Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 12 : Vĩnh biệt

Ngày đăng: 08:31 19/04/20


Khi còn trẻ, tôi

từng yêu một người, cho rằng không có anh, ngày tháng rực rỡ đến mấy

cũng đều tẻ nhạt vô vị. Đến khi duyên phận đã hết, tôi mới tỉnh ngộ, bản thân thật ra không nặng tình đến thế.



Đều nói trên đời này, bí

mật giấu kín bao lâu, rồi đến cuối cùng cũng có một ngày sẽ phơi bày

giữa thanh thiên bạch nhật. Đồng thời nhiều chân tướng cũng sẽ theo dòng chảy thời gian, bị vùi lấp dưới bùn đất của lịch sử, không thấy mặt

trời. Cái gọi là bí mật, là điều che giấu không cho ai biết, Phật giáo

chỉ phép thuật sâu xa giấu kín. Xưa nay luôn cho rằng, bí mật đến lúc

chín muồi, sẽ tự nhiên bóc trần hoàn hảo vô khuyết. Cố ý đi bới móc một

bí mật, đó là tàn nhẫn. Khi còn trẻ, tôi từng yêu một người, cho rằng

không có anh, ngày tháng rực rỡ đến mấy cũng đều tẻ nhạt vô vị. Đến khi

duyên phận đã hết, tôi mới tỉnh ngộ, bản thân thật ra không nặng tình

đến thế.



Ba trăm năm trước, mẹ Tsangyang Gyatso giấu bí mật ấy

trong lòng, ngày ngày lo sợ không yên. Bà biết bí mật sớm muộn cũng sẽ

bị vạch trần, e sợ con trai chìm đắm trong tình yêu sẽ khó mà chịu đựng

được đả kích đột ngột này. Linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5, đối

với nhiều người, là vinh dự cầu cũng không được, là chính quả tu luyện

ngàn năm khó đạt. Nhưng không phải bất cứ ai cũng cần danh hiệu này,

không phải bất cứ ai cũng tiếp nhận nổi chức con nhà quý tộc này. Biết

bao người sinh ra trong nhà vua chúa cảm khái muôn vàn, chỉ hy vọng kiếp sau chuyển thế, rơi vào nhà thường dân, không cần chịu đựng tranh đấu

và phiền nhiễu vô vị ấy.



Năm 1696, khi bình định phiến loạn

Dzungar[1], vua Khang Hy tình cờ từ miệng một tù binh biết được tin Đạt

Lai thứ 5 đã qua đời từ nhiều năm trước. Khang Hy rất đỗi phẫn nộ đối

với việc Sangye Gyatso giấu kín không bẩm báo, muốn phát binh chinh phạt hỏi tội. Chân tướng vừa bị vạch trần, Sangye Gyatso đã sống trong lo

âu, phấp phỏng mười lăm năm biết rằng, rốt cuộc mình vẫn không thoát

khỏi kiếp nạn này. Y gắng gượng khiến mình trấn tĩnh, một mặt cùng Ban

Thiền thứ 5 trù hoạch, nhanh chóng công bố thân phận của linh đồng

chuyển thế, đồng thời phái sứ giả rước Ngài đến cung Potala, chuẩn bị lễ lớn tọa sàng[2]. Một mặt khác gửi thư tâu lên triều đình, mấy năm nay

giấu không phát tang hoàn toàn không phải là ý mình, mà là tuân theo di
tối cao như vua chúa, thậm chí càng vinh diệu thần kỳ. Trong mắt người

đời, Phật sống phải có một trái tim từ bi tế thế, phải có pháp lực vô

biên, có thể độ hóa đông đảo chúng sinh. Thế nhưng chẳng ai tin rằng, dù là Phật, cũng có những bất lực và nỗi bi ai thân bất do kỷ.



Năm

1697, Tsangyang Gyatso được chọn là “linh đồng chuyển thế” của Đạt Lai

thứ 5, tháng 9 năm đó, từ Lhoko rước đến Lhasa, khi đi ngang qua huyện

Nagarzê[3], tôn Ban Thiền thứ 5 Lobsang Yeshe[4] làm thầy, cạo đầu thọ

giới sa di[5], lấy pháp danh Lobsang Rinchen Tsangyang Gyatso[6]. Ông

trời cuối cùng đã đem thứ Tsangyang Gyatso vốn nên có trả lại cho Ngài,

song không ai từng hỏi, đây phải chăng thật sự là thứ Ngài mong muốn.

Ngay cả bản thân Tsangyang Gyatso cũng không hiểu rõ, cuộc đời Ngài từ

đó sẽ có được những gì, mất đi những gì. Chẳng lẽ một người đến với nhân gian, đều là vì đòi nợ và trả nợ? Đợi đến khi đòi lại những thứ bị

thiếu, trả hết những thứ cần trả, chúng ta còn theo đuổi thứ gì? Tranh

chấp thứ gì?



[3] Nagarzê (Lãng Ca Tử): một huyện của địa khu Lhoka, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.



[4] Lobsang Yeshe (La Tang Ích Hi, 1663-1737): Ban Thiền Lạt Ma thứ 5



[5] Thọ giới sa di: Sau khi linh đồng chuyển thế vào tự viện, nhất định

phải thọ giới sa di, bày tỏ bằng lòng tiếp nhận tu hành, sống cuộc sống

tự viện. Khi thọ giới, có một vị Phật sống cao tuổi đứng bên linh đồng,

Ngài nói một câu, linh đồng nói theo một câu, đó là những giới luật giản đơn phải nghiêm khắc tuân thủ.



[6] La Tang Nhân Khâm Thương Ương Gia Thố.



Hoa rơi vẫn trôi theo nước chảy, biển biếc đã hóa nương dâu. Tsangyang

Gyatso triệt để thoát ly với cuộc sống đã qua, từ đó không thể quay về

làng nhỏ miền núi thời thơ ấu nữa. Không ngờ, ngày ấy vội vã rời đi lại

thành vĩnh biệt, ngày thu đó tựa như ngày thu cuối cùng trong cuộc đời

Ngài. Bởi vì, suốt đời này Tsangyang Gyatso cũng không còn nhìn thấy lá

đỏ đẹp đẽ như thế nữa. Trong khoảnh khắc, Ngài thốt nhiên hiểu rõ, những nhân vật và cảnh tượng quen thuộc trong quá khứ, sau này chỉ có thể gặp được trong mơ. Mơ, Ngài bắt đầu hy vọng mình có thể ngủ thiếp đi, và cứ mơ mãi.