[Dịch] Kẻ Trộm Mộ

Chương 12 : Cuộc tranh luận về trộm mộ

Ngày đăng: 01:15 28/03/20

Sau khi tỉnh táo trở lại từ dòng hồi ức, tôi phát hiện két bia mà mình gọi đã trống trơn tự bao gtờ, trên bàn duới đất có đầy những chai bia nằm ngang dọc, còn tôi thì đã có chút chếnh choáng. Tôn Kim Nguyên cũng mặt mũi đỏ bừng, nói với tôi: “Chờ tớ thanh toán xong, cậu hãy cùng tớ tới chỗ ở tạm thời của tớ bây giờ, tớ sẽ nói cho cậu biết một bí mật vô cùng lớn.” Dứt lời, cậu ta bèn gọi nhân viên phục vụ tới thanh toán. Sau đó, hai chúng tôi loạng choạng dìu nhau bước ra ngoài, cùng đi tới khách sạn mà Tôn Kim Nguyên đang tạm thời nghỉ chân. Sau khi vào phòng, cậu ta lén lút đóng cửa lại, hạ thấp giọng, nói: “Phải nói thế nào đây nhỉ, chúng ta là anh em tốt của nhau, mà tớ vừa hay biết được cậu bây giờ đang gặp chút khó khăn, nên mới mang tới cho cậu một cơ hội phát tài. Có điều, trước tiên cậu phải đảm bảo với tớ rằng sẽ không nói việc này cho bất kỳ ai khác biết, bao gồm cả vợ cậu, cũng chính là chị dâu của tớ. Tốt nhất là cậu hãy thề đi, như thế tớ mới yên tâm được “ Tôi không biết rốt cuộc cậu ta có ý đồ gì, nhưng bất kể việc này là tốt hay xấu, quyền quyết định có làm hay không vẫn nằm trong tay tôi, cứ thề một câu cũng chẳng mất gì, tôi bèn đáp ứng, “Bạch Vân Sơn tôi xin thề, những điều mà Tôn Kim Nguyên nói với tôi ngày hôm nay, tôi quyết sẽ không tiết lộ ra ngoài nửa chữ, nếu không sẽ bị trời tru đất diệt.” Nghe tôi thề xong, Tôn Kim Nguyên thở phào một hơi, nói: “Người anh em, cậu đừng để bụng, không phải là tớ không tin cậu, có điều việc này cực kỳ quan trọng, hở một chút là gặp nguy hiểm đến tính mạng ngay, do đó tớ cũng không dám sơ suất. Mong cậu lượng thứ cho!” Tôi nói: “Quan hệ giữa chúng ta là như thế nào chứ? Cậu đừng dây dưa thêm nữa, có gì thì cứ nói thẳng ra đi!” Tôn Kim Nguyên nói: “Tớ muốn cậu cùng tớ tới gian phòng đá cẩm thạch trắng trong Đại Hạp Cốc ở núi Lương Vương thêm lần nữa.” Tôi tỏ vẻ khó hiểu, hỏi: “Đi tới đó làm gì? Lần trước, chúng ta có thể sống sót rời khỏi đó đã là một điều may mắn lắm rồi, lẽ nào cậu muốn đi tìm cái chết ư? Nói thật, tới bây giờ, tuy tớ vẫn nhớ kĩ chuyện lần đó nhưng nếu buộc phải đi một lần nữa thì tớ thực sự không có gan đâu. Chắc không phải là cậu định trở lại chốn xưa để tìm kiếm ký ức vể tuổi thanh xuân đấy chứ?” Tôn Kim Nguyên nghe thấy thế thì liên tục lắc đẩu, nói: “Cậu nghĩ tớ lạ loại người ấu trĩ như thế sao? Tớ muốn đi tìm mộ Lương Vương, cũng chính là nơi bộ xương khô Trương Duy Trí kia đã nhắc tới.” Tôi tỏ vẻ không sao tin nổi, hỏi: “Lẽ nào cậu định đi trộm mộ?” Tôn Kim Nguyên nói: Đúng là trộm mộ, có điều bọn tớ gọi việc này là “lật đấu(1)“. Có điều, kẻ trộm cũng có nguyên tằc và đạo nghĩa của kẻ trộm. Việc trộm mộ không hề xấu xa như cậu vẫn tưởng tượng đâu. Sau khi tốt nghiệp, tớ đã đi theo một vị su phụ phong thủy vài năm, có được một chút hiểu biết, lại nhớ tới Đại Hạp Cốc năm xưa, mới hay đó quả thực là một