Khiêu Lương Tiểu Sửu Hỗn Thế Ký Hệ Liệt

Chương 1 : Tiết tử

Ngày đăng: 20:38 21/04/20


Huyện Bình Dương có một ngọn núi, dáng núi như chiếc ‘chung’, dân bản xứ liền gọi nó là núi Chung.



(*) chung là một loại đồ đựng dùng để đo ở thời cổ đại Trung Hoa, hình dáng từa tựa như chiếc lọ thắt cổ của Việt Nam ta.



Chân núi Chung có một thôn trang nhỏ, người họ La chiếm đa số cho nên gọi là La gia thôn.



Núi Chung tên thì to nhưng chẳng kề sát với ngọn núi hay con sông lớn nào, cao không quá tám trăm thước (240m), đi vòng quanh núi cũng chỉ mất nửa ngày đường. Cũng may là trên núi có nhiều cây cối, động vật sống trong núi cũng không ít, trong núi còn có khe suối, ruộng đất chân núi cũng coi như màu mỡ. Người La gia thôn sống dựa vào núi, cuộc sống cũng coi như qua ngày đoạn tháng.



Trong La gia thôn có một hộ gia đình, là dân bản xứ, người vợ là người chạy nạn từ bên ngoài tới, chủ nhà La Đại Phúc chưa từng ra khỏi làng, thấy Công Tôn thị rồi thì ‘ngỡ ngàng’, đón cả nhà người ta đến nhà mình sống, hiếu kính phụ mẫu Công Tôn thị hơn cả phụ mẫu mình.



Thường xuyên qua lại như thế, Công Tôn thị gả cho La Đại Phúc, hai nhà hợp thành một.



Sau khi Công Tôn thị gả cho La đại phúc thì sinh liền một mạch ba đứa, hai nam một nữ làm phụ mẫu La gia chỉ có độc một đứa con là Đại Phúc mừng rỡ cười toe toét.



Con trưởng của La đại phúc tên Truyền Sơn, đứa con thứ tên Truyền Hải, đứa con gái tên Truyền Vịnh[yǒng: mãi]. Dựa theo ý của Công Tôn thị thì có ba đứa con này rồi, trong nhà có thể sơn trân hải vị mãi không ngừng.



Đặt tên thế cho ba đứa con, thực ra không phải do Công Tôn thị thèm ăn, mà là cuộc sống của mỗi nhà trong La gia thôn chỉ có thể coi như sống tạm. Sau khi La Đại Phúc cưới Công Tôn thị, trong nhà liền có thêm ba miệng ăn phải nuôi. Sau khi sinh con ra rồi, nhà lại có thêm ba miệng ăn nữa. Dù cả nhà La Đại Phúc đều xuống ruộng lên núi làm quần quật cả ngày thì trong nhà cũng khó tránh khỏi việc thiếu ăn.



Cũng may bốn vị trưởng bối đều khỏe mạnh, họ đều có thể ra đồng làm việc, La Đại Phúc liền khai khẩn một miếng đất trong núi. Chờ ba đứa con ra đời hết, cuộc sống của La gia cũng dần dần an ổn. Cuộc sống không thể nói là dư dả, nhưng cơm cũng đủ no.



Hôm nay, La Công Tôn thị mang con theo người trong thôn cùng vào thị trấn. Một là vì lấy lông và da của động vật trong núi đổi chút muối và lá trà linh tinh, một là muốn tính mệnh cho bọn trẻ.



Chuyện là do nửa năm trước, La Công Tôn thị chợt nghe một cô gái là dâu cả của một nhà trong thôn kể với nàng, kể rằng trong thị trấn có một ông thầy tướng số mù rất linh, ngay cả vấn đề sinh nam hay sinh nữ cũng tính ra được, còn có thể giúp người ta tránh khổ sở đuổi tai ương. Trong thôn có rất nhiều người đã đi tính rồi, ai về cũng bản ông ấy tính đúng. Thế là Công Tôn thị cũng động lòng theo, cũng muốn để ông thầy bói mù xem mệnh cho ba đứa con của nàng coi sao.



