Dòng Máu Lạc Hồng
Chương 15 : Nhà Tiền Lê
Ngày đăng: 16:43 04/08/19
Đinh Liễn ngồi quỳ gối khắc 100 cột ở dưới chân tổ địa.
Trong đó có đoạn:
“ Đệ tử là Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp một vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, vì vong đệ là Đại đức Đính Noa Tăng Noa không làm điều trung hiếu, không thờ anh và cha, lại có lòng ác, trái với sự yêu thương và khoan dung, anh không thể bỏ qua, nên đã làm tổn hại đến tính mệnh của Đại đức Đính Noa Tăng Noa, để trọn vẹn tình nhà nghĩa nước. Lời người xưa rằng, đã tranh quan thì không nhường, ra tay trước mới là hay, đến nỗi ra tình hình như vậy. Nay nguyện làm 100 cột kinh để cúng cho vong đệ và những hồn ma của người chết trước đây và sau này, cầu cho tất cả giải thoát, không phải tranh giành kiện tụng. Trước hết là chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi làm chủ trời Nam, giữ yên ngôi báu (Đệ tử Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp nhất vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, sở vi vong đệ Đại đức Đính Noa Tăng Noa bất vi trung hiếu phục sự thượng phụ cập trưởng huynh, khước hành ác tâm, vi bội nhược ái khoan dung, huynh hư trước tạo thứ sở dĩ tổn hại Đại đức Đính Noa Tăng Noa tính mệnh, yếu thành gia quốc vĩnh bá môn phong. Cổ ngôn tranh quan bất nhượng vị, tiên hạ thủ vi lương, trí dĩ như tư. Kim nguyện tạo bảo tràng nhất bách tọa, tiến bạt vong đệ cập tiên vong hậu một nhất hạ thoát, miễn cánh chấp tụng. Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh bá thiên Nam, hằng an bảo vị). ”
“ Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau nữa là phụ giúp cho cơ đồ hoàng đế (Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi khuông tá đế đồ). ”
“ Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau chúc cho Khuông Liễn mãi giữ được lộc vị (Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi Khuông Liễn hằng kiên lộc vị). “
...........
Cứ vậy trôi đi, gần 2 tháng. Hôm nay là ngày chính thức lưu đầy.
Trong ngự hoa viên, Đinh Bộ Lĩnh ngồi uống rượu, ánh mắt xa xăm. Cứ như vậy. Khi ngà ngà say, truyền giọng với tên thái giám:
“- Cho người đưa Đinh Liễn vào. Trẫm muốn gặp lần cuối.”
Đinh Bộ Lĩnh đau đáu. Nước cờ này đã đi sai. Dù Đinh Điền đã đánh cắp đem Đinh Toàn đi và ông cũng chuẩ bị việc Nguyễn Bặc sẽ “ vờ” tạo phản. Cướp Đinh Liễn mang đi. Nhưng thế sự xoay vần. Ai mà biết. Làm hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh thấy vô cùng bất lực.
Lúc sau, thái giám dẫn Đinh Liễn tới. Sai người đi ra, chỉ còn Đinh Liễn. Đinh Bộ Lĩnh hỏi:
“- Con không trách ta chứ.”
Đinh Liễn đáp:
“- Thưa phụ hoàng, lần này nhi thần bất cẩn. Bị kẻ gian hãm hại. Khiến phụ hoàng đau khổ và hại chết Hạng Lang. Lần này nhi thần đi, lành ít giữ nhiều. Mong Phụ hoàng bảo trọng.”
Rồi dập đầu 3 cái.
Đinh Bộ Lĩnh thờ dài:
“ – Chuyện đã qua. Nay Phụ Hoàng mượn li rượu. Chúc con lên đường bình an.”
Hai người nâng cốc. Nhưng chưa kịp uống, bèn lách đi. Hai mũi kiếm lao tới. Đinh Bộ Lĩnh kinh hãi kêu gọi cấm quân. Nhưng không ai đáp lại, biết sự không lành, Đinh Bộ Lĩnh quát:
“ Là ai sai các ngươi tới. Lê Hoàn hay Ngô Nhật Khánh?”
Bóng áo đen chỉ cười không đáp, Đinh Liễn đứng chắn trước Đinh Bộ Lĩnh nói:
“ Phụ Hoàng chạy đi, để nhi thần ngăn cản.”
Bóng áo đen còn lại cười haha:
“ Hôm nay không ai có thể sống.”
Rồi lao lên. Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Điền chống đỡ, nhưng dần rơi xuống hạ phong. Hai thanh kiếm đồng thời gác lên cổ cả hai, biết số tận, Đinh Bộ Lĩnh nói:
“ Có thể cho Trẫm biết ai để chết cũng an lòng.”
“ Được thôi.” Hai tên áo đen cởi khăn bịt mặt xuống, đồng thời mũi kiếm đâm thẳng vào yết hồi. Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn mắt trợn tròn, rồi tắc thờ.
Nhìn xác cha con Hoàng đế nhà Đinh, một tên nói:
“ Lần này coi như trả ân cứu mạng. Sau này, ta và ngươi không còn nợ nhau.”