vùng phong thủy bảo địa. Cái gọi là phong thủy, nói một cách đơn giản là các chốn “tàng phong(2)”, “đắc thủy(3)”, mà tàng phong cốt là ở trời, đắc thủy cốt là tại đất, trên trời thì có “thiên tượng(4)”, dưới đất lại có “địa mạch"". Địa mạch nhấp nhô tức là “long”, long chỉ “hình “của núi non. (1) Vì các ngôi mộ ngày xưa đều có hình dạng như cái đấu, do đó “lật đấu” được dùng để nói về việc trộm mộ. (2) “Tàng phong” có nghĩa là “giấu gió“. (3) “Đắc thủy” có nghĩa là “được nước“. (4) “Thiên tượng” có nghĩa là hiện tượng thiên văn, chỉ việc bầu trời phát sinh các hiện tượng tự nhiên. Trong bí quyết tìm long mạch(1), Tầm Long Quyết có câu rằng: Đại đạo long hành tự hữu chân, phiêu hốt ẩn hiện thị long thân(2). Núi Côn Luân có thể coi là căn nguyên của long mạch trong thiên hạ, mọi dãy núi đều có thể xem như là nhánh của Côn Luân. Các phân mạch tách ra tử đây đều có thể coi là một long mạch độc lập. Thiên hạ bao la, địa mạch hình rồng nhiều vô số, song dựa vào sự khác biệt giữa “hình” và “thể”, long mạch có thể phân chia làm nhiều loại, có loại hung loại cát, có loại dữ loại lành, mỗi loại mỗi khác, long mạch có thể chôn người không nhiều. Dựa theo “hình” thì các loại ấy đều là long mạch, song nếu phân tích theo“thế” thì có thể chia làm các thế trầm long, tiềm long, phi long, đằng long, tường long, quần long, hồi long, xuất dương long, quy long, ngọa long, tử long, ẩn long(3)... (1) “Long mạch” có nghĩa là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. (2) Đại đạo long hành tự hữu chân, phiêu hốt ẩn hiện thị long thân: đại ý có nghĩa là trên đời thực sự có tồn tại rồng, nhưng thân rồng thì luôn thoắt ẩn thoắt hiện. (3) Trầm long, tiềm long, phi long, đằng long, tường long, quần long, hồi long, xuất dương long, quy long, ngọa long, tử long, ẩn long: có nghĩa là rồng chìm, rồng lặn, rồng bay, rồng ngẩng đầu, rồng lượn, rồng tụ, rồng quay đầu, rồng ra biển, rồng trở về, rồng nằm, rồng chết, rồng ẩn mình. (2) Củng long: có nghĩa là “rồng cong lưng“. Chỉ có mạch đầu rồng đại cát, hình tựa cái đỉnh úp xuống, thế như sóng lớn cuộn tới mới có thể táng được bậc vương giả, thứ mạch thấp hơn một bậc có thể an táng tôn thất chư hầu, còn lại tuy vẫn thuộc về long mạch song lại không thích hợp để an táng hoàng thân quý tộc, còn có vài mạch thuộc loại hung long thì ngay đến chôn cất dân thường cũng không hợp. Núi Lương Vương trải dài từ nam lên bắc, liên miên hơn trăm dặm, thế núi hùng vĩ, tráng lệ, khí thế phi phàm, mặt phía tây vách cao dựng đứng hiếm trở vô song, mặt phía đông núi xen giữa núi, cổ thụ ngợp trời, trong đó đỉnh cao nhất cũng chính là nơi cao nhất của vùng Điền Trung. Những người kiến thức nông cạn ắt sẽ cho rằng dãy Lương Vương có thế đằng long, tựa như một con rồng ngẩng đầu chuẩn bị nhảy vọt lên không bay đi. Kỳ thực không phải như vậy, nó mang thế củng long ít được đề cập đến, trong đó đỉnh cao nhất chỉ là sống lưng của nó mà thôi, còn đầu rồng thì lại chính là