Khi Nghi Lâm Gặp Đông Phương Bất Bại

Chương 4 :

Ngày đăng: 21:39 19/04/20


Edit: Dương Tử Nguyệt



Bộ khinh công sư phụ lưu lại tên là, Nghi Lâm thấy tên này thì cảm thấy loạn vô cùng, cô hối hận, hối hận lúc sư phụ giao quyển bí tịch này lại không thèm nhìn nó một cái!! Lăng Ba Vi Bộ đó!!! Là quyển bí tịch khinh công của phái Tiêu Dao trong truyền thuyết ở của lão Kim đó!!



Trời ạ, đây là mà!!!



Sau khi kích động một hồi, Nghi Lâm tự hỏi, cái Trường Sinh môn này có phải là môn phái nhỏ tách ra từ phái Tiêu Dao không? Nhưng không phải phái Tiêu Dao chỉ giỏi võ công thôi sao? Sao lại có y lý? Dĩ nhiên, bản bí tịch này cũng có thể là do sư phụ lượm được, ông lão không phải nói võ công là do mình tự học sao? Tóm lại đây là khả năng lớn nhất, cô cũng chỉ có thể YY [1] trong đầu một chút.



[1] tự sướng.



Nếu trước khi cô xuyên qua thì sẽ chẳng hiểu cái bí tịch này viết gì, giống kiểu bạn đọc sách trời vậy đó. Nhưng bây giờ, này chẳng qua là một chuyện nhỏ như ăn kẹo, những gì cô học trong hai năm nay cũng có cái này. Huống chi sư phụ cũng dạy cô một bộ nội công tâm pháp, tuy rằng không biết tên gọi của bộ nội tâm công pháp này là gì, nhưng sau khi luyện qua, việc đi đường thoải mái hơn trước rất nhiều, sức cũng có nhiều hơn, tuy chỉ tu luyện hai năm nhưng có thể xứng với kiếm pháp của phái Hằng Sơn, sau này ra ngoài vẫn có thể đánh được đám cướp.



Dĩ nhiên, đợi sau khi cô học xong bộ Lăng Ba Vi Bộ này… Hừ hừ…



Lăng Ba Vi Bộ lấy tám tám sáu bốn quẻ Kinh Dịch [2] làm cơ sở, người tu luyện dựa vào trình tự quẻ mà tăng lên sức mạnh, từ lúc bắt đầu cho tới cuối cùng sẽ tạo một cái vòng lớn. Trang đầu của bí tích có chú giải: [Người luyện Lăng Ba Vi Bộ cũng chính là dùng khí để bay. Không chỉ khinh công bình thường mà cả những khinh công chí thượng cũng chưa chắc sánh bằng. Người biết khinh công chẳng qua là dựa vào lực nhảy à nhảy, nhờ phản lực mà bay về trước, cũng dùng kỹ xảo để giảm trọng lực và âm thanh lúc tiếp đất. Bởi thế, người dùng khinh công thường chẳng qua là dùng lực để tung người. Người có khinh công tối thượng còn phối hợp kỹ xảo đề khí, chạy nhanh hơn, nhảy cũng cao hơn, nó còn được gọi là “Đạp Tuyết Vô Ngân” “Lục Địa Phi” “Thảo Thượng Phi”. Còn Lăng Ba Vi Bộ là dùng khí để bay lên, khoảng cách bay cao xa thì tùy vào trình độ công lực của người luyện, người luyện tới công lực cao thâm có thể bay qua sông núi và khe cố, thậm chí còn có thể bay xa hơn, khi bay toàn thân bất động, hai chân đạp trên không như đi trên mặt đất, tiêu sái không như đi trên không nên bộ công pháp này mới có tên là Lăng Ba Vi Bộ. Người luyện Lăng Ba Vi Bộ phải có công phu cao, có thể tùy thời mà dựa vào tính chất của nơi đó, sau đó phát ra loại khí có cùng tính chất với không khí nơi đó. Hai khí giống nhau sẽ khiến thân thể bay lên. Lại nói về việc đề khí, cơ thể con người tiến tới như đang bơi lội!] – Đây là nguyên văn trong phần miêu tả của Lăng Ba Vi Bộ, Nghi Lâm nhìn mà ngứa lòng, đáng tiếc nội công của cô quá kém, hiệu quả rất thấp, sau khi luyện hai ba tháng, tuy có thể bay trên không nhưng bộ pháp tinh diệu, người thường muốn bắt được cô cũng khó.



