Hoàng Bán Tiên

Chương 21 : Chim mỏi khó về

Ngày đăng: 10:16 18/04/20


Tư Đồ ngủ thẳng giấc đến nửa ngày mới thức dậy, cũng chẳng rõ hắn có phải cố tình nghiêm phạt chuyện Tiểu Hoàng không chịu nói thật với hắn hay không mà vẫn cứ gối đầu lên chân Tiểu Hoàng mãi. Đến khi hắn đứng lên thì chân Tiểu Hoàng đã tê cứng đến mức không cử động gì được.



Thấy tiểu hài tử đang nhẹ nhàng xoa bóp chân mình, Tư Đồ cũng có hơi thấy thương. Cớ gì phải tính toán chi li cùng một tiểu hài tử chứ. Thế là hắn kéo tiểu hài tử đang muốn rời khỏi mình lại, giúp y xoa bóp chân. Sờ lên chân y, Tư Đồ mới thấy rằng tiểu hài tử này rất gầy, vóc dáng cũng không được cao cho lắm, còn khung xương thì quả thực là mảnh khảnh, chân thon eo nhỏ. Hắn cầm lấy cổ chân Tiểu Hoàng, khẽ xoa nắn rồi thở dài: “Mọt Sách à Mọt Sách, nhìn ngươi gầy quá.”



Tiểu Hoàng dường như muốn phản đối mấy câu, nhưng cuối cùng đành nhịn hết vào bụng. Khi Tư Đồ cúi đầu, sự chú ý của y hướng về chỗ cái cổ của hắn, nơi có một hồng ấn nhạt màu hiện ra.



“Đó là…” – Tiểu Hoàng vốn nghĩ kia là một vết sẹo gì đó, nhưng khi y vạch khẽ cổ áo ra nhìn thì ngẩn người. Ấn ký trên vai Tư Đồ, là một dấu vết do bị bỏng mà có, hình một chữ: – Sinh.



Tay y run lên, hai mắt mở to nhìn Tư Đồ, không nói được lời nào. Hiện nay dấu vết này khá hiếm thấy, nhưng y đã nhìn qua trong sách. Thời tiền triều, có chuyện buôn bán con người như gia súc, mà hầu hết đều là những hài tử dưới mười tuổi. Dấu vết để phân biệt chúng chính là ở sau vai đều có một chữ “Sinh”. Những hài tử này khi sinh ra cũng không được hạnh phúc. Thông thường nhất, phụ mẫu chúng bị sung quân hoặc là tử tù. Những hài tử ấy khi bị mua về thì sống một cuộc đời không hơn gia súc, đại thể đều không sinh tồn được bao lâu. Vì kiểu buôn bán kia quá mức tàn nhẫn, cho nên vào cuối đời của tiền triều cũng đã hủy bỏ. Tiểu Hoàng âm thầm tính toán, theo như tuổi tác của Tư Đồ cùng tình trạng của dấu khắc kia, chí ít cũng đã được khắc đến hai mươi năm rồi.



Ban đầu Tư Đồ vẫn không hiểu Tiểu Hoàng đang làm gì, rồi hắn phát hiện y đang quan sát cái gáy của hắn, trên khuôn mặt chứa đầy vẻ buồn thương, hắn lập tức hiểu ra, không nhịn được bật cười: – “Sao hử? Biết đó là gì không?”



Tiểu Hoàng thành thật gật đầu, ngước lên nhìn Tư Đồ.



Hắn tìm một vị trí thoải mái để ngồi xuống, đặt chân Tiểu Hoàng trên đùi mình nhẹ nhàng xoa nắn. Tư Đồ thản nhiên nói: – “Ta với Mộc Lăng đã gặp nhau lúc đó đấy.”



“Mộc Lăng huynh ấy…” – Tiểu Hoàng dường như khó mà tin được.



“Y ít thê thảm hơn ta một chút, ngày trước là một đại thiếu gia, thân thể yếu ớt, mắc bệnh cũng là từ khi đó” – Tư Đồ ôn tồn nói – “Cha y vốn làm quan, sau này bị chém. Cha ta là một viên giáo úy nho nhỏ, nghe đâu là do đắc tội nhà quyền quí mà cũng bị chém.”



Tiểu Hoàng lắng nghe chăm chú, Tư Đồ nói đến đó thì im lặng, ngước mắt lên nhìn thấy trên mặt tiểu hài tử có mấy phần hiếu kỳ bèn bật cười: – “Cũng không có gì nghiêm trọng đâu, về sau ta với tên Đầu Gỗ bệnh hoạn kia trốn thoát, gặp một cao nhân học được chút đỉnh công phu, có căn cơ rồi thì võ công càng luyện càng tốt, sau cùng trở thành thiên hạ vô địch, rồi có một số người bằng lòng theo ta, từ đó lập thành Hắc Vân Bảo.”



Một kiếp người như vậy, chìm hay nổi đều dữ dội, cả vui buồn đều lớn lao, không phải ai cũng có được. Tiểu Hoàng trông khuôn mặt bình thản của Tư Đồ, cứ như hắn đang kể chuyện người khác. Những trải nghiệm như vậy, đại thể người trong giang hồ đều sẽ coi như là khoác lác…Cái kẻ này, lúc nên cao ngạo thì không thèm cao ngạo, lúc không cần thì cứ ngạo mạn hết ba lần bảy lượt, thật sự không biết làm sao để hiểu.



