Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 19 : Bến đò

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


Bất cứ một ai tin vào

duyên phận đều sẽ hiểu rõ, tình duyên trên đời này nên hợp thì hợp, nên

tan thì tan, khi duyên phận đã hết, một khắc cũng sẽ không lưu lại.



Bất cứ một ai tin vào duyên phận đều sẽ hiểu rõ, tình duyên trên đời này

nên hợp thì hợp, nên tan thì tan, khi duyên phận đã hết, một khắc cũng

sẽ không lưu lại. Có lúc duyên phận giữa người với người chẳng bằng một

ngọn cỏ, cỏ còn có thể trải qua xuân tươi thu héo, còn duyên phận mỏng

manh, ngắn ngủi như một giấc mộng đêm xuân. Đúng vậy, tựa hồ có một giấc mộng, sau khi tỉnh mộng, bạn đứng lặng hồi lâu trước cửa sổ trong gió

lạnh, phát giác mình lại trở về buổi ban đầu của sinh mệnh, chẳng còn gì cả. Nhưng tuy rằng trắng tay, phải chăng vẫn còn trong sạch? Còn tinh

khiết?



Nhà thơ Đài Loan Tịch Mộ Dung từng có một bài thơ, “Bến đò”.



Cho em nắm lấy tay chàng,



Giã từ, rồi lại nhẹ nhàng rút tay.



Nhớ nhung bén rễ từ đây,



Lâng lâng như ở trên mây bồng bềnh.



Núi sông vốn dĩ trang nghiêm,



Vì ly biệt, bỗng trở nên dịu dàng.



Cho em nắm lấy tay chàng,



Giã từ, rồi lại nẹ nhàng rút tay.



Tháng năm ngưng đọng từ đây,



Trong tim lệ nóng sánh tày sông sâu.



Muôn vàn bất lực nhìn nhau,



Bến đò trống trải, tìm đâu hoa cài.



Đem lời chúc phúc tặng ai,


Phật không phải là hư vô, Phật cũng là hóa thân của con người, vì tham

thấu mọi việc trên đời, mới đứng ngoài cuộc, nhàn tản trên mây. Có lẽ

trong quá trình tu hành, Tsangyang Gyatso nhất thiết phải trải qua tình

kiếp mới có thể thành Phật, một vị Phật trong thế giới Sa-bà[3], độ hóa

chúng sinh.



[3] Thế giới Sa-bà (Ta-bà, Samsara): Theo kinh điển

Phật giáo, các loài chúng sinh hữu tình hiện sinh luân hồi trong thế

giới Sa-bà hay còn gọi là Tam Giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.



Chúng ta rất muốn biết, sau khi thất tình, Tsangyang Gyatso rốt cuộc sẽ lựa

chọn lại một phương thức sống ra sao. Phải chăng Ngài sẽ bước ra khỏi

vũng bùn tình cảm, đoạt lại quyền trượng từ tay Đệ Ba Sangye Gyatso,

dùng địa vị thủ lĩnh chính giáo Tây Tạng của Ngài, bắt đầu thật sự nắm

giữ quyền lực chính giáo? Hoặc là từ đó an phận thủ thường nghe lệnh Như Lai, tịnh tâm tham thiền trong cung Potala? Hiển nhiên tất cả những

điều này đều không phải, tính tình của Ngài đã định sẵn cuộc đời nay mai của Ngài. Cũng giống như một vở kịch, lúc bắt đầu, chúng ta đã có thể

đoán trước kết cuộc. Dù là như thế, chẳng mấy ai có thể bình tâm tịnh

khí quan sát cả quá trình, tâm tình chúng ta vẫn thấp thỏm theo từng

tình tiết.



Thật ra cục diện chính trị Tây Tạng lúc đó một bầu hỗn loạn, mà Tsangyang Gyatso lại chìm đắm trong cảm xúc bi thương cá nhân

không thể tự thoát ra. Tsangyang Gyatso không hề để tâm quyền thế, thậm

chí không để tâm địa vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 của Ngài. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là Ngài chẳng có mảy may cống hiến và giáo hóa đối với

chúng sinh, chỉ là phương thức Ngài lựa chọn khác hẳn. Ngài dùng tình

cảm chân thành và từ bi khiến người đời cảm nhận được, Phật pháp không

phải là cao không với tới, thiền không chỉ là vì siêu độ bản thân, tu

luyện kiếp sau. Kiếp này lòng của chúng ta đã đầy đủ nông nổi, cần thơ

ca tràn đầy linh tính và nhu tình của Ngài để tịnh hóa, chỉ có kiếp này

đạt được giải thoát, mới sẽ có luân hồi kiếp sau.



Ngài rốt cuộc

vẫn là Tsangyang Gyatso, dục vọng quyền lực và tình yêu, Ngài chọn lựa

điều sau. Đối với người hướng đến thế giới tinh thần, tình yêu là thứ

cực kỳ xa xỉ, người thật sự có thể sở hữu nó không nhiều, càng huống chi là một vị Phật sống không thể tiêm nhiễm tình cảm nhân gian. Biết rõ

như thế, Ngài vẫn cô độc ngạo nghễ đi tiếp, xem như không có mục đích,

tùy tiện bay bổng, nhưng trong lòng Ngài biết rõ mình rốt cuộc muốn điều gì. Cho dù thế giới của Ngài là gió sương mưa tuyết, những người si mê

thơ tình của Ngài như chúng ta, lại có lý do gì chọn lựa nửa đường từ

bỏ?