Hai Số Phận

Chương 6 :

Ngày đăng: 15:10 19/04/20


William Kane lớn rất nhanh. Chú được mọi người chung quanh yêu quý, nhất là những năm đầu chung quanh chú thường chỉ có bà con trong nhà và những người hầu hạ được chọn lọc.



Tầng trên gác của ngôi nhà thuộc họ Kane xây theo kiểu thế kỷ mười tám ở Quảng trường Louisburg trên đồi Beacon đã bị biến thành trung tâm nuôi trẻ, chất đầy các thứ đồ chơi. Bên cạnh đó là một phòng ngủ và phòng khách dành cho cô bảo mẫu mới thuê được về Từ đây xuống đến nhà dưới còn một quãng xa nên Richard Kane không thể hay biết gì về những chuyện như trẻ con mọc răng, tã ướt, hoặc nó khóc bất thường đòi ăn Tiếng khóc đầu tiên, chiếc răng mọc đầu tiên, bước đi đầu tiên, tiếng nói đầu tiên của đứa bé đều được mẹ của William ghi vào sổ gia đình cùng với những tiến bộ của nó về chiều cao và cân nặng. Anna ngạc nhiên thấy những con số thống kê này chẳng khác gì lắm với bất cứ đứa trẻ nào mà chỉ đã biết ở trên đồi Beacon.



Cô bảo mẫu là một người thuê ở tận bên Anh mang về. Cô nuôi thằng bé theo một chế độ mà đến một sĩ quan ky binh của nước Phổ cũng phải lấy làm hài lòng. Chiều chiều cứ sáu giờ là bố của William lên thăm. Vì không biết nói chuyện với con như thế nào nên hai bố con chỉ biết nhìn nhau. William nắm chặt lấy ngón tay trỏ cúa bố, ngón tay mà người bố đã dùng để kiểm tra những bảng cân bằng thu chi ở ngân hàng. Richard nhìn con mỉm cười. Sau năm đầu, thủ tục có hơi thay đổi đi một chút. Thằng bé được đưa xuống nhà dưới để thăm bố. Richard ngồi ở chiếc ghế da có lưng tựa rất cao nhìn đứa con đầu lòng của mình bò dưới chân bàn ghế, lúc ẩn lúc hiện, khiến Richard tưởng như con mình rồi sẽ trở thành một Thượng nghị sĩ cũng chưa biết chừng. Mười ba tháng là William đã chập chững biết đi và bám vào đuôi áo eủa bố. Tiếng đầu tiên của nó nói ra là Dada, làm mọi người rất thích, kề cả bà nội Kane và bà ngoại Cabot, hai bà là những người đến thăm nó thường xuyên. Các bà không đi theo chiếc xe đẩy William đi quanh Boston, nhưng vào những chiều thứ năm thường bước theo sau cô bảo mẫu trong công viên và nhìn những người trông trẻ khác cũng ra đó. Những trẻ con khác cho vịt ăn ở những vườn công cộng, nhưng William thì được chơi với thiên nga trong hồ của biệt thự rất sang trong nhà ông Jack Gardner.



Sau hai năm thì các bà nội bà ngoại đều có ý nói khéo rằng đã đến lúc thằng William phải có em đi là vừa. Anne đành nghe theo các cụ và để có mang lần nữa, nhưag được đến tháng thứ tư thì chị rất thất vọng thấy người mình cứ mỗi lúc một ốm yếu nhợt nhạt đi.



Lúc khám thai cho người mẹ, bác sĩ MacKenzie không còn cười vui vẻ được nữa, và đến tuần thứ mười sáu khi Anne bị sẩy thai thì ông ta tuy không ngạc nhiên nhưng cũng không để cho chị đau buồn vô cớ. ông ta nói:



- Anne, cái lý do khiến bà cảm thấy mình không khỏe đó là do huyết áp của bà quá cao, và nếu cứ như thế thì càng có mang nhiều tháng huyết áp càng cao lên nữa. Tôi e rằng các bác sĩ hiện nay chưa có cách gì ngăn được huyết áp cao. Mà chúng tôi thì chỉ có thể biết được là điều đó nguy hiểm cho mọi người, nhất là cho đàn bà có mang.



