Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307

Chương 1 : Kí Ức Của 1 Người Lính Trinh Sát Sư 307 (Phần 1)

Ngày đăng: 01:14 19/04/20


ĐƯỜNG LÊN BIÊN GIỚI



Ngày

20 - 10 - 1978 đơn vị Đoàn 860 QK5* vẫn sinh hoạt bình thường, chúng tôi vẫn ra

thị trấn Phú Tài (nay là phường Trần Quang Diệu - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định)

mua củi và chở về cho chị nuôi, (không hiểu sao nhà bếp toàn là nữ, chuyện này

có nhiều điều bí mật lúc nào sẽ kể…) hoàn toàn không biết rằng chiều nay lúc

hai giờ sẽ hành quân về biên giới Tây nam, và thật ra hồi đó chúng tôi cũng

không nghe gì về tình hình biên giới và mối quan hệ Việt Nam - Căm đang xấu đi.



* QK: quân khu (BTV Gác Sách)



Ngủ

dậy lúc một giờ và vẫn công tác bình thường, tôi được phân công chất lại đống củi

ban sáng mua về. Đang nghỉ giải lao thì nghe báo động, nhanh chóng chạy về C

mang ba lô tập hợp trên sân D. Một đoàn xe Zin130 dính đầy đất đỏ Bazan từ từ

vào cổng… Điểm danh… Lên xe… Khởi hành…



Ra

đến ngã ba Phú tài (giao lộ giữa QL1 và Đường xuống TP Quy nhơn về hướng đông)

tôi nhìn thấy ông cụ thân sinh tôi và cô ấy… (các bác đừng hỏi thêm nhé) đang

đi về hướng đơn vị tôi ở cũ, tôi chỉ kịp kêu tiếng “Cha ơi… Cha” và vẫy tay

nhưng không ai thấy, vì xe chạy khá nhanh (quên mất kêu tiếng Em ơi đến giờ vẫn

ân hận mãi). Ra đến cầu Bà Gi xe quẹo trái về hướng QL19 lên Tây Nguyên.



[Chúc

bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com -

gác nhỏ cho người yêu sách.]



Xe

vượt đèo An Khê, và đây là lần đầu tôi biết đèo là gì… Xe vượt đèo Mang Giang

và nghỉ chân trên đỉnh đèo ăn cơm chiều lúc năm giờ, ánh nắng đã nhạt dần và

tôi bắt đầu cảm thấy lạnh. Bữa chiều là một nắm cơm vắt ở giữa có miếng thịt

heo kho mặn, và thật tình chúng tôi cũng không ăn được vì đang trong trạng thái

bồn chồn... Cơm xong xe chạy tiếp, lúc này tôi mới ngoái cổ nhìn về hướng đông

quê hương Bình Định của tôi... chỉ còn là làn sương mờ giữa núi rừng trùng điệp...

Đến thị xã Gia Lai khi thành phố đã lên đèn và nhìn thành phố với cảnh tấp nập

của nó mà hồi tưởng lại tối hôm qua... Xe quẹo trái và chạy thẳng, trời Tây Nguyên
cánh rừng, đoàn quân chậm rãi tiến về biên giới. Đi được khoảng hơn một giờ thì

đến biên giới giữa hai nước, ghé vào đồn 23 nghỉ giải lao chứ không dám ở ngoài

rừng vì chúng mới đánh bọc hậu tối qua, được lệnh không đi theo trục QL19 vì có

khả năng địch đang phục, nên phải cắt rừng đi tiếp, lần đầu tiên mang nặng trên

vai đi đường dài ai cũng thấm mệt, lưng áo đã ướt đẫm, đang đi bỗng chốc súng nổ

chát chúa và đạn băng qua đầu, lính công binh f309 đi mở đường gặp địch nổ súng

cách đội hình khoảng 200 m, phân tán đội hình vào các gốc cây và các anh em

lính cũ quan sát để bắt liên lạc với f309 tiếng súng càng lúc càng lùi dần về

phía đội hình thì ra anh em c15 công binh của e31 bị địch vây đánh, mười lăm

tay súng cả cũ và mới chuẩn bị, nhưng may quá địch không dám tấn công thêm nữa

vì nó biết đã gần ra đường 19. Buộc phải quay lại biên giới chứ không thể đi được

nữa, tất cả vào các vị trí chiến đấu của đồn 23 chờ lệnh trên. Khoảng hơn một

giờ sau thấy có bộ đội xuất hiện phía trước và anh em CANDVT* ra hiệu bình tĩnh

vì F cho một c của e95 mở đường về biên giới, sau này mới biết là e31 đang di

chuyển quân từ Đức Cơ sang để chuẩn bị đánh điểm cao điểm 328 bắc đường 19, may

quá chừng, đội hình bám theo anh em 95 đi dọc theo đường 19, khi qua ngầm Ô Gia

Đao (Phum Kampa Du 2 có dòng suối cắt qua đường 19) một cảnh tượng quá sốc khi

thấy có tám tử sĩ đã bỏ trong bọc ni lông để nằm kề bên suối chờ xe thông đường

chở về nghĩa trang Đức Cơ, đây là trận địa pháo của mặt trận chi viện cho các

đơn vị nhưng cũng bị địch tập kích liên tục, chúng đánh theo kiểu đeo bám tới

cùng. Đơn vị trinh sát của f307 nằm ở Pu nhai nam đường 19 cạnh E bộ E95, lực

lượng đi phối thuộc cùng e95 khoảng mười lăm người phụ trách là anh Trường c

trưởng, thấy lính bổ sung cho đơn vị anh có vẻ vui hẳn lên dù không nhiều lắm

chỉ hai mươi anh em, anh khẩn trương phân tán về các hầm vì mới ngày hôm qua nó

cối vào đây làm bị thương một anh lính năm 1976 do chủ quan. Lúc này tiếng súng

gần như nổ xung quanh liên tục, và thỉnh thoảng pháo 105 của trận địa pháo bên

cạnh nhả đạn, toàn bộ đơn vị đều trú ẩn trong hầm và khi có chuyện thì ra hào

chiến đấu hoặc nếu pháo kích thì chui vào hầm chữ A. Đang là mùa mưa nên hầm bị

ngập nước anh em phải chặt cây bó thành bó bõ xuống mặt hầm để di chuyển qua lại.

Ổn định xong thì anh em được lệnh nghỉ ngơi, anh nuôi nấu thêm mấy xuất cơm chứ

không dùng cơm nắm và món ăn đầu tiên đời lính biên giới là thịt bò hộp Trung Quốc

loại 400 g và canh thịt gà hộp nấu với lá giang rừng. Cả buổi chiều phải mấy lần

chui xuống hầm vì nó bắn cối vào xung quanh đơn vị. Chiều đến ăn cơm sớm và

phân công gác đêm, ưu tiên cho lính mới được nghỉ sau một chặng đường dài vượt

biên ra ngoại quốc. Và đêm ấy là đêm đầu tiên ngủ hầm, giấc ngủ được ru bằng những

tiếng nổ của các loại đạn nổ xung quanh…