Father (Phụ)

Chương 29 : Twenty-ninth child

Ngày đăng: 06:59 19/04/20


Nhìn kiến trúc phong cách Baroque (1) cổ xưa trước mắt một lúc lâu, hắn mới chậm chạp nhận ra, công trình đối diện là một giáo đường. Toàn bộ giáo đường được xây từ gạch và trụ đá cẩm thạch, kết hợp với tranh màu và tượng điêu khắc đậm mùi tôn giáo. Sau mấy ngày lo sợ rút ở trong phòng, hắn rốt cuộc nhịn không được đi ra một chút, sau đó phát hiện giáo đường này ở một góc tối. Gần như không chút ngập ngừng, hắn đẩy cửa giáo đường ra.



Bên trong là một mảnh tối tăm, trầm lắng và thần bí, trong góc mơ hồ truyền đến giai điệu trầm trầm của đàn đại phong cầm (2) xưa cổ. Ánh mặt trời đổ xuống từ những ô kính màu sặc sỡ, chiếu ra tranh ảnh Kinh thánh đủ sắc đủ màu trên nền gạch nhẵn bóng. Tượng Đức Mẹ cao lớn bị bóng tối bao trùm, chỉ có thể lờ mờ nhìn thấy đường nét. Đại bộ phận ánh sáng là từ phía ngoài xuyên qua cửa mở chiếu vào trong giáo đường, kéo bóng hắn dài ra trên mặt sàn hình thập tự giá.



Hắn tiến vào giáo đường như bị dụ dỗ, bước vào trong bóng tối. Đây là lần đầu tiên hắn tiến vào một nơi mang danh thiêng liêng thần thánh. Trên thực tế, hắn là người theo thuyết vô thần —— dân khu số bảy hầu hết bị chia vào hai nhóm, một nhóm gần như điên cuồng duy trì đức tin tín ngưỡng của mình, nhóm kia thay vì nói là không có đức tin tín ngưỡng, không bằng nói là chỉ tin ở bản thân. Thân là người thuộc nhóm sau, hắn không có khái niệm gì đối với tín ngưỡng, hiện tại là vũ trụ năm 735, tôn giáo lớn bé tuy chưa thể nói đạt tới vài trăm triệu, nhưng chắc chắn chí ít phải có mấy chục triệu. Công trình kiến trúc như giáo đường này, chỉ những tôn giáo lớn mới có thể tiêu phí tiền tài và sức lực xây dựng, tôn giáo của ngôi giáo đường này lại vừa vặn nằm trong xác xuất một trên mười triệu tôn giáo hắn biết, tên là “Cơ Đốc giáo” (3) —— tín ngưỡng từng chiếm một phần tư ở trái đất cổ, cũng được lưu truyền cho tới ngày nay. Hắn biết tôn giáo này, chỉ vì đây là tín ngưỡng của lão Nei.



Cho nên hắn mới không kiềm được tiến vào giáo đường này, một kiến trúc thần thánh có vẻ không phù hợp với hắn —— hắn chỉ là có chút tò mò, “Chúa” mà lão Nei tâm niệm hơn nửa cuộc đời rốt cuộc là thế nào.



Sau khi đi vào giáo đường, hắn mới phát hiện trong giáo đường nhen nhóm ánh sáng mông lung. Mắt nhanh chóng thích ứng với bóng tối, hắn tới dưới chân tượng Đức Mẹ, ngơ ngác nhìn lên pho tượng được tạc thành từ bạch ngọc. Đức Mẹ nhắm mắt khoan thai, ôm Chúa Hài Đồng dầm dưới ánh quang lất phất, vẻ mặt hiền hòa khiến người ta muốn khóc, đó chính là cảm giác được cứu chuộc.



Hắn vội vàng chuyển mắt đi, không biết tại sao, một cảm giác bi thương sâu sắc trào lên từ cổ họng. Ánh mắt hắn bỗng dừng lại —— trên băng ghế bên trái, đứa con thứ ba của hắn đang ngồi ở đó.