nơi đã khiến chúng ta hút chết. Nếu tớ đoán không nhầm, viên dạ minh châu lớn kia được đặt tại vị trí mắt rồng, hơn nữa mộ Lương Vương cũng nhất định nằm ở đó. Dựa vào các tư liệu mà tớ đang nắm giữ, chuyến đi này mười phần thì có tám đến chín là sẽ thành công, dạ minh châu tạm thời chưa xét tới, chỉ riêng vàng bạc châu báu bên trong đó thôi cũng đủ cho chúng ta dùng mấy đời không hết. Không biết cậu đã từng nghe kể câu chuyện về chín mươi chín thùng vàng, chín trăm chín mươi chín thùng bạc của Lương Vương chưa?” Nghe Tôn Kim Nguyên nói tràng giang đại hải một hồi như thế, tôi không khỏi có chút choáng váng đầu óc, cái gì mà phong thủy, cái gì mà long mạch, cái gì mà vàng bạc châu báu chứ? Vì muốn xua đi suy nghĩ này trong đầu cậu ta, tôi nói: “Đã bao nhiêu năm trôi qua rồi, vàng bạc dù nhiều đến mấy thì cũng đã bị người khác trộm hết, chúng ta tới đó e là chẳng thu hoạch được gì đâu. Hơn nữa, chuyến đi này còn nguy hiểm đến tính mạng, sao phải khổ thế chứ, cứ sống yên ổn qua ngày không tốt hơn sao? Hay là cậu cùng đi làm ăn với tớ nhé?” Tôn Kim Nguyên tỏ ra rất không đồng tình, nói: “Đi trộm mộ vốn cũng có thể tính là đi làm ăn mà. Thời cổ từng có rất nhiều người được phong vương ở Vân Nam, song số mộ huyệt được phát hiện ở Vân Nam so với các nơi khác lại vô cùng ít ỏi, tỉ lệ quả thực không hợp lý chút nào. Xuất hiện tình trạng này chủ yếu là bởi mấy nguyên nhân như sau: thứ nhất, Vân Nam địa hình phức tạp, da phần là núi cao vực sâu, muốn xác định được vị trí của huyệt mộ không dễ chút nào; thứ hai, Vân Nam có nhiều độc trùng đăc biệt là ở các nơi rừng rậm hiếm có dấu chân người, còn dày đặc chướng khí, người bình thường khó mà đi vào được; thứ ba, người ở nơi đó đểu rất giỏi dùng Cổ thuật, mà các loại Cổ trong huyệt mộ có thể sống tới mấy ngàn năm, thậm chí là cả vạn năm, một khi tiếp xúc với hơi thở của người sống, bọn chúng sẽ lập tức sống lại, hậu quả thực khó mà lường trước được. Do đó, khi còn chưa thể xác định là chắc chắn có mộ, rất ít người có gan đi vào trong chốn núi rừng ở Vân Nam để tìm kiếm. Hơn nữa, Đại Hạp Cốc chỉ là một nhánh rất nhỏ của núi Lương Vương, không ai cho rằng mộ Lương Vương lại nằm ở đó cả. Nếu không vì năm xưa có những phát hiện vô tình đó, tớ cũng chẳng dám nghĩ tới việc trở lại nơi ấy đâu, nhưng đây là một cơ hội ông trời ban cho chúng ta, không thể bỏ lỡ được.” Tôi lập tức phản bác:“Trộm mộ là một việc làm đi ngược lại với nhân tính. Tiền nhân có lời rằng “người chết là lớn nhất”, người ta đã chết rồi mà cậu còn không để cho người ta được yên thân, như thế không phải là táng tận lương tâm ư?” Tôn Kim Nguyên căm phẫn nói: “Người trộm mộ cũng có đạo đức nghề nghiệp của người trộm mộ. Mộ của những người dân bình thường, tớ chẳng thèm ghé đến đâu, cũng không muốn quấy rầy họ. Thường thì mộ của các tay trọc phú hay quan tại tép riu tớ cũng chằng thèm để vào mắt, vì không đáng để đi đào trộm.” Tôi vẫn tỏ ý phản đối: “Cậu đi trộm mộ của ai