Rồi đi mất. Bóng áo đen còn lại cũng ngập ngừng lúc rồi cũng đi.
.........
Ngày hôm sau, kinh thành náo loạn. Hai cha con nhà Đinh bị ám hại chết. Đinh Điền lao vào truy xét nhưng chỉ bắt được Đỗ Thích với lời khai hoang đường(1). Tất cả những kẻ nắm trọng binh đều có bằng chứng ngoại phạm.
Cũng lúc này, dân gian bỗng bùng lên truyền thuyết về lời sấm truyền:
“ Đỗ Thích thí Đinh Đinh,
Lê gia xuất Thánh minh,
Cạnh đầu đa hoành nhi,
Đạo lộ tuyệt nhân hành,
Thập nhị xưng đại vương,
Thập ác vô nhất thiện,
Thập bát tử đăng tiên,
Kế đô nhị thập thiên.
Có nghĩa là:
Đỗ Thích giết hai Đinh,
Nhà Lê nổi thánh minh,
Tranh nhau nhiều hoành nhi,
Đường sá người vắng tanh.
Mười hai xưng đại vương,
Toàn ác không một thiện,
Mười tám con lên tiên,
Sao kế đô hai chục ngày.”
...........
Hôm sau Nguyễn Bặc hội quân với Đinh Điền.
Trong phủ Quốc Công, Nguyễn Bặc bực bội:
“ Trăm tính ngàn tính cũng không nghĩ Phạm Cự Lượng thông đồng với Lê Hoàn. Kẻ này đã từng cứu giá bệ hạ hơn 2 lần, rất được tin tưởng. Thật không ngờ.”
Đinh Điền cũng trầm giọng:
“ Tuy không có chứng cơ, nhưng rất thể là cả hai. Nhân lúc rối loạn. Đem quân cấm vệ, xông vào giết. Có tin mật vụ vừa báo. Hoàng Hậu định phong Lê Hoàn là Phó Vương. Đây không phải là mưu đoạt quyền nhà Đinh sao.”
Nguyễn Bặc đồng ý. Ngay trong đêm, đem quân bao vây dinh phủ của Lê Hoàn và Phạm Cự Lượng. Một cuộc chiến diễn ra. Lường trước sự việc, nhưng Lê Hoàn và Phạm Cự Lượng vẫn bị đánh cho chật vật. Theo hộ quân ra khỏi thành. Nhưng Nguyễn Bặc và Đinh Điền chưa kịp vui sướng. Thì 3 Đạo quân đã vây thành. Không cần lễ tiết quy củ gì. Mặc xác Hoàng đế chưa lạnh. Đinh Điền và Nguyễn Bặc nhanh chóng bị đả bại, trọng thượng; chốn ra vùng Thường Lạc.
.............
Dẹp hết đối nghịch. Năm 980 , Đinh Toàn lên ngôi.
Lê Hoàn làm phụ chính, xưng là Phó vương.
Nhận tin nước Tống đang ngăm ngoa xâm lược nước ta. Các quan lại trong nội phủ bàn kế. Phạm Cự Lương đi vào nói:
"Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân.
Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho ?
Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn.”
Dương Văn Nga cũng cầm áo Hoàng bào, khoác lên vai Lê Hoàn và nói:
“- Vua còn quá nhỏ, mà quân Tống sắp tới. Nay phong Lê Hoàn lên ngôi thiên tử. Lấy sĩ khí động viên 3 quân. Đinh Toàn giáng chức làm Vệ Vương.”
Quần thần và binh lính nghe vậy, đồng loạt quỳ gối trước Lê Hoàn và hô:
“- Hoàng Thượng vạn tuế!”
“- Hoàng Thượng vạn tuế!”
........
Hôm sau Lê Hoàn đăng Đế, lấy hiệu Lê Đại Hành. Lập ra nhà Tiền Lê.
Năm 981, đánh thắng quân Tống. Được nhân dân tung hô và chính thức tiếp nhận nhà Lê.
Đại Hành lấy cớ vì ổn định chính trị , lấy Dương Văn Nga làm vợ, phong Hoàng Hậu.
……………………………..
(1): “ Mùa đông, tháng mười, Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết vua ở sân cung. Bọn Đinh quốc công Nguyễn Bặc bắt được đem giết. Trước đó Đỗ Thích làm chức lại ở Đồng Quan, đêm nằm trên cầu, bỗng thấy sao sa rơi vào miệng, Thích cho là điềm tốt, bèn nảy ra ý định giết vua. Đến đây, nhân lúc vua ăn yến ban đêm, say rượu nằm trong sân, Thích bèn giết chết, lại giết luôn cả Nam Việt Vương Liễn. Khi ấy lệnh lùng bắt hung thủ rất gấp, Thích phải lén núp ở máng nước trong cung qua 3 ngày, khát lắm, gặp lúc trời mưa thò tay hứng nước uống, cung nữ trông thấy liền đi báo. Đinh quốc công Nguyễn Bặc sai người bắt đem chém, đập nát xương, băm thịt ra từng mảnh, chia cho người trong nước ăn, chẳng ai không tranh lấy mà nhai nuốt.”