lúc ngươi đi bộ, lúc ngươi hái trà... Bộ dáng lúc ngươi cười rộ lên, còn có bộ dáng nhút nhát khi còn nhỏ, ta đều nhớ rõ ràng. Tước Nhi, ngày nào đó ta lại làm cho ngươi tượng đá lúc ngươi còn nhỏ..."



Nói xong, tựa hồ cảm thấy kéo xa, vội lại quay lại chính đề, nói: "Trong đầu ta đều là bóng dáng của ngươi, ta liền muốn điêu khắc ngươi theo cảm nhận trong lòng, cảm thấy tay rất thuận. Lúc này ta mới hiểu được, đây chính là linh cảm! Ngươi là người sống, ta điêu khắc ra cũng sinh động như sống. Lúc ta làm những vật khác, đều không có sinh khí, cho nên là chết."



Đỗ Quyên nghe được này, cùng Lâm Xuân nhìn nhau cười, cũng rất cao hứng.



Không nghĩ tới Hạ Sinh có thể lĩnh ngộ được tầng này, coi như là niềm vui ngoài ý muốn.



Hoàng Tước Nhi lại sẵng giọng: "Xem ngươi nói kìa, ta không phải là vật sống hay là chết!"



Hạ Sinh vội vàng lắc đầu nói: "Không phải ý đó."



Nói xong giơ khối đá điêu khắc lên, dưới ánh trăng hướng Hoàng Tước Nhi ý bảo: "Tước Nhi ngươi xem, ta điêu cả răng khểnh của ngươi khi cười nữa..."



Có lẽ là cảm thấy ánh trăng mông lung, sợ Hoàng Tước Nhi không thấy rõ, kéo tay của nàng rờ lên mặt tượng đá, "Nơi này, lộ ra có phải không? Ta thích nhìn ngươi cười như vậy."



Hoàng Tước Nhi thẹn thùng, giật tay lại nói: "Ai nha, ngươi điêu khắc răng khểnh của ta làm cái gì? Ngươi..." Nàng bỗng nhiên không động, sờ sờ tay Hạ Sinh, cau mày nói, "Ngươi xem tay ngươi này, thô hơn cả vỏ cây. Không phải làm cho ngươi bao tay sao. Sao không mang?"



Hạ Sinh ha hả cười nói: "Ta vừa làm việc, liền quên mất."



Hoàng Tước Nhi dặn dò: "Nhớ rõ phải mang. Không phải nói tay thô khó coi. Ngươi làm thứ này, cũng là công việc tỉ mỉ, thường phải dùng tay sờ. Nếu trên tay đều là vết chai, sợ là không sờ thấy."




Chút tâm tư của Quế Hương, nàng thấy được rõ ràng: thích Cửu Nhi mà miệng không theo lòng, đem sự ngây thơ, tùy hứng và thiên chân hồn nhiên của thiếu nữ biểu hiện vô cùng nhuần nhuyễn. Nếu không nhờ tính tình hoạt bát, thì Quế Hương có chút giống tính tình Lâm muội muội (Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng), vừa vặn Cửu Nhi cũng là biểu ca của nàng.



Đỗ Quyên cảm thấy nàng thật đáng yêu. Vẻ đáng yêu đó, nàng không học được.



Đợi thu thập xong xuôi, mọi người liền xuất phát.



Ra viện, Đỗ Quyên hướng Lâm gia hô to: "Như Gió!"



Đứng một hồi, Như Gió từ trong nhà Lâm gia chậm rãi đi ra, cọ cọ vào cánh tay Đỗ Quyên, còn đối với Cửu Nhi gầm rú một tiếng, hết sức cao hứng.



Cửu Nhi cười mắng: "Gầm rú cái gì? Lần trước kêu ngươi lên núi, cũng không cho mặt mũi!"



Đỗ Quyên xuy một tiếng cười, nói: "Đi thôi!"



Bọn họ đi dọc theo bờ ruộng dưới chân núi, Cửu Nhi và Quế Hương ở dưới sông thôn Thanh Tuyền thả lưới bắt cá, tỷ muội Đỗ Quyên thì ở hồ nước, trong ao túi tôm, Như Gió vui vẻ chạy khắp nơi, bơi qua sông, chạy vội tới chân núi.



Mùa xuân là thời điểm túi tôm dễ dàng nhất.



Đem lợp tôm đè xuống nước nơi có nhiều rong rêu, mỗi lần giở lên, trong lợp đầy ắp tôm nhỏ, đầy sinh lực, thập phần náo nhiệt.



Hoàng Ly cúi người xuống, hai tay không ngừng bắt tôm trong lợp thảy vào sọt, miệng còn lải nhải nhắc: "Buổi tối dùng tôm chưng trứng gà, lại nấu cái chân giò hun khói, canh tôm cải thảo."



Đỗ Quyên nghe xong buồn cười.



Nàng nóng lòng đi túi tôm, chủ yếu vẫn là vì nuôi gà.



Tôm dễ bắt hơn cá nhỏ, không cần phải thanh lý ruột.



Trong núi nhiều năm, mỗi lần túi tôm về, các nàng trực tiếp sấy tôm trên giường lò, sau đó giã thành bột tôm. Đây chính là bột giàu đạm và calcium. Những phần tạp khác thì cho gà ăn, gà sẽ đẻ trứng nhanh nhất. Người cũng có thể ăn, lúc nấu canh cho vào một chút, hương vị sẽ thơm ngon hơn.



Bởi vậy, tỷ muội các nàng trước giờ rất nghiêm túc túi tôm.



Mỗi lần túi được nhiều tôm, hai chị em nhịn không được vui vẻ hừ hừ bài hát trẻ em. Nhặt xong một mẻ lại đổi chỗ đặt lợp. Mệt mỏi thì đứng nghỉ một lát, nhìn núi chung quanh, nhìn thôn trang xa xa, rồi ngắm dòng sông nước chảy, hết sức thích ý!



So sánh với các nàng, Cửu Nhi và Quế Hương ở bên bờ sông bắt cá lại bất đồng.