thì cũng thế cả thôi, tính chất kỳ thực không có gì khác biệt, đều là một việc làm thất đức.” Tôn Kim Nguyên nói: “Không thể nói như cậu được. Những ngôi mộ đáng để cho dân trộm mộ mạo hiểm đi đào trộm đa phần đều là của vương hầu khanh tướng, hoàng thân quốc thích.. tệ nhất thì cũng phải là của một tay sĩ đại phu(*). Chẳng phải sách giáo khoa đã nói rồi sao, những người này đều thuộc giai cấp thống trị thời phong kiến chuyên lấy việc áp bức dân chúng làm trò vui. Đi trộm mộ của bọn họ cũng có thể coi như là quét dọn chiến trường cho các vị anh hùng đã lật đổ chế độ phong kiến. Nếu có ai bảo tớ đi trộm mộ của một người bình thường, tớ nhất định sẽ từ chối ngay, một phần là vì không có gì để trộm, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là vấn đề đạo đức như cậu vừa mới nói.” (*) Sĩ đại phu:có nghĩa là giai cấp quan lại hoặc những người có học thức, địa vị thời phong kiến. Tôi hỏi bằng giọng ngập ngừng: “Cậu làm thế không sợ bị báo ứng ư? Lỡ bị trời phạt thì phải làm thế nào?” Tôn Kim Nguyên lắc đầu, nói: “Đừng nói với tớ chuyện báo ứng, tớ không tin vào điều đó đâu. Hơn nữa, chủ nhân của những ngôi mộ bị trộm kia lúc sinh tiền có làm việc ác gì hay không thì chúng ta không thể nào biết được, nhưng cậu có từng xem những ghi chép về mặt này chưa. Sau khi chết, trong mộ của bọn họ có rất nhiều đồng nam đồng nữ bị đổ thủy ngân vào người, trông ai cũng sống động như thật. Có kẻ còn cho đào hố tuẫn táng bên ngoài mộ, trong hố chôn đầy bò dê heo ngựa, a hoàn, phu xe. Cho dù có báo ứng đi chăng nữa thì người phải chịu báo ứng chính la bọn họ, chính việc ác họ từng làm đã khiến mộ của bọn họ bị đào trộm như thế. Cho nên có thể nói người trộm mộ cũng giống như Robin Hood(*) hay là các hảo hán Lương Sơn Bạc, duy có một điểm khác biệt là bọn tớ chỉ cướp của người giàu chứ không chia cho người nghèo.” (*) Robin Hood là một nhân vật anh hùng trong văn học dân gian của Anh. Một cung thủ và kiến thức cừ khôi, ông được biết đến với việc “cướp của giết người giàu đưa cho người nghèo“. Tôi thở dài, nói: “Nhưng làm như vậy là phạm pháp đấy!” Tôn Kim Nguyên lặng im một lát rồi mới nói: “Điều này thì tớ biết, hơn nữa tớ còn biết rằng trộm mộ sẽ bị xử theo tội trộm cắp tài sản quốc gia. Một di vật văn hóa bị chôn vùi dưới đất sâu, quốc gia vốn không hề hay biết về sự tồn tại của nó, ấy thế mà khi những người trộm mộ bỏ không biết bao nhiêu công sức mang được nó ra ngoài, trả lại cho nó sự rực rỡ, huy hoàng vốn có, nó lại trở thành chứng cứ để định tội bọn họ. Vì việc này, tớ cảm thấy rất bất bình. Công quỹ của quốc gia bị người ta tham ô chiếm đoạt, đó là một hành vi trộm cắp hết sức rõ ràng, vì khi đó, tài sản quốc gia là hiện hữu, ấy vậy nhưng đa phần số tiền tham ô đều chắng thể thu về. Trong khi đó, di vật văn hóa lại là một thứ mà người ta không biết có thật sự tồn tại hay không rất có thể nó sẽ bị hủy đi trong một trận động đất nhẹ nhàng mà không mấy ai cảm nhận được. Do