Anne cố cầm nước mắt và hiểu rằng như thế có nghĩa là trong tương lai mình sẽ không thể có con được nữa.



- Nhưng nếu tôi có mang lần sau thì chắc không thế nữa chứ? - Chị lựa lời hỏi để bác sĩ dễ trả lời mình hơn.



- Tôi sẽ rất ngạc nhiên nêu như không còn như vậy. Tôi phải lấy làm tiếc mà nói điều này, nhưng tôi thành thật khuyên bà là không nên có mang nữa.



- Nhưng dù có ốm đau vài tháng cũng không sao, nếu như...



- Tôi không nói về chuyện ốm đau đâu, bà Anne. Mà tôi nói là bà không nên mạo hiềm với mạng sống của mình một cách không cần thiết như vậy.



Richard và Anne rất lấy làm lo ngại, vì bản thân hai người cũng là con một và hai người đều sớm mất cha. HỌ đã tưởng mình sẽ tạo ra một gia đình tương xứag với quy mô của nhà này và trách nhiệm đối với những thế hệ tiếp theo. Hai bà nội bà ngoại Cabot và Kane đều nói: phận sự của người đàn bà chỉ có thế thôi chứ còn gì khác nữa đâu? Lâu dần, không ai nhắc nhở đến vấn đề đó nữa, và William trở thành trung tâm chú ý của mọi người.



Richard, sau sáu năm có chân trong ban giám đốc đã lên thay thế người cha qua đời năm 1904 làm chủ tịch Ngân hàng và Công ty Tín dụng Kane và Cabot. Từ đó anh chỉ biết lao vào công việc của ngân hàng. Ngân hàng này có trụ sở tại phố State, một tòa nhà đồ sộ được xây dựng đẹp và chắc chắn, và có chi nhánh ở New York, london và San Francisco. Cái chi nhánh thứ ba này thành một vấn đề đáng lo ngại cho Richard vào đúng ngày William ra đời, vì nó đã bị sập cùng một lúc với Ngân hàng quốc gia Crocker, Ngân hàng Wells Fargo và California trong vụ động đất lớn năm 1906, không phải sập về mặt tài chính mà sập đúng với nghĩa đen của nó. Richard vốn là một người biết lo toan từ trước nên tài sản của anh được hãng Lloyds của London bảo hiểm. Đều là những người đứng đắn cả, nên sau vụ đó họ bồi thường cho đến từng xu một, do đó Richard có thể xây dựng lại ngân hàng. Richard phải mất cả một năm vất vả di lại bằng xe lửa giữa Boston với San Francisco, mỗi lượt đi mất bốn ngày trời, để theo dõi giám sát việc xây dựng lại.



Anh cho khánh thành nhà ngân hàng mới trên Quảng trường liên hiệp, tháng mười năm 1907, sau đó lại phải quay sang bờ biền phía đông ngay để giải quyết những vấn đề mới nẩy sinh. Lúc này ở các ngân hàng New York người ta đang rút bớt tiền gửi. Nhiều ngân hàng nhỏ không đối phó nổi với tình hình ấy và bắt đầu phá sản. J.P.Morgan, chủ tịch của một ngân hàng lớn mang tên ông ta và đã nổi tiếng từ lâu, đã mời Richard cùng cộng tác với ông ta để lập một ngân hàng hùn vốn nhằm đối phó với tình hình này.



Richard đồng ý. Thái độ dũng cảm của anh đã có hiệu quả và vấn đề khó khăn đã bị đẩy lùi dần. Tuy thế, Richard cũng đã phải mất nhiều đêm không ngủ được.



William, trái lại ngủ rất kỹ, không cần biết gì đến những chuyện động đất và ngân hàng sập. Chú còn có việc phải cho những con thiên nga ăn và phải đi đi lại lại Milton, Brookline và Beverley để được gặp những bà con họ hàng quyền quý.
- Nó cần phải có những đứa trẻ khác làm bạn mới được - các cụ tuyên bố như vậy, và liền sau đó cho cả ông thầy Munro và cô bảo mẫu nghỉ việc, và cho William đến Viện Sayre theo học vì các cụ tin rằng cho nó sống với thế giới thực tế bên ngoài và có thêm nhiều bạn khác thì thằng bé sẽ trở lại bình thường.