Tóc màu bạc trong bóng đêm vẫn đẹp đến độ dường như đang tỏa sáng, thanh niên nhắm mắt lại, hai tay đan nhau hơi chống vào môi mỏng, cầu nguyện vô cùng thành kính, nửa bên mặt hoàn mỹ kia lúc này có vẻ vô cùng thánh khiết, khiến người ta không thể sinh ra bất cứ ý nghĩ khinh nhờn nào. Dù là ai cũng không thể tưởng tượng ra, nguyên tội đeo trên người thanh niên kia đến từ dục vọng *** mỹ giữa nam và nữ.


Đúng vậy, các ngươi có thể không chút e ngại thoát khỏi gông xiềng đạo đức, nhưng ta thân là người thường, lại phải đeo tội lỗi luân lý. Hắn bi ai nghĩ.



Như nhận ra ý nghĩa sau sự trầm lặng của hắn, Lust bỗng dưng quay đầu lại, bắt lấy ánh mắt không kịp rút về của hắn.



“Father, hãy tự mình nhận thức —— Xin ngươi bất chấp tất cả, bất chấp những luân lý đạo đức được nhân loại đặt ra kia, chúng chỉ là gông xiềng trói buộc bản năng. Chúng không là gì cả, chúng sớm đã không thể trừng phạt ngươi. Ngươi chỉ cần nhìn chúng ta, chỉ có thể nhìn chúng ta, bất cứ sự vật nào khác cướp đi sự chú ý của ngươi, chúng ta đều sẽ hủy diệt chúng. Bởi vì ngươi là thuộc về chúng ta, Cha – chỉ thuộc về chúng ta, chúng ta mãi mãi khát vọng ngươi, Cha của chúng ta.”



(1) Baroque (Ba Rốc) là một phong cách nghệ thuật bắt nguồn từ Phục Hưng Ý, sau đó lan ra khắp châu Âu và cả những thuộc địa ở Tân thế giới cho tới cuối thế kỷ 18. Nghệ thuật Baroque được đánh dấu bằng cuộc cách mạng ở thế kỷ 17 và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng. Baroque nảy nở và phát triển nhờ các nhân tố nhà thờ, hoàng gia và tầng lớp thị dân.



(2) Đàn đại phong cầm còn được gọi là đàn ống, thường có từ một đến bảy bàn phím. Đại phong cầm tuy có phím bấm, nhưng không thuộc bộ gõ. Khi người chơi nhấn phím, nhạc cụ này tạo ra âm thanh bằng cách đẩy khí qua các ống kim loại to nhỏ tùy theo kích cỡ tương ứng với từng nốt. Khác hẳn với piano chỉ có một bàn phím trên đó là 88 phím đàn, đại phong cầm có thể có tới bảy bàn phím. Đại phong cầm là một trong những nhạc cụ cổ nhất của châu Âu cho đến nay. Nơi thường vang lên tiếng đại phong cầm hẳn nhiên là các nhà thờ và thánh đường của Thiên Chúa. Thời kỳ Baroque (1600 – 1700) là quãng thời gian rực rỡ nhất của loại nhạc cụ này.



(3) Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham – tổ phụ của dân Do Thái và dân Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Jesus như được ghi lại trong Kinh Tân Ước. Tín đồ Cơ Đốc tin rằng Jesus là con của Chúa trời và là Đấng Cứu Thế của người Do Thái như đã được tiên tri trong Kinh Cựu Ước.Là tôn giáo chỉ thờ phụng một vị thần, hầu hết tín đồ Cơ Đốc tin rằng chỉ có một Đức Chúa trời duy nhất hiện hữu trong ba thân vị gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các khác biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo La mã, Chính Thống giáo Đông phương và Kháng Cách (đạo Tin Lành). Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới).



Trong tiếng Việt, bên cạnh từ “Kitô” (như Kitô giáo) có gốc từ tiếng Hy Lạp thường được sử dụng bởi tín đồ Công giáo, còn có từ “Cơ Đốc” (như Cơ Đốc giáo) có nguồn gốc từ chữ Nho và thường được người theo đạo Tin Lành sử dụng. Trong khi Công giáo dùng chữ “Kitô” để chỉ Jesus, Tin Lành lại thường dùng chữ “Christ”. Ngoài ra, Thiên Chúa giáo cũng thường được sử dụng bởi những người ngoài Kitô giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.