Hảo Nữ 18 (Hảo Nữ Thập Bát Giá)

Chương 120 : Vệt mũi tên thời gian

Ngày đăng: 19:31 18/04/20


Thời gian như tên bắn, phảng phất mới vừa rời khỏi dây cung, đuôi lông vũ đã rung lên, mũi tên nhanh chóng xuyên

qua bao nhiêu năm tháng.



Hiện giờ là năm thứ tư Thiên Thánh, ngày mùng tám đầu tháng chín, đúng độ cuối thu khí trời quang đãng.



Trong trí nhớ mọi người, dường như mới

vừa qua ngày tết Trung thu náo nhiệt, rất nhiều hoa đăng treo dưới mái

hiên ở các gia đình vẫn chưa được tháo xuống, chớp mắt lại sắp nghênh

đón tết Trùng cửu* mùng chín tháng chín.



Ngoài cửa đông thành Khai Phong, bên bờ

sông Biện Hà, qua nhiều năm phát triển đã trở thành Liễu Hà trấn phồn

hoa, sắc trời vừa tờ mờ sáng đã xuất hiện cả một biển hoa cúc, cho dù

không phải dân chúng ở cạnh đường phố, trước khi mở mắt đã ngửi thấy

thoang thoảng từng đợt mùi hương thanh nhã thơm ngát. Nếu đứng dậy mở

cửa sổ, theo làn hương ngào ngạt, gần như mỗi người đều có thể thấy trên mỗi góc đường phố đâu đâu cũng có một chậu hoa cúc chuyển tới từ lúc

nửa đêm hoặc đang ngậm nụ hoặc đã nở rộ đủ loại màu sắc, từ đường phố

kéo dài đến tận bờ sông.



Bị hương thơm hấp dẫn, mọi người đều dậy

sớm, dẫn theo người nhà đi ngắm hoa cúc nở, đương nhiên, đồng thời trong lúc thưởng thức trăm phong ngàn vị của cảnh đẹp, cũng không ít người

muốn mua lấy mấy chậu, mừng lễ Trùng dương*.



Giữa tiếng tiền bạc leng keng, một chậu

hoa cúc tươi tốt đẹp mắt rất nhanh được chủ nhân vui vẻ nâng đi, tỏa ra

các hướng đông tây nam bắc. Chúng có thể được đặt trong phòng thưởng

thức, có một số sẽ bị ngắt xuống những đóa hoa chi chít cánh, làm thành

bánh hoa cúc hoặc nấu thành một món ngon nào đó, một số lại có thể dùng

để ngâm trà hoặc ủ thành rượu hoa cúc thơm mát. Mà những người nông dân

trồng hoa cần cù vất vả cả một năm ròng, cảm nhận trong túi áo ngực càng lúc càng nặng, gương mặt dầm mưa dãi nắng khắc khổ cũng tràn ra nụ cười từ tận đáy lòng, có nguồn thu nhập này, một năm của cả nhà sẽ không

phải lo lắng.



Sắc trời sáng lên, tốc độ nhanh chóng gần như có thể thấy rõ bằng mắt thường. Lễ hội hoa cúc vẫn đang tiếp tục,

những cửa hàng quán nhỏ mới đóng lại hai ba canh giờ lại bắt đầu lần

lượt mở cửa. Hầu như trên mỗi mặt quầy đều có nhiều thêm một túi thơm

đựng nhiều hạt thù du*, tùy ý mọi người lựa chọn để đeo.



Chợ hoa cúc ở Liễu Hà trấn nổi tiếng khắp kinh thành là đóa to lẫn rực rỡ tươi đẹp, Tiểu Ngư đương nhiên là không có lý gì lại bỏ gần tìm xa.


Mà trong lúc liều mạng, nàng chỉ một lòng nghĩ làm thế nào lợi dụng tri thức hí khúc kiếp trước thừa cơ kiếm chác ở thời đại này, lại quên mất địa vị đào kép con hát ở cổ đại địa vị

thấp hèn ti tiện đến thế nào, khiến thế nhân coi thường đến cỡ nào.



Bởi vậy, khi Nhạc Du gần đến câu lan mới

biết được Tiểu Ngư muốn đi biểu diễn, sau lại bị ép phải thổi nhạc đệm

cho nàng, ôm tâm trạng tự trách mãnh liệt tự thú với hai huynh đệ thì,

một hồi sóng gió trong gia đình không thể tránh khỏi mà cuộn trào mãnh

liệt.



Kết quả hội nghị, năm phiếu đấu với một phiếu, Tiểu Ngư đụng phải chính là áp đảo, phe kia hoàn toàn phản đối.



__________________



*Tết Trùng Cửu, Trùng Dương: 重阳 (Trùng dương/ Chóngjiǔ) theo phong tục của người Trung quốc vào ngày 9/9 Âm lịch hằng năm.



Có nhiều điển tích về ngày Tết này:



Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: ” Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn.

Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến

ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn… Lâu đời

thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng

Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.



Sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước

D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân

chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9.

Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua

nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn… Tục ấy thành lệ.

Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.),

vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở

cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu

túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.



Cổ thi có câu: “Gặp ngày Trùng Cửu đăng cao”. “Đăng cao” là lên chỗ cao. “Trùng cửu” và “Đăng cao” đều do điển tích trên.