Tư Đồ nhéo nhéo cái mũi y, hỏi – “Sao vậy hử? Mặt mũi nghệch cả ra.”



Tiểu Hoàng lắc đầu, vươn tay sửa sang y phục lại cho hắn, nói: – “Đi ăn đi, chân ta hết tê rồi.”



Tư Đồ nhìn chăm chú vào đôi mắt trong trẻo của tiểu hài tử trước mặt hắn trong một lúc, rồi nắm lầy cằm y nhỏ giọng: – “Ngươi rõ ràng là thông minh như vậy, nhưng cứ muốn giả vờ hồ đồ. Thói đời này chúng ta đều nhìn rõ cả, có những chuyện ngươi không cần phải giấu ta. Ta là khách quen của điện Diêm Vương, các kiểu thị phi có gặp nhiều nữa cũng chả sao.”




Hoàng Bán Tiên giương mắt nhìn Tư Đồ: – “Dồn vào gì cơ?”



Tư Đồ xê dịch chiếc ghế ngồi sát vào Tiểu Hoàng, nói: – “Lúc trước ngươi không phải có nói qua đấy à? Phụ bạc đổi lấy vô tình, đó là công bằng. Nhưng nếu phụ bạc đổi lấy hữu tình, cố tình đổi bằng vô ý, đó gọi là tự dồn mình vào con đường cùng.” – Nói đoạn, đưa tay ra giật tóc Tiểu Hoàng – “Như ta đây này, cố ý hữu tình, mà ngươi lại vô tình vô ý.”



“Không có…ta không có mà…” – Tiểu Hoàng mới nói được non nửa đã thấy trên khóe môi Tư Đồ tràn ra ý cười hả hê, lập tức biết rằng mình đã sập bẫy, nhưng lời đã nói ra làm sao có thể thu về được nữa.



Tư Đồ lột vỏ quả nho đút vào miệng Tiểu Hoàng, lại cười nữa – “Nam nhân bằng lòng tiêu tiền ở nơi này, chính là ở đây có một qui củ.”



“Qui củ gì?”



“Nữ nhân ở đây, bất luận ngươi đối với nàng tốt bao nhiêu, nàng ta đều không xem đó là thật.” – Tư Đồ lau khóe miệng của Tiểu Hoàng.



“Vậy nếu như không lường trước được mà động tâm thì sao?” – Tiểu Hoàng hỏi.



“Những người không theo qui củ tựu trung chỉ có hai dạng kết cuộc.” – Tư Đồ châm một chén rượu – “Bị qui củ ấy bức chết, hoặc là bức chết người đặt ra qui củ ấy, cướp lấy thế cuộc, định ra một qui củ mới!” – Hắn ngửa đầu, uống một hơi cạn hết rượu trong chén.



Chú thích



[1] Thực ra ở đây chính là: “Giá Hàng Châu phủ thượng nhĩ giá lý lai mãi cầm đích, bất đô hữu lưỡng cá nương liễu?”. Rõ ràng Nhã Nhã chơi chữ. Cầm là đàn, cũng là tên của Diêu Cầm. Ý câu này có thể là những người ở phủ Hàng Châu đến mua “Cầm”, há chẳng phải là “Cầm Nương” đó sao. Vậy thì họ sẽ có hai người “nương” (mẹ hoặc vợ) rồi? Tuy nhiên, để dịch cho hết ý thì câu văn không suôn sẻ. Mình dừng lại ở chỗ “Vậy người trong phủ Hàng Châu đến đây mua đàn, chẳng phải là mua luôn Cầm Nương sao?”. Hy vọng không làm sai ý tác giả.



[2]Nguyên văn: “小家碧玉” (Tiểu gia bích ngọc). QT dịch là “Con gái rượu”. Đây chính là từ nói về những cô con gái của các nhà trung lưu, được cưng chiều, tuy không đến mức như tiểu thư đài các.



[3]Nhàn nhân: Người nhàn rỗi. Từ này khá đặc biệt, vị “nhàn nhân” này vừa ung dung tự tại vừa thâm sâu khó dò, lại có chút tịch liêu không biết vì sao. Liên hệ “Quốc Tướng Gia Thần Toán” để biết thêm chi tiết.



[4]Nguyên văn: “高山流水琴三弄, 明月清风酒一樽”( Cao sơn lưu thủy cầm tam lộng, minh nguyệt thanh phong tửu nhất tôn.)



[5] Cây bào đồng: Một loại thực vật thuộc đặc hữu của Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Có khoảng 17 loại bào đồng khác nhau. Gỗ bào đồng nhẹ nhưng chắc. Ngày xưa tại Nhật Bản, các gia đình sinh con gái sẽ trồng một cây bào đồng trong sân. Khi cô đi lấy chồng thì đốn cây lấy gỗ làm đồ dùng hằng ngày cho cô làm của hồi môn. Ở Trung Quốc và Đài Loan, bào đồng là loài cây cảnh đẹp, tuy nhiên chúng đang mất dần môi trường sống.