Hoàng Tộc
Chương 2257 : Lưu Tứ Quân (thượng)
Ngày đăng: 00:43 19/04/20
Từ khi bắt đầu bùng phát phong trào tễ đoái Đông Lai và Bách Phú tiền trang, Lưu Tứ Quân liền nhận ra vấn đề nghiêm trọng, họ gặp phải Tề Thụy Phúc phản kích.
Lần này Đông Lai thương hành, Bách Phú thương hành bắt tay nhau chèn ép Tề Thụy Phúc là vì nửa tháng trước, Nam Sơn Phái cùng Tề vương Hoàng Phủ Chung hợp tác. Mục đích của họ là muốn Tề Thụy Phúc gặp phải tổn thất lớn mà giảm thấp nộp thuế, khiến hai người nộp thuế cũng giảm đến mức thấp nhất. Cùng lúc đó còn có thể chiếm lấy phân ngạch của thương nghiệp Tề Thụy Phúc.
Dù Tề Thụy Phúc có cửa hàng trên các quận toàn quốc, nhưng Nam Sơn phái và Tề vương đặt mục tiêu lựa chọn cuối cùng tại Sở Châu. Không chỉ vì Sở Châu cách kinh thành xa, ảnh hưởng không lớn, càng quan trọng hơn vì Sở Châu là cứ điểm của Tề Thụy Phúc. Tề Thụy Phúc có gần sáu phần thu lợi đều đến từ Sở Châu, xuống tay với Sở Châu thì hiệu quả nhanh hơn nữa có thể trọng thương Tề Thụy Phúc.
Họ đặt mục tiêu cuối cùng vào tiền trang lợi nhuận nhiều mà dễ công kích. Địa phương thì chọn huyện Giang Ninh và huyện Duy Dương. Một là trung tâm Sở Châu, một là huyện có kinh tế phát đạt nhất. Chỉ cần Tề Thụy Phúc ở hai huyện này bị đánh ngã vậy sẽ nhanh chóng lan đến quận huyện khác tại Sở Châu. Theo phân công, Nam Sơn phái phụ trách huyện Duy Dương, Tề vương thì phụ trách huyện Giang Ninh. Hai bên hợp tác hành động, bởi vậy sau khi hộ bộ ra lệnh thu ngân thuế thì Bách Phú thương hành dẫn đầu phát động phong trào tễ đoái tại huyện Duy Dương, ngay sau đó huyện Giang Ninh cũng hành động.
Nhưng họ đều biết, Tề Thụy Phúc đã qua hơn hai trăm năm sóng gió, nó sẽ không dễ dàng bị một chiêu đẩy ngã, nó sẽ phản kích. Những điều này thì Bách Phú và Đông Lai đã chuẩn bị rồi, họ chế định một chuỗi kế sách công kích sau đó, bao gồm từ bên trong xúi giục Tề gia, có được bí mật chống giả ngân phiếu Tề Đại Phúc, tính cả việc sử dụng lực lượng Giang Ninh phủ đối phó Tề Thụy Phúc. Thậm chí chuẩn bị vu hãm Tề Thụy Phúc cấu kết với Phượng Hoàng hội, vân vân và vân vân.
Đối mặt Tề Thụy Phúc phản kích, họ chuẩn bị kế sách là viện cớ cấu kết Phượng Hoàng hội giam nhân vật chủ yếu của Tề gia.
Bách Phú, Đông Lai lập kế hoạch cực kỳ tỉ mỉ, nhưng họ đã đoán sai điểm phản kích của Tề Thụy Phúc. Họ cho rằng ban đầu bị công kích thì Tề gia chắc chắn luống cuống tay chân tự cứu, không thể phản kích, mãi đến cuối cùng mới có thể yếu ớt cắn ngược lại, lúc đó thì đã mất đại thế.
Kế hoạch công kích là Nam Sơn phái và Tề vương hợp tác chế định. Lưu Tứ Quân thì là người chấp hành kế hoạch. Y hoàn toàn tuân theo kế hoạch làm việc, nhưng tuyệt đối không ngờ rằng kế hoạch không thể so với biến hóa, Tề Thụy Phúc được Hoàng Phủ Vô Tấn hết sức ủng hộ.
Lúc này, thuộc hạ của y, gã đàn ông trung niên kia hiến kế:
- Hoàng Phủ Vô Tấn vừa đến Giang Ninh phủ, còn chưa hoàn toàn khống chế thủy quân được. Ta nghe nói Thủy Quân phủ Giang Ninh đô úy Dương Thiếu Du, là tòng đệ của nguyên thủy quân phó đô đốc Dương Tụng, người của Thân quốc cữu. Không bằng đại nhân đi cầu Thân Uyên, xin thủy quân Dương Thiếu Du chở Tú Y vệ qua sông. Dù thế nào thì Hoàng Phủ Vô Tấn không dám xuống tay với người của mình đâu.
Đây đích thực là cách duy nhất. Lưu Tứ Quân giống như người sắp chết đuối vớ được một cọng cỏ cứu mạng, y lập tức nhích người đi tìm Thân Uyên.
Lần này Mai Hoa vệ và Tú Y vệ chia nhau trú đóng tại Sở, Tề, U tam châu. Hoàng Phủ Huyền Đức biết rõ mâu thuẫn mấy chục năm nay của hai nội vệ quân. Bình thường ở kinh thành họ còn đánh lộn, đến địa phương nếu sinh ra xung đột thì không ai có thể ngăn cản, sẽ tạo thành hậu quả nghiêm trọng.
Thế nên Hoàng Phủ Huyền Đức chế định nguyên tắc trú đóng huyện quận khác nhau. Chính là Mai Hoa vệ và Tú Y vệ có thể trú đóng cùng quận nhưng không thể chung huyện. Dựa theo nguyên tắc này, nội vệ các lão Giang Yêm đem hai vệ đại doanh Sở Châu chia huyện trú đóng. Mai Hoa vệ trú đóng Trường Giang nam ngạn huyện Giang Ninh, Tú Y vệ thì ở huyện Lục Hợp Trường Giang bắc ngạn. Hai vệ cách sông nhìn nhau. Chi nhánh họ lấy trường giang làm ranh giới, Tú Y vệ phân bố tại các quận phía bắc Sở Châu Trường Giang. Mai Hoa vệ thì phân bố ở các quận nam Sở Châu Trường Giang. Giang Yêm chế định cách sắp xếp này được hoàng đế Hoàng Phủ Huyền Đức phê chuẩn.
Lúc này, bên trên bắc đại giang Giang Ninh phủ, phân bố hơn hai trăm chiến thuyền lớn nhỏ. Chúng nó tuần tra trên sông, phong tỏa mặt sông, dù là thương thuyền hay thuyền qua sông đều không cho phép di động.
Trong rất nhiều chiếc thuyền có một cái khổng lồ sừng sững đứng đó. Nó giống như cự vô bá, từng chiếc thuyền nhỏ tựa như kiến tụ tập xung quanh nó. Đây là lần đầu tiên nó chính thức xuất cảng. Trên cột buồm cao cao treo một lá cờ lớn màu vàng hắc kỳ lân. Mặt khác còn có hình tam giác xích hoàng long kỳ. Lá cờ vàng hắc kỳ lân là tiêu chí đô đốc thủy quân, nó treo trên thuyền lớn cũng là kỳ hạm đội tàu. Còn tam giác xích hoàng long kỳ thì là tiêu chí vương tước. Nếu bên mép long kỳ có màu đen thì nghĩa là thân vương giá lâm.