Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307

Chương 14 :

Ngày đăng: 01:14 19/04/20


NHỮNG NGÀY CHUẨN BỊ CHO CHIẾN DỊCH.



Khi

ngang qua đơn vị cũ (trước khi về Đức Cơ), anh Trường cho xuống xe và đi bộ

vào, thấy có một số anh em lạ, tưởng là tân binh, ai dè... đây là đơn vị của tỉnh

đội Đắc Lắk, chúng tôi hỏi, thì các anh không biết, đơn vị ở đây giờ chuyển đi

đâu rồi… lại vòng ra đường 19 khi trời đã gần tối… hỏi các anh pháo Quân khu,

thì được trả lời là f bộ 307 đã chuyển lên khu vực ngã ba Công Hương, trời thì

tối nên phải ở lại đơn vị pháo… sau nhờ đơn vị pháo binh điện cho sư đoàn để

báo cáo tình hình… Sư đoàn điện cho chúng tôi ở lại đơn vị pháo chờ có lệnh mới...

Thịt bò của anh em 95, con Mểnh của anh em đồn 23, phải nhờ anh nuôi đơn vị bạn

luộc lại, và cũng hào phóng để lại cho anh em một ít gọi là quà quê hương… Hai

mươi cây số ngày ấy nghe xa vời vợi, mang dấu ấn của chiến chinh, bên nầy là cuộc

chiến không hiểu đi về đâu, bên kia cách 15 – 20 km là đất mẹ Việt Nam, mảnh đất

mà chúng con phải chiến đấu giữ gìn vì cuộc sống thanh bình của nhân dân. Anh

em pháo nhường cho chúng tôi nguyên một căn hầm, âm xuống mặt đất khoảng 3 m,

chỉ cột võng chứ không có sạp tre hay giường gì cả, tranh thủ nấu cơm và ăn cơm

xong, chúng tôi lên võng và chỉ đong đưa một chút là tất cả ngủ sau một ngày

gió bụi trên đường... Ban đêm chúng tôi thức giấc hai lần, do pháo binh chi viện

cho một đơn vị của f309 bị địch tập kích, mỗi lần khoảng 50 – 60 quả… vẫn ngủ

tiếp… vì xung quanh đơn vị pháo là các đơn vị đóng dày đặc, con kiến chui qua

còn không lọt huống chi là Pốt.



Tảng

sáng, lại một đợt pháo nữa, đợt này bắn hơi xa tiếng nổ nghe rất nhỏ, anh em PB

bảo, bắn cầm canh theo yêu cầu của QK. Khoảng tám giờ sáng, trợ lí tác chiến Sư

đoàn Thượng úy Khoa trên đường công tác với e94, ghé và điện cho xe Sư đoàn đến

đón, lên xe mới biết tối qua thì các Sếp nhà ta sợ chúng tôi đi luôn đêm về đơn

vị nên phải ra “ lệnh.” Lúc này đường 19 gần như là của ta, hai bên đường các
rồi, khi chúng tôi đến chơi, em nào cũng nói có mấy anh trinh sát f đến đây,

chơi với bọn em mấy ngày vui lắm, rồi đi biệt tới giờ chưa thấy.” Tôi đâu biết

rằng phía sau đội hình d3 là d1, tôi có một lá thư của một em 746 viết kín bốn

trang giấy học trò, gửi cho một anh c1 đồng hương với tôi.



Được

đi cùng với các Thủ trưởng, nên thời kì này chúng tôi cũng đỡ vất vả nhiều,

không khí chuẩn bị cho chiến dịch quá là khẩn trương, các đơn vị bước vào cuộc

chiến này với một tinh thần chiến đấu rất cao, lãnh đạo đến các đơn vị chỉ đạo

trực tiếp, cũng như giải quyết tại chỗ những khó khăn của họ, là anh lính quèn

đi theo các Thủ trưởng nên cũng thơm theo… hưởng sái cũng được kha khá… chỉ vì

họ thông cảm nỗi truân chuyên, vất vả của người lính trinh sát Sư đoàn, anh em

nam còn vậy huống hồ chi các ẻm của 746 và 331 ở Đắc Đoa, làm sao nghe cuộc đời

trinh sát mà không động lòng…



Một

buổi tối anh Trường đi giao ban về, có mang theo thư của anh em, tôi được hai

lá, một bóng hồng ở quê nhà “nơi quê hương em bước vào vụ mới.”



“…

Hằng ngày khi ra đồng, em thấy cha mẹ anh luôn nhìn về hướng Tây xa xôi, với

đôi mắt đượm buồn, mong nhớ về người con trai của mình nơi đó, và từ ngày anh

đi, em cảm nhận được tình thương của cha mẹ anh đối với em, các anh chị ở Quy Nhơn

về thăm, có quà gì ngày hôm sau ra đồng em cũng có như vậy, Mẹ anh dạo này hay

thường xuyên tâm sự với em, về những cảnh đời anh đã vượt qua từ thuở ấu thơ,

là đứa con duy nhất của làng quê nghèo Mỹ Cát, Phù Mỹ thi đậu vào trường Trung

học Cường Để Quy Nhơn niên khóa 1970 – 1971, ngôi trường danh giá, mà bất cứ một

học sinh nào của tỉnh Bình Định thời đó, cũng đều mơ ước được bước chân vào... với

bình cà rem trên vai, đi dọc đường rầy xe lửa từ ga Quy Nhơn đến ga Diêu Trì

trong cái nắng trưa gay gắt... của gió bụi miền trung… của hơi nóng bốc lên từ

những thanh ray… để hoàn thành chương trình phổ thông.



Cổng

trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã khép lại với anh, từ thành phố anh lại về với

những cánh đồng muối quê mình, và chính nơi này chúng mình đã gặp nhau, và rồi

anh ra đi, bỏ lại sau lưng tất cả với trăm nhớ ngàn thương…”