Richard đã để lại phần lớn tài sản cho William, với sự ủy nhiệm của gia đình, cho đến khi nào chú hai mươi mốt tuổi. Trong chúc thư của bố chú có một bản phụ lục. Richard muốn rằng con trai mình sau này sẽ xứng đáng là Thống đốc và Chủ tịch của ngân hàng Kane và Cobot. Chỉ có mỗi điểm đó trong chúc thư là William thấy hứng thú, còn những cái khác tất nhiên đều là quyền của chú được hưởng cả. Aune được nhận một số tiền gốc là 500 nghìn đôla với thu nhập hàng năm là 100 nghìn đô-la cho đến chót đời trừ các khoản thuế, và số tiền đó chỉ chấm dứt ngay nếu chị tái giá. Chị cũng được hưởng cả ngôi nhà trên đồi Beacon, biệt thự mùa hè trên Bờ Bắc, ngôi nhà ở Maine với cả một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Mũi Cá Thu, và tất cả những tài sản ấy sau khi chị qua đời sẽ trao lại cho William. Hai cụ nội ngoại mỗi người được hưởng 250 nghìn đô-la cùng những thư dặn lại là nếu Richard chết trước các cụ thì trách nhiệm của các cụ là như thế nào. Toàn bộ tài sản của gia đình do ngân hàng quản lý và được ủy thác cho những cha mẹ đỡ đầu của William. Thu nhập do tất cả những thứ trên đây đem lại được tái đầu tư mỗi năm vào những xí nghiệp đã sẵn có.



Cũng phải mất đến một năm trời các cụ mới cảm thấy hết tang tóc, còn Aune thì mặc dầu chị chỉ mới hai mươi tám tuổi nhưng đến bây giờ chị mới thấy mình lần đầu tiên trong đời sống lại được cái tuổi đó.



Các cụ không như Anne, không che giấu nỗi buồn của mình làm gì. William thấy thế không bằng lòng, lên tiếng trách các cụ.



- Bà không nhớ bố cháu hay sao? - chú ngước đôi mắt xanh lên hỏi bà nội Kene khiến bà nhớ đến đứa con trai của mình.



- Có chứ cháu, nhưng bố cháu không muón cho chúng ta cứ ngồi đó để mà thương thân được.



- Nhưng cháu muốn tất cả chúng ta lúc nào cũng phải nhớ đến bố cháu cơ, luôn luôn nhớ đến, - Wilham xẵng giọng nói.



- William này, bây giờ bà sẽ nói với cháu như lần đầu tiên nói chuyện với một nguời lớn nhé. Tất cả chúng ta sẽ luôn luôn có hình ảnh thiêng liêng của bố cháu trong lòng, còn cháu thì cháu sẽ phải làm thế nào cho xứng với điều bố cháu mong muốn ở cháu. Bây giờ cháu là người đứng đầu trong gia đình và là người thừa kế một tài sản lớn. Vậy cháu phải chuẩn bị làm thế nào cho xứng đáng với sự thừa kế đó, cũng với tinh thần mà bố cháu đã làm để đến lượt cháu được thừa hưởng như vậy.



William không trả lời. Nhưng như vậy là chú đã hiểu được mình sống có mục đích như thế nào. Trước đây chú không biết. Bây giờ chú sẽ nghe theo lời khuyên của bà nội. Chú học cách sống với nỗi đau buồn của mình nhưng không một lời phàn nàn kêu ca.



Từ đó trở đi, chú chăm chỉ học tập, và chỉ khi nào thấy bà nội Kane có vẻ bằng lòng thì chú mới yên tâm. Chú giỏi tất cả các môn học, và riêng trong môn toán không những chú đứng đầu lớp mà còn vươn tới cả những lớp trên nữa. Bất cứ gì bố chú đã làm được, chú quyết tâm làm được hơn thế. Chú gần gũi với mẹ hơn bao giờ hết, và trở thành hoài nghi đối với tất cả những ai không phải trong gia đình. Cứ như vậy, chú trở thành một đứa trẻ cô đơn, đơn độc, và hóa ra một con người hợm mình.