[2] Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.
Người Trung Quốc xem bệnh luôn nhìn y sư, khi chọn thầy thuốc, mặc kệ người đó cao bao nhiêu, trước tiên phải xem tuổi tác, tuổi càng lớn người ta càng cho rằng y thuật càng cao, ngược lại họ thấy không tin tưởng. Ở xã hội hiện đại đã vậy, ở cổ đại càng xem trọng tuổi tác.



Cái gọi không thể nhìn mặt bắt hình dong, ở trong trường hợp này không dùng được.



Nhà thôn trưởng ở phía Đông, lúc ba người tới, ông lão đã qua tuổi sáu mươi vô cùng hoan nghênh. Thôn Lê Hoa bọn họ luôn rất an bình, không có kẻ ác vào cướp của, tất cả đều do phái Hằng Sơn giúp đỡ, đương nhiên bọn họ không dám đắc tội với người của phái Hằng Sơn. Biết ý đồ của ba người, thôn trưởng đánh giá cô gái nhỏ xinh đẹp ở đối diện, tuổi đúng là quá nhỏ, nếu là người khác ông lão đã từ chối, nhưng mà ông rất tin phái Hằng Sơn, nghĩ tới người xuất gia luôn từ bi tốt bụng, cho nên tin tưởng bọn họ không nói đùa, cô gái nhỏ này hẳn có bản lĩnh, suy nghĩ một hồi mới gật đầu đồng ý.



Thấy trời sắp trưa, thôn trưởng đề nghị bọn họ ở lại dùng cơm, buổi chiều mở buổi chẩn bệnh. Nghi Lâm muốn gật đầu đồng ý, từ lúc trên núi xuống, đi lâu như thế, cô cảm thấy đói khát nhưng lại không thể làm chủ, nghiêng đầu nhìn về phía Nghi Quang. Hai tay Nghi Quang chấp thành chữ thập nói “Làm phiền thí chủ”. Nghi Lâm nghe xong thì vui vẻ khôn cùng.



Đây là lần đầu tiên cô ăn cơm ngoài phái Hằng Sơn, dĩ nhiên không mong thịt gà thịt vịt thịt bò, cho dù có cô cũng không dám ăn trước mặt Nghi Quang Nghi Mẫn, huống chi là không có! Thức ăn đều là đồ ăn chay, rau xanh, đậu cove, bánh bao, Nghi Lâm không ăn nhiều bởi vì không thể ăn, ở đây nấu không ngon bằng các sư tỷ ở phái Hằng Sơn, ăn rồi mới biết, có vẻ thức ăn mấy năm nay cô ăn đều rất đáng giá để nhớ lại.



Hai sư tỷ Nghi Quang Nghi Mẫn ăn giống bình thường, Nghi Lâm cảm thấy mình quá yếu ớt, nhưng cô thật sự chịu không nổi, hơn nửa trên đũa còn có mùi lạ khiến cô không thoải mái. Nói thẳng ra, cô gái nhỏ chính là người có bệnh sạch sẽ và rất thích soi mói.



Sau khi ăn xong, thôn trưởng đem ba người tới nhà của người thợ săn, ông nghĩ tới, hai ngày trước, thằng cháu Trương Nhị của ông lên núi săn thú bị thương chân, việc trị liệu cái này cũng không có kiêng kị gì nhiều, cho dù trị không được cũng không chết người, chẳng qua nghiêm trọng hơn một chút, đến lúc đó ông nhờ người trên trấn về trị lại cũng được. Dù sao, so với việc đắc tội đệ tử phái Hằng Sơn cũng tốt hơn. Huống chi, ông là chú của Trương Nhị, thân thích nhà mình cũng dễ hơn.



Nghi Lâm mà biết ý nghĩ của thôn trưởng có vẻ chất phác thành thật đi trưởng, hẳn không nói gì mà bỏ đi luôn, lòng tự trọng của cô gái này rất mạnh đó!