Và thế là, hôm nay, cuối cùng cũng đợi được cơ hội, La Công Tôn thị liền bàn bạc với chồng, mang thổ sản vùng núi và hai đứa con trai theo xe ngựa của người trong thôn vào thành.


La Công Tôn thị suy ngẫm, không khỏi nghĩ đến sau khi mình sinh ra Truyền Sơn xong, trong nhà quả đúng là có một khoảng thời gian khó khăn chật vật, mãi đến khi sinh ra Truyền Hải, cuộc sống mới từ từ khôi phục như trước, mà nay cuối cùng cũng có thể mỗi ngày ăn đủ no. So sánh cách nói của người mù này, đúng là không sai chút nào.



Người vây xem xung quanh đột nhiên có người nói với giọng kinh ngạc: “Sao đạo trưởng lại biết hai đứa này ai là trưởng ai là thứ? Chỉ sờ xương và tay mà sờ ra được ư? Hai đứa này thoạt trông cũng sàn sàn nhau mà.”



“Đúng vậy, đúng vậy, thần kì thật đấy!” Nhất thời, tiếng kinh ngạc cảm thán vang lên không ngớt.



La Công Tôn thị đã thầm vô cùng tín phục người mù, tự nhiên đã sớm quên mình đã từng than phiền trách cứ Truyền Sơn không có dáng đại ca, thấy thầy tướng số mù này quả thực linh nghiệm như vậy, nhất thời vui buồn lẫn lộn, dắt hai đứa trẻ chả hiểu mô tê gì đi về nhà.



Và bởi vì ông thầy tướng số này, Truyền Sơn đáng thương từ nay về sau đã thành tai tinh trong những lời bàn tán. Hễ trong thôn xảy ra chuyện gì cũng phải dính dáng tới Truyền Sơn, cũng may Truyền Sơn có một đệ đệ phúc tinh, người trong thôn còn chưa đến nỗi muốn đuổi hắn ra khỏi La gia thôn. Nhưng dần dà lâu dài, đến ngay cả Truyền Sơn cũng coi mình như tai tinh. Nếu không phải La Đại Phúc và La Công Tôn thị cũng không bởi thế mà ghét bỏ đứa con này, đối xử với hắn vẫn như trước đây thì Truyền Sơn có khả năng đã phải trốn vào núi không ra rồi.



Cứ như thế, La Truyền Sơn suốt ngày trông sao ngóng trăng, ước gì cho thời gian là một bánh xe, lăn lộc cộc một phát đến thẳng năm 25 tuổi.



Vào năm 15 tuổi, bởi vì La Truyền Sơn thực sự không thể chịu đựng nổi ánh mắt nhìn hắn như nhìn ôn dịch của người trong thôn, liền thuyết phục cả gia đình, đăng ký tên phục binh thay cha hắn.



Cũng không biết ông thầy tướng số mù ấy có linh nghiệm thật như vậy hay không, Truyền Sơn cho rằng mình vào quân rồi, cái danh xui xẻo cũng cởi bỏ được. Ai mà ngờ…



Nê: mở một cái hố to thiệt là to, nhảy vào hố ngồi một thể đỡ đi la liếm hố khác, mấy năm nhỉ:))

Chú thích:

Thời gian trong câu chuyện này phân chia như sau:

Mười hai canh giờ.

Giờ Tý: 23h-1h | Giờ Sửu: 1h-3h | Giờ Dần: 3h-5h | Giờ Mão: 5h-7h | Giờ Thìn: 7h-9h | Giờ Tỵ: 9h-11h | Giờ Ngọ: 11h-13h | Giờ Mùi: 13h-15h | Giờ Thân: 15h-17h | Giờ Dậu: 17h-19h | Giờ Tuất: 19h-21h | Giờ Hợi: 21h-23h.

Một canh giờ chia làm tám khắc, một khắc là mười lăm phút.

Dưới khắc là tự, một tự là năm phút.

Dưới tự là giây, dưới giây là hốt.