Các cụ đã tính rằng khi nào William bảy tuổi thì sẽ đến lúc dạy cho nó hiểu biết về giá trị của đồng tiền. Các cụ cho chú bắt đầu được có tiền túi cứ mỗi tuần một đô-la, nhưng bắt chú phải làm bản khai về mỗi đồng xu tiêu vào việc gì. Với chủ trương đó, các cụ tặng chú một cuốn sổ bìa da màu xanh giá 95 xu và trừ ngay vào khoản một đô-la của tuần đầu. Từ tuần thứ hai trở đi, các cụ cứ mỗi sáng thứ bảy lại phát một đô-la cho chú. William đầu tư năm mươi xu vào quỹ tiêu hai mươi xu, đem mười xu cho bất cứ đối tượng từ thiện nào mà chú muốn, còn giữ lại hai mươi xu dự trữ. Cứ đến cuối mỗi quý, các cụ lại rà soát sổ sách và xem chú báo cáo về các khoản chi tiêu như thế nào. Sau ba tháng đầu, William đã hoàn toàn sẵn sàng tự xử lý lấy mọi thứ. Chú đã hiến 1,30 đô-la cho tổ chức Hướng đạo sinh Mỹ mới thành lập, đầu tư 5,55 đô-la và yêu cầu bà nội Kane gửi vào quỹ tiết kiệm theo tài khoản của cha đỡ đầu J.P. Morgan đã quá cố Chú chi 2,60 đô-la không phải thanh toán và để 2,60 đô-la vào quỹ dự trữ. Sổ thu chi của chú khiến cho các cụ rất hài lòng. Rõ ràng William là đứa con của Richard Kane, không còn nghi ngờ gì nữa.



Ở trường, William không có mấy bạn, phần vì chú ngại không muốn chơi với những ai không thuộc gia đình Cabot và Lowell, hoặc đám trẻ thuộc những gia đình giàu có hơn mình. Điều đó khiến chú trở thành một con người hay tư lự. Mẹ chú lo ngại, thâm tâm chỉ muốn chú sống một cuộc sống bình thường, không thích chú lao vào những chuyện sổ sách chi thu hoặc chương trình đầu tư gì hết. Anne muốn William có nhiều bạn trẻ hơn là mấy vị cố vấn già, muốn chú cứ chơi nghịch cho bẩn thỉu và xây xát còn hơn là lúc nào cũng sạch sẽ trắng bong, muốn chú sưu tập ếch nhái và rùa hơn là chú ý đến chứng khoán và báo cáo của công ty, tóm lại muốn chú như tất cả mọi đứa bé khác Tuy nhiên chị không bao giờ dám có can đảm nói với các cụ về những điều chị suy nghĩ, vả lại các cụ cũng chẳng quan tâm gì đến bất cứ đứa trẻ nào khác.



Vào ngày sinh nhật thứ chín của chú, William đưa sổ cho các cụ kiểm soát lần thứ hai trong năm. Cuốn sổ bọc da màu xanh cho thấy trong hai năm qua chú đã tiết kiệm được hơn năm đô-la. Đặc biệt chú rất tự hào nêu ra cho các cụ thấy một khoản đã ghi từ lâu đánh dấu "B6", tức là khoản tiền chú đã rút ở ngân hàng J.P. Morgan ra ngay sau khi chú được tin nhà tài chính lớn này qua đời, vì chú nhớ là ngay những chứng khoán của ngân hàng bố chú đã bị tụt xuống sau khi có tin bố chú mất. Wilham đã tái đầu tư số tiền đó ba tháng sau, và chú cũng như công chúng hiều rằng một công ty bao giờ cũng lớn hơn một cá nhân.



Các cụ thấy thế rất cảm động, cho phép William bán chiếc xe đạp cũ của chú đi và sắm chiếc xe mới.



Mua xong, vốn liếng của chú vẫn còn trên 100 đô-la. Bà nội Kane đem số tiền đó của chú đầu tư vào công ty dầu hỏa Standard của bang New Jersey. William biết rằng dầu hỏa là thứ chỉ có mỗi ngày một đắt lên. Chú giữ cuốn sổ thu chi đó rất kỹ và ghi hên tục vào đó cho đến ngày chú hai mươi mốt tuổi. Giá như đến lúc đó các bà nội ngoại của chú còn sống, thì chắc các cụ sẽ làm tự hào về mục cuối cùng ghi vào cột bên phải của cuốn sổ, nhan đề "Tài sản".