Hình Đồ

Chương 390 : Ta vốn là Sở cuồng nhân

Ngày đăng: 01:42 20/04/20


Úy Liêu, sống chết không rõ.



Lưu Khám có ấn tượng rất sâu sắc đối với người này. Nhưng cũng không phải bởi vì Sử ký, mà vì kiếp trước khi còn trẻ đã từng đọc qua một bộ tiểu thuyết tên là " Tầm Tần ký ".

Tiểu thuyết nói về những năm cuối thời kỳ Chiến Quốc, cuối tiểu thuyết,

có xuất hiện Úy Liêu. Trong tiểu thuyết Úy Liêu này thủ đoạn cực kỳ tàn

nhẫn, sau cùng bức bách nhân vật chính trong tiểu thuyết rời xa vùng

Trung Nguyên, ẩn nấp ngoài Bắc Cương.



Khi đó, Lưu Khám cảm thấy rất hiếu kỳ đối với Úy Liêu, vì vậy còn tìm chút tư liệu tìm hiểu về Úy Liêu.



Người này là người Đại Lương nước Ngụy, không nhiều người biết đến,

thậm chí ngay cả trong triều Tần, cũng chỉ có một vài người biết đến, vì vậy không thể lưu truyền đến nay. Bởi vì trong tay Đường Lệ có một bộ

tư liệu hoàn chỉnh về Úy Liêu, cho nên Lưu Khám mới hiểu được phần nào

về ông. Nhưng dò hỏi, thậm chí ngay cả Đường Lệ cũng không biết rõ Úy

Liêu rốt cuộc có lai lịch thế nào, khiến Lưu Khám càng thêm hiếu kỳ.



Thế nhân chỉ biết Úy Liêu tên Liêu.



Năm Tần Vương Chính thứ mười, cũng chính là khi Thủy Hoàng Đế trừng

trị, trục xuất Lã Bất Vi, ông trước sau thân chưởng triều chính, nhập

Tần du thuyết, vì thế mà được Thủy Hoàng Đế coi trọng. Sau khi Doanh

Chính đích thân chấp chính, bổ nhiệm ông làm Quốc Úy, vì vậy nhiều người dùng Úy làm họ của ông. Sau này Úy Liêu quy ẩn, cũng không có nhiều

người biết tới lai lịch thực sự của ông, Thủy Hoàng Đế cũng che giấu rất cẩn thận.



Về phần nguyên nhân, cũng không nhiều người biết được.



Thậm chí có rất nhiều người không biết, Úy Liêu vì sao đột nhiên quy

ẩn. Trong sử sách có ghi chép, Úy Liêu nhận ra Thủy Hoàng Đế không phải

người có thể cùng hưởng phú quý, cho nên công thành rồi ẩn thân. Tình

hình thực sự thế nào? E là sớm bị cát bụi lịch sử chôn vùi, không ai

biết rõ.



Lưu Khám trăm triệu lần không ngờ, Công Thúc Liêu này dĩ nhiên chính là Úy Liêu tiếng tăng lẫy lừng!



- Công Thúc Thị từng là Quý duệ nước Ngụy, vốn là người trực thuộc Tín

Lăng Quân nước Ngụy. Năm Tần Vương Chính thứ tư, Tín Lăng Quân ốm chết,

nhân mã trực thuộc Tín Lăng Quân bị Ngụy Vương tẩy trừ, Công Thúc Thị

lúc đó cũng bị diệt trừ, toàn tộc không còn ai, chỉ có Công Thúc Liêu

may mắn tránh khởi kiếp nạn. Công Thúc Liêu sau khi chạy tới Đại Lương,

liều quy phục Bệ hạ, quyết chí thề báo thù rửa hận.



- Thực sự thú vị, lão Ngụy và lão Tần đánh nhau hơn trăm năm, tuy khiến lão Tần

chịu nhiều thiệt thòi, sau đó lão Tần lại chiếm nhiều tiện nghi. Bắt đầu từ Thương Quân, tới Thừa Tướng Phạm Tuy, sau là Công Thúc Liêu. Ba

người nước Ngụy nhưng sau cùng lại khiến nước Ngụy diệt vong.



