Dòng Máu Lạc Hồng
Chương 44 : Nhà Lý
Ngày đăng: 16:43 04/08/19
P.a: Vì đạo hữu Maseno1 thêm chương
Hôm sau, song song về lời đồn về sự hung ác của Lê Long Đĩnh, dân gian cũng truyền tụng về việc cây gạo Làng Diên Uẩn( hay làng Dương Lôi, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh) bị sét đánh, sau đó hiện lên bài kệ ngay chỗ sạm đen do sét đánh:
“ Thụ căn diểu diểu
Mộc biểu thanh thanh
Hoà đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Mộc di tái sinh
Chấn cung kiến nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình.
Nghĩa:
Gốc cây thăm thẳm.
Ngọn cây xanh xanh.
Cây hoà đao rụng.
Mười tám hạt thành.
Cành đông xuống đất.
Cây khác lại sinh.
Đông mặt trời mọc.
Tây sao náu hình.
Sáu, bảy năm nữa.
Thiên hạ thái bình.
Thiền sư Vạn Hạnh hay tin, tìm đến tận nơi xem xét rồi ghi lại, về đoán giải riêng như sau:
" Vua thì non yểu, bề tôi thì cường thịnh.
Họ Lê mất, họ Lý nổi lên.
Thiên tử ở phương đông mọc ra thì thứ nhân ở phương tây lặn mất.
Trải qua 6, 7 năm thì thiên hạ thái bình.”
…………..
Một hôm tan giờ chầu, Thiền sư Vạn Hạnh gặp riêng Lý Công Uẩn, nói rằng:
“ Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp.
Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa.
Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của Thân vệ như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một"
Lý Công Uẩn sợ hãi, lo rằng kế hoạch bị tiết lộ cho người đem giấu Thiền sư ở Tiêu Sơn( nay thuộc xã Tương Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.)
……………
Thái Uy Lê Hạ nghe được tin đồn vội vã vào cung, gặp Lê Long Đĩnh tâu:
“ Lời sấm vừa truyền, nói về việc nhà Lý sẽ nối ngôi. Theo vi thần xin bệ hạ hãy giết tất cả người họ Lý, để tránh hậu hoạn sau này.”
Lê Long Đĩnh cười bảo:
“ Làm như vậy, chả nhẽ khanh muốn trẫm như lời đồn kia ư.”
Lê Hạ lập bập run sợ nói:
“ Thần không dám.”
………..
Dù không tin nhưng một hôm Lê Long Đĩnh cho Lý Công Uẩn vào cung uống rượu. Bỗng cầm một quả khế mà ăn, nhưng lại thấy hột mận, liền mỉa mai mà nói:
“ Chả nhẽ lời sấm truyền là đúng ư. Họ Lê ta đã đến hồi tận diệt.”
Lý Công Uẩn nghe thấy lời này thì nhất thời kinh hãi, bất giác đánh rơi cả đôi đũa trong tay xuống đất. May thay lúc nó bất ngờ có tiếng sấm nổ vang trời.
Nhân cơ hội ấy, Lý Công Uẩn giả bộ ung dung, cúi xuống nhặt đũa mà nói:
"Oai trời quả thực chấn động, vừa nghe một tiếng đã đến nỗi này!".
Lê Long Đĩnh cười:
"Bậc trượng phu mà cũng sợ sấm sét hay sao?".
Lý Công Uẩn đáp:
"Đến Thánh nhân xưa kia nghe tiếng sấm còn biến sắc, sao có thể không sợ?".
Nhờ vài câu ấy, Lý Công Uẩn đã cẩn thận che giấu hành động thất thố vừa rồi. Lê Long Đĩnh cũng không lấy làm nghi ngờ. Sau đó vì đề phòng liền sai người âm thầm giết hết họ Lý nhưng tuyệt nhiên trừ Lý Công Uẩn.
...........
Lê Long Đĩnh chết năm 1009, con vua còn bé. Lý Công Uẩn cùng với Hữu Điện tiền Chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ.
Khi ấy Chi hậu là Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn có muốn nhận việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng nói khích với Lý Công Uẩn về việc tiếm ngôi.
Lý Công Uẩn trong lòng thích lời nói đó nhưng còn ngờ Đào Cam Mộc có mưu khác, mới giả cách mắng:
“ Đạo vua tôi, ai có thể làm điều đó. Khác nào kẻ bất nhân bất nghĩa.”
Đào Cam Mộc thong thả bảo Lý Công Uẩn rằng:
“ Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế, cho nên mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết.”
Lý Công Uẩn nói:
“ Tôi đâu nỡ cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răn ông đó thôi.”
Hôm sau Cam Mộc lại bảo Công Uẩn:
"Người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, đó là cái họa không thể che dấu được nữa. Chuyển họa làm phúc, chỉ trong sớm chiều. Đây là lúc trời trao người theo, Thân vệ còn nghi ngại gì nữa?".
Lý Công Uẩn nói:
" Tôi đã hiểu rỏ ý ông, không khác gì ý của Thiền sư Vạn Hạnh, nếu thực như lời ấy thì nên tính kế thế nào ?".
Đào Cam Mộc nói:
" Thần Vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người chịu theo. Hiện nay trăm họ mỏi mệt kiệt quệ, dân không chịu nổi, Thân vệ nên nhân đó lấy ân đức mà vỗ về, thì người ta tất xô nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, có ai ngăn được!".
Đào Cam Mộc biết việc cần kíp, sợ sinh biến, mới nói chuyện với khanh sĩ và các quan, ai cũng vui theo.
Ngay ngày hôm ấy, điều họp cả ở trong triều, bàn rằng:
" Hiện nay, dân chúng ức triệu khác lòng, trên dưới lìa bỏ, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo ngược, không muốn theo về vua nối mà đều có lòng suy tôn quan Thân vệ, bọn ta không nhân lúc này cùng nhau sách lập Thân vệ làm thiên tử, lỡ bối rối có xảy ra tai biến gì, liệu chúng ta có giữ được cái đầu hay không?".
Thế rồi cùng nhau dìu Lý Công Uẩn lên chính điện, lập làm thiên tử, lên ngôi Hoàng đế.
Trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài đều hô "vạn tuế", vang dậy cả trong triều.
Lý Công Uẩn lên ngôi. Liền đại xá cho thiên hạ, đốt giềng lưới, bãi ngục tụng, xuống chiếu từ nay ai có việc tranh kiện cho đến triều tâu bày, tự thân xét quyết.
Các quan dâng tôn hiệu là "Phụng Thiên Chí Lý ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quang Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Tri Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế"
Triều Đại Nhà Lê chính thức thay bởi họ Lý.