đó, cùng là tội trộm cắp nhưng tính chất và ý nghĩa của những việc làm phạm pháp này lại không hề giống nhau, và khi bị đưa vào nhà lao, điều kiện sinh hoạt của những người trộm mộ, nên tốt hơn của những gã tham quan ô lại mới đúng. Hơn nữa, những người trộm mộ cũng không phải là không có cống hiến gì. Đôi lúc, bọn họ có thể khiến những món bảo vật chuyên dụng của hoàng thân quý tộc được lưu truyền ra dân gian, khiến vô số món trân bảo tuyệt thế vốn bọ chôn vùi dưới đất sâu được thấy lại ánh mặt trời, từ đó giúp mọi người nhìn thấy sự rực rỡ của nền văn minh cổ đại. Xưa nay, đồ cổ đa phần đều có nguồn gốc từ người trộm mộ mà ra. Hành động của bọn họ có đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của ngành khảo cổ, ảnh hưởng về mặt học thuật có thể nói là vô cùng to lớn. Ngoài ra, tư liệu thẻ tre, thẻ gỗ rất nhiều lần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc, mà có lúc những thứ ấy lại được chính những người đào mộ phát hiện ra. Chẳng hạn như sự xuất hiện của ""Cấp trúng di thư(*)” vậy, đó thực sự là một điều may mắn lớn cho những người nghiên cứu về lịch sử văn hóa Trung Quốc.” (*) “Cấp trúng di thư” tức những cuốn sách được lưu lại trong ngôi mộ ở quận Cấp. Theo sử sách ghi lại, vào thời Tây Tấn, một người trộm mộ tên là Bất Chuẩn ở quận Cấp đã đào trộm một ngôi mộ cổ ở đương địa, lấy từ bên trong ra được mấy chục xe sách thẻ tre, chữ bên trên đều là kiểu chữ “nòng nọc” thời Chiến Quốc, cực kỳ khó đọc. Về sau, qua sự chỉnh lý của các học giả đương thời, chỗ sách thẻ tre đó được biên soạn lại cẩn thận, chi tiết, nội dung có khá nhiều chỗ khác với các ghi chép truyền thống, được dùng để hiệu đính hoặc chú thích cho các bộ sách đang lưu truyền rộng rãi đương thời. Thấy tôi cúi đầu trầm ngâm suy nghĩ, Tôn Kim Nguyên lại nói tiếp: “Cậu cứ liên tục nói về đạo đức và pháp luật, tiếc rằng lại chẳng biết thế nào là đạo đức và pháp luật. Khi con ngươi ta cần phải dùng đến đạo đức để ước thúc bản thân, vậy tức là bọn họ đã không tuân thủ đạo đức nữa rồi. Khi con người ta cần dùng pháp luật để bảo vệ bản thân, vậy thì bọn họ phải kiểm điểm để rồi tìm ra biện pháp tự giải thoát cho mình mới được. Kỳ thực, một người không tuân thủ đạo đức chưa chắc đã tệ hơn một người phải dùng đạo đức để ước thúc bản thân đâu.” Nghe cậu ta nói thế, tôi bất giác nghẹn lời. Đúng thế, ba, bốn chục năm nay, tôi vẫn luôn tuân thủ pháp luật nhưng đến cuối cùng lại rơi vào cảnh thất nghiệp, cuộc sống chẳng biết sẽ đi đâu về đâu, chi bằng lần này hãy buông tay mà liều một phen. Hơn nữa, tôi thứ nhất là không phóng hoả, thứ hai là không giết người, thứ ba là không cướp bóc gì của ai, có lẽ còn có thể khiến một số món bảo vật được xuất hiện lại trên đời nữa, tội gì mà không làm chứ? Tôi liền hồ hởi nói: “Được rồi, nể cái tài ăn nói của cậu, tớ đồng ý đi cùng cậu chuyến này! Có điều, tớ phải nói trước, cậu chớ nên làm việc gì quá đáng quá, bằng không, tớ không thể chấp nhận được đâu.”