- Năm Tần Vương thứ hai ba. Đại Tướng Quân Vương Bí vượt sông đánh

thành Đại Lương. Nước Ngụy diệt vong từ đó. Công Thúc Liêu báo được cừu

hận, vì vậy xin Bệ hạ được từ quan. Còn Bệ hạ cũng sảng khoái tuân theo

ước định năm xưa giữa Người và Công Thúc Liêu, để Công Thúc Liêu rời đi. Sau khi Công Thúc Liêu quay về Đại Lương, thấy nước Ngụy trước kia đã

thành đống hỗn độn, trong lòng cũng có chút đau xót. Sau đó, lão quyết

định cư ngụ trong Tiểu Vương Trang ngoài thành Đại Lương, đọc sách làm

ruộng, sống cuộc sống một ẩn sĩ. . .Nếu như không xảy ra một chuyện tình cờ, ta cũng khó biết được lai lịch của lão.



Thúc Tôn Thông nhẹ giọng giới thiệu về cuộc đời của Công Thúc Liêu.
cả. Tử Phòng nói Bái công là con cháu Vương Tộc cố Sở, vậy có quan hệ gì với ta? Chẳng bằng, trước hết tới bái kiến Quảng Võ Quân.



Gã tùy tùng gật gật đầu, không nói gì thêm nữa.



Văn sĩ lấy ra mấy đồng tiền lớn, đặt trên bàn, mang theo tùy tùng rời khỏi quán rượu.



Chỉ là y vừa mới bước chân ra cửa quán, ông chủ quán rượu lập tức cùng

một người bạn gì trò chuyện một tiếng, rồi theo sau cùng rời khỏi quán

rượu.



Mặt trời chiều tà, chiếu xuống ánh nắng màu hồng, lại nghe được bên đường vang lên tiếng ca mạnh mẽ.



"Phượng hề phượng hề hà đức chi suy dã.



Lai dã bất khả đãi, vãng sự bất khả truy dã.



Thiên hạ hữu đạo, thánh nhân thành yên.



Thiên hạ vô đạo, thánh nhân sinh yên.



Phương kim chi thì, cận miễn hình yên.



Phúc khinh hồ vũ, mạc chi tri tái.



Họa trọng hồ địa, mạc chi tri tái.



Dĩ hồ dĩ hồ, lâm nhân dĩ đức.



Đãi hồ đãi hồ, họa địa nhi xu.



Mê dương mê dương, vô thương ngô hành.



Ngô hành xác thủ, vô thương ngô túc. . ."



Bài ca tên là " Sở Cuồng Tiếp Dư Ca " .



Trong "Luận ngữ - vi từ" từng đề cập, nói là lúc Khổng Tử chu du Liệt

Quốc, có cuồng nhân xuất ngoại tên là Lục Thông, tự Tiếp Dư khi đi qua

Khổng Tử đã hát bài ca này, đại ý ca từ là khuyên bảo Khổng Tử không nên theo chính trị nữa. Lúc Khổng Tử xuống xe muốn cùng y nói chuyện, nhưng Tiếp Dư bỏ đi, không muốn trò chuyện với Khổng Tử.



Văn sĩ hứng khởi ngâm ca lên, điên cuồng cười lớn, vừa ngâm vừa đi về hướng thành Lâu Thương.



Trên thành Lâu Thương, Lữ Thích Chi tay nắm trường đao bên hông, nghi

hoặc nhìn văn sĩ từ xa, con mắt bất giác nheo lại thành một kẽ hở.



Cuồng ca bừa bãi?



Hừ, người này tất có mưu đồ!



- Để tên cuồng sinh kia và thành, cho người theo dõi hắn ta, điều tra

rõ tình huống của hắn, có tin tức gì lập tức bẩm báo cho ta, không được

